Nhật Bản tập trận chung với Mỹ, Australia

Tháng 7/2015, quân đội Nhật Bản sẽ lần đầu tham gia tập trận của Mỹ và Australia, một dấu hiệu cho thấy nỗ lực tăng cường liên kết an ninh giữa ba nước trước những hành động của Trung Quốc thời gian gần đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu khu trục HMAS Sydney của Hải quân Hoàng gia Australia đến Nhật Bản 10/2012.

Trong khi chỉ có 40 sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập quy tụ đến 30.000 binh sĩ Mỹ và Australia, các chuyên gia nhận định rằng động thái này cho thấy Washington muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh an ninh ở châu Á. Trang web của Lực lượng Quốc phòng Australia cho biết các quân nhân Nhật Bản dự kiến sẽ nhập cùng lực lượng Mỹ trong khi 500 lính New Zealand sẽ tham gia không chính thức vào đội hình của Australia.

Cuộc tập trận “Talisman Sabre”, diễn ra hai năm một lần, sẽ được tổ chức tại nhiều địa điểm quanh Australia, với các nội dung như hoạt động trên biển, diễn tập đổ bộ, chiến thuật lực lượng đặc biệt và chiến tranh đô thị.

"Mỹ đang cố gắng để giúp các đồng minh của mình làm được nhiều hơn. Có một sự đối xứng rõ ràng giữa Nhật Bản như mỏ neo phía trên của liên minh phương Tây Thái Bình Dương và Australia như mỏ neo phía Nam", Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney cho biết.

Cả ba quốc gia đều công khai tuyên bố quan ngại về tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông, khi Trung Quốc ồ ạt bồi đắp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ một khi hoàn thành các công trình xây dựng, trong đó có ít nhất một đường băng quân sự, Trung Quốc có thể áp đặt một vùng hạn chế trên không và trên biển quanh Trường Sa.

Nói với phóng viên Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bác bỏ thông tin cho rằng cuộc tập trận trên nhằm vào Trung Quốc. Ông cho hay Tokyo đơn giản chỉ muốn cải thiện hợp tác quân sự với Washington và Canberra.

Hợp tác an ninh giữa Canberra và Tokyo đã phát triển mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng Tony Abbott và Shinzo Abe. Nhật Bản hiện được coi là ứng viên hàng đầu để giành chiến thắng hợp đồng cung cấp tàu ngầm thế hệ tiếp theo cho hải quân Australia với sự công khai ủng hộ của Washington.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các đồng minh của Washington trong lời điều trần tại Thượng viện Mỹ trong tháng này.

"Trong một số trường hợp, hợp tác này mang lại lợi ích trực tiếp cho công việc của chúng tôi về an ninh hàng hải. Để mở rộng tầm với của liên minh, chúng tôi đang bắt tay vào hợp tác ba bên”, ông David Shear nói.

Chiến thắng trong thương vụ tàu ngầm sẽ là một sự thúc đẩy lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản và có khả năng mở đường cho việc bán vũ khí tiên tiến của Nhật Bản sang các nước như Philippines và Việt Nam, vốn đang có tranh chấp căng thẳng với Bắc Kinh trên Biển Đông.

N.B (theo Reuters, Japan Today)

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động