Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT cho Việt Nam

Ngày 21/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) phối hợp cùng Tổ chức tiên phong CNTT thành phố Sapporo – Nhật Bản (Sapporo IT Front - SITF) tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án đào tạo CNTT cho Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dự kiến sau khi kết thúc dự án, sẽ có 10 giảng viên, trên 130 kỹ sư nguồn được đào tạo.

Với tên gọi “Tăng cường môi trường giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có tiềm lực cạnh tranh cho ngành CNTT tại Hà Nội” (Educational environment reinforcement project for IT engineers as “immediate assets’ in Hanoi, Vietnam), dự án do Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, kéo dài trong vòng 3 năm từ 2014 – 2016 với tổng kinh phí hỗ trợ là 60 triệu Yên. Các cơ quan trực tiếp triển khai dự án là Thành phố Saporo, SITF và VINASA.

Nội dung dự án bao gồm các hoạt động: xây dựng giáo trình và chương trình đào tạo phù hợp cho Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các giảng viên nguồn và các kỹ sư nguồn cho các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam.

Dự kiến sau khi kết thúc dự án, sẽ có 10 giảng viên, trên 130 kỹ sư nguồn được đào tạo. Đối tượng đào tạo của dự án là các giảng viên CNTT của các trường, các doanh nghiệp Việt Nam và các kỹ sư CNTT đang làm việc tại các công ty phần mềm, CNTT tại Hà Nội, bao gồm những kỹ sư đã có kinh nghiệm công tác 3 – 5 năm để bồi dưỡng thành các quản lý dự án hay người thiết kế hệ thống, và các kỹ sư mới ra trường để bồi dưỡng thành nhân lực có tầm nhìn, kỹ năng tốt hơn về CNTT có thể sẵn sàng làm việc ngay cho các doanh nghiệp. Các giảng viên và kỹ sư nguồn sẽ là đội ngũ nòng cốt để tiếp tục chương trình bồi dưỡng, đào tạo những người tiếp theo tại các doanh nghiệp, qua đó phát triển nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Tổng thư ký điều hành VINASA cho biết: “Dự án có ý nghĩa rất lớn và rất thiết thực trong việc hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam nói chung và phục vụ đắc lực cho hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản nói riêng. Việc JICA tài trợ cho dự án này cho thấy sự quan tâm của Nhật Bản tới nhu cầu và triển vọng hợp tác CNTT giữa doanh nghiệp 2 nước”.

Trong những năm gần đây, hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển rất nhanh chóng. Năm 2012 Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật về gia công phần mềm. Do tình trạng thiếu hụt nhân lực của các doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, nên nhân lực CNTT luôn là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt trong hợp tác giữa doanh nghiệp CNTT hai nước.

Theo số liệu công bố, đào tạo đại học và cao đẳng chuyên ngành CNTT tại Việt Nam chiếm 10.83% tổng chỉ tiêu cao đẳng-đại học. Số lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp đạt 40 ngàn/năm và hiện có khoảng 170 ngàn sinh viên đang học ngành CNTT.

Quy mô số lượng sinh viên CNTT ở Việt Nam là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của các kỹ sư CNTT Việt Nam là trình độ, kỹ năng được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản. Do vậy, dự án do VINASA và SITF triển khai sẽ là mô hình mới để bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ kỹ sư CNTT Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp, làm nền tảng để mở rộng hợp tác giữa doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2003 – 2006, Chính phủ Nhật Bản thông qua sự phối hợp của VINASA đã triển khai chương trình cấp học bổng đào tạo kỹ sư cầu nối tại Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình đã đào tạo trên 110 kỹ sư, trở thành nguồn vốn nhân lực quý góp phần vào sự bùng nổ hợp tác CNTT giữa doanh nghiệp 2 nước, đưa Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản về gia công phần mềm vào năm 2012.

Theo khảo sát nhanh của VINASA tại gần 40 doanh nghiệp CNTT Việt Nam, các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Nhật Bản trong năm 2012, 2013 đều đạt mức tăng trưởng cao từ 30 – 50%, trong đó có doanh nghiệp đạt 200% so với năm trước.

An Thao

Xem nhiều

Đọc thêm

Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Siêu mẫu Minh Tú, ca sĩ Hòa Minzy cùng dàn Hoa hậu, Á hậu chúc mừng Thùy Tiên ra mắt vai diễn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Tạo Google Form trên điện thoại và máy tính rất đơn giản, nhưng đôi khi vẫn gây khó khăn. Cùng tìm hiểu cách tạo biểu mẫu và khảo sát qua ...
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?

Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?

Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục trên 92.000 USD, khi Trump Media and Technology gần hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ cổ phiếu của Bakkt.
Đại hội Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: Hy vọng một tương lai tốt đẹp

Đại hội Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: Hy vọng một tương lai tốt đẹp

Khoảng 230 đại biểu và các khách mời đã tới dự Phiên toàn thể Đại hội Đại biểu Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động