Nhật Bản mời Việt Nam tham dự G7 mở rộng: Sẽ tạo ra tiền lệ tốt

Phương Hằng
Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nhiệm kỳ 2015-2018, đã có những phân tích về chuyến đi có ý nghĩa quan trọng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hiroshima (Nhật Bản). (Nguồn: TTXVN)
Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam là một trong 8 nước được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, không phải là Chủ tịch ASEAN như Indonesia hay đại diện của một tổ chức đa phương nào, vì sao Nhật Bản lại lựa chọn Việt Nam, thưa Đại sứ?

Đây là lần thứ hai liên tiếp Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Lần đầu tiên là vào năm 2016 khi đó Nhật Bản cũng là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G7 và Nhật Bản là nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Có mấy lý do chính như sau:

Thứ nhất, việc Nhật Bản tiếp tục mời Việt Nam tham dự G7 mở rộng thể hiện chính sách nhất quán của lãnh đạo Nhật Bản qua các thời kỳ là rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và cả ở tầm quốc tế, toàn cầu nói chung.

Nhật Bản mời Việt Nam tham dự G7 mở rộng: Sẽ tạo ra tiền lệ tốt
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. (Ảnh: CP)

Chủ đề của Hội nghị G7 lần này là “Hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, với một loạt các nội dung quan trọng như ổn định an ninh khu vực và quốc tế, an ninh năng lượng, lương thực, y tế, phát triển và bình đẳng giới.

Qua việc mời Việt Nam tham dự, Nhật Bản cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đồng thời Nhật Bản tin rằng Việt Nam có thể có những đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị với tư cách là một nước đang phát triển có tiếng nói xây dựng và hành xử có trách nhiệm trước các vấn đề, thách thức chung với cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện những thoả thuận cấp cao giữa hai nước, trong đó có thoả thuận sẽ tăng cường sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Chúng ta biết G7 bao gồm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với tổng GDP của các nước G7 gộp lại là 40.000 tỷ USD, bằng 1/2 GDP toàn cầu; có tiếng nói toàn cầu không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực an ninh hay ứng phó với thách thức toàn cầu.

Việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự G7 mở rộng là sự ủng hộ thiết thực của Nhật Bản, giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa vai trò và vị thế quốc tế của mình, tạo cơ hội để chúng ta truyền tải những thông điệp đối ngoại quan trọng và cùng tham gia trao đổi về cách thức ứng phó với những thách thức toàn cầu về an ninh, chính trị và kinh tế, các thách thức phi truyền thống mới nổi…

"Việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự G7 mở rộng là sự ủng hộ thiết thực của Nhật Bản, giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa vai trò và vị thế quốc tế của mình".

Thứ ba, việc này sẽ tạo tiền lệ tốt để các nước G7 khác cân nhắc việc tiếp tục mời Việt Nam tham dự khi họ là nước chủ nhà đăng cai.

Thực tế đã chứng minh điều đó. Sau khi Nhật Bản lần đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm 2016, Canada cũng đã mời Thủ tướng Việt Nam tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng năm 2018 khi Canada là nước chủ nhà của Hội nghị.

Khi nói về chuyến đi này của Lãnh đạo ta, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã nói rằng đây là dấu mốc quan trọng để nâng cấp quan hệ song phương, Đại sứ nhận định như thế nào?

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản lần này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ ở khía cạnh đa phương với các nước G7 mà cả ở khía cạnh song phương trong quan hệ với Nhật Bản.

Chuyến thăm làm việc Nhật Bản lần này của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có rất nhiều các hoạt động thiết thực để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2023).

Lãnh đạo hai nước đều khẳng định quan hệ hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng và trên tinh thần “Tình cảm, Chân thành và Tin cậy”. Đồng thời lãnh đạo hai nước cũng đánh giá tiềm năng tăng cường hợp tác hơn nữa trên mọi mặt còn rất lớn, như lời Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhận xét là “không giới hạn”.

Trong chuyến thăm làm việc này, tôi tin chắc rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ có các buổi tiếp xúc, trao đổi với Thủ tướng Kishida Fumio và các lãnh đạo khác của Nhật Bản về các định hướng quan trọng nhằm phát triển thực chất và hiệu quả hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới, đặc biệt là ở thời kỳ “hậu Covid-19”.

Được biết doanh nghiệp hai nước cũng nhân dịp chuyến thăm này sẽ có các cuộc gặp gỡ, bàn thảo về các cơ hội làm ăn, hợp tác cùng có lợi trong những năm tới.

Đại sứ kỳ vọng như thế nào về chuyến đi lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính ở cả bình diện song phương và đa phương?

Tôi tin rằng chuyến đi lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thành công rất tốt đẹp ở cả bình diện song phương và đa phương. Đây cũng là dịp rất tốt để Thủ tướng ta có các cuộc gặp song phương bên lề với lãnh đạo một số nước G7, các tổ chức quốc tế và các nước khách mời khác nhằm thúc đẩy các nội dung hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các nước liên quan.

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lớn nhất trong năm sẽ diễn ra tại Tokyo vào đầu tháng 6

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lớn nhất trong năm sẽ diễn ra tại Tokyo vào đầu tháng 6

Ngày 15/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức họp báo công bố Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lớn ...

Báo Nhật Bản: Thượng đỉnh G7 sẽ ra tuyên bố riêng về Ukraine, các nước thứ ba bị nhắm mục tiêu

Báo Nhật Bản: Thượng đỉnh G7 sẽ ra tuyên bố riêng về Ukraine, các nước thứ ba bị nhắm mục tiêu

Báo Yomiuri số ra ngày 18/5 đưa tin, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản ...

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu: Công tác đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu: Công tác đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về ...

Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình bản sao Thư ủy nhiệm tới Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori

Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình bản sao Thư ủy nhiệm tới Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori bày tỏ tin tưởng Đại sứ Phạm Quang Hiệu sẽ hoàn thành tốt sứ mệnh được giao, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công ...
Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU tìm cách lôi kéo Camavinga, Man City muốn có Musiala, Antoine Griezmann xem xét gia nhập bóng đá Mỹ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao ở Biển Đông trong khi Ngoại trưởng Nga cảnh báo có yếu tố đáng lo ngại ở bán đảo Triều Tiên ...
8 bí quyết giúp phụ nữ trẻ hơn, khỏe hơn

8 bí quyết giúp phụ nữ trẻ hơn, khỏe hơn

Muốn trẻ khỏe, phụ nữ cần duy trì thái độ sống tích cực, chế độ ăn lành mạnh, ngâm chân, uống đủ nước...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch ...
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Dennis Francis bày tỏ lòng thương tiếc và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của cá nhân ông, cùng toàn thể ĐHĐ LHQ tới ...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngoại giao mang bản sắc cây tre Việt Nam đã tạo bước ngoặt mang tính lịch sử

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngoại giao mang bản sắc cây tre Việt Nam đã tạo bước ngoặt mang tính lịch sử

Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đã mở sổ tang và tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đảng cộng sản Chile tôn vinh 'hình mẫu người cộng sản lỗi lạc' Nguyễn Phú Trọng

Đảng cộng sản Chile tôn vinh 'hình mẫu người cộng sản lỗi lạc' Nguyễn Phú Trọng

Đảng cộng sản Chile tôn vinh 'hình mẫu người cộng sản lỗi lạc' Nguyễn Phú Trọng
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania.
Bí thư Thành ủy Thượng Hải đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bí thư Thành ủy Thượng Hải đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải tổ chức lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tiếp tục triển khai biện pháp bảo hộ công dân vụ người Việt tử vong ở Bangkok

Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tiếp tục triển khai biện pháp bảo hộ công dân vụ người Việt tử vong ở Bangkok

Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan hỗ trợ lo hậu sự cho các nạn nhân thiệt mạng tại khách sạn Grand Hyatt Erawan, Bangkok, Thái Lan
Việt Nam triển khai công tác bảo hộ công dân liên quan vụ việc 4 người Việt thiệt mạng tại Thái Lan

Việt Nam triển khai công tác bảo hộ công dân liên quan vụ việc 4 người Việt thiệt mạng tại Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi về vụ việc nhóm 6 người, trong đó có 4 người Việt Nam, thiệt mạng tại Thái Lan.
Vụ 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Thái Lan: Đại sứ quán sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân

Vụ 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Thái Lan: Đại sứ quán sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân

Đó là khẳng định của Đại sứ Phạm Việt Hùng về vụ 6 người nước ngoài, trong đó có 4 công dân Việt Nam, tử vong tại Khách sạn ở Bangkok, Thái Lan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin vụ việc 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok, Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin vụ việc 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok, Thái Lan

Theo thông tin mới nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, các cơ quan chức năng Thái Lan cho biết 4 trong 6 người tử vong là công dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam đang xác định nhân thân của các nạn nhân liên quan đến vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở Bangkok

Đại sứ quán Việt Nam đang xác định nhân thân của các nạn nhân liên quan đến vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở Bangkok

Đại sứ Phạm Việt Hùng cùng cán bộ Đại sứ quán đã đến hiện trường và đang phối hợp làm rõ thông tin, xác định nhân thân của các nạn nhân.
Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân

Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân

Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện đang nỗ lực triển khai bảo hộ công dân nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả...
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động