Nhật Bản và công cuộc sửa đổi Hiến pháp

Trước những thay đổi căn bản của cục diện thế giới, sự cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang dần hiện thực hóa việc sửa đổi bản “Hiến pháp hòa bình”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap Nhật Bản quyết kích kinh tế bằng biện pháp táo bạo
nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap Nhật Bản: Kẻ tấn công bằng dao từng đe dọa giết người khuyết tật

Không còn phù hợp

Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, Mỹ (là một trong những nước thắng trận) đã thay Nhật Bản lập ra hiến pháp với tên gọi: “Hiến pháp hòa bình” (có hiệu lực từ năm 1947). Bản Hiến pháp này còn được biết đến với tên là “Hiến pháp MacArthur” vì nó do Tướng Douglas MacArthur - Tư lệnh quân Mỹ tại Nhật Bản lúc đó soạn thảo. Mục đích của Hiến pháp hòa bình là nhằm loại bỏ nguy cơ tái xuất hiện của một Phe Trục mới trong tương lai.

nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap
Biểu ngữ trong một cuộc biểu tình phản đối sửa đổi Hiến pháp hòa bình Nhật Bản tại Tokyo ngày 30/06/2014. (Nguồn: Reuters).

Tuy nhiên, ý đồ của Mỹ lúc đó tuy sâu mà không xa, bởi chỉ mấy chục năm sau, khi Nhật trở thành đồng minh thân cận của Mỹ thì chính điều luật này lại là thứ “trói chân, trói tay” Tokyo trong việc trợ giúp người đồng minh Washington về mặt quân sự.

Đặc biệt, Điều 9 của Hiến pháp nêu rõ: “Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.

nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuất hiện tại một buổi vận động cho cuộc bầu cử Thượng viện. (Nguồn: WSJ).

Như vậy, có thể thấy rõ ràng là “Hiến pháp hòa bình” đã hạn chế đáng kể chính sách phát triển quốc phòng của Nhật Bản trong bối cảnh nó ngày càng cần được mở rộng. Chừng nào còn “Hiến pháp hòa bình” thì chừng đó Nhật Bản chỉ có thể tăng cường sức mạnh quốc phòng của mình ở mức hạn chế.

Sau gần 70 năm thực hiện “Hiến pháp hòa bình”, trước những thay đổi to lớn của tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đã tỏ rõ mong muốn sửa đổi bản Hiến pháp nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế. Người đi đầu trong xu thế cải cách Hiến pháp này chính là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Từ lâu, ông Abe đã bày tỏ quan điểm rằng Nhật Bản cần có một bản Hiến pháp do “chính tay người Nhật” xây dựng để trở thành “một nước có chủ quyền thực sự”.

Vô vàn rào cản

Tuy nhiên, việc sửa đổi Hiến pháp ở Nhật Bản không hề đơn giản khi phải vượt qua nhiều rào cản lớn.

Thứ nhất, bất cứ thay đổi Hiến pháp nào cũng cần 2/3 số phiếu tại hai viện Quốc hội thông qua. Thứ hai, những thay đổi này chỉ trở thành luật nếu được đa số phiếu thông qua tại một cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc.

Thêm vào đó, ý tưởng này cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập và một bộ phận dân chúng Nhật Bản. Họ cho rằng Nhật Bản có được sự trỗi dậy về mặt kinh tế như hiện nay là nhờ vào ý tưởng kiên trì phát triển hòa bình, đứng ngoài các cuộc tranh chấp xung đột, tập trung tinh lực để phát triển kinh tế và lấy nâng cao đời sống nhân dân làm cốt lõi. Hơn nữa, họ lo ngại rằng việc sửa đổi Hiến pháp sẽ dẫn đến việc tiền thuế của người dân sẽ được sử dụng vào tăng cường quân đội thay vì cho phúc lợi xã hội như hiện nay.

Năm 2012, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã công bố bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong đó đề xuất một loạt những thay đổi để đáp ứng “yêu cầu của thời đại” và “phản ánh rõ hơn lịch sử và văn hóa Nhật Bản vốn tôn trọng sự hài hòa”. Bản dự thảo này cũng nhấn mạnh và đề cao ba nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp thời hậu chiến là chủ quyền, chủ nghĩa hòa bình và tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên, các đảng đối lập và một số học giả cảnh báo rằng những thay đổi này có thể không chỉ hủy hoại chủ nghĩa hòa bình nêu trong Hiến pháp mà còn biến Nhật Bản thành một đất nước quá chú trọng vào quyền lực nhà nước và trật tự xã hội thay vì các quyền lợi cá nhân.

Tất nhiên, vấn đề “nhạy cảm” nhất vẫn nằm ở việc sửa đổi Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, LDP đã xóa bỏ việc “cấm” Nhật Bản tính đến phương án chiến tranh, cũng như những hạn chế mà bản Hiến pháp thời hậu chiến đã áp đặt đối với việc thực thi quyền phòng vệ của Nhật Bản, trong đó có quyền phòng vệ tập thể, hoặc bảo vệ đồng minh cả trong những trường hợp Nhật Bản không phải là mục tiêu bị tấn công trực tiếp. Đề xuất này lại càng khiến phe đối lập sục sôi, nhất là sau khi nhiều chính đảng không hài lòng với việc Quốc hội nước này thông qua Luật an ninh vào năm ngoái, cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể, dù vẫn còn ở mức hạn chế.

Bên cạnh đó, bản dự thảo cũng bổ sung một “điều khoản khẩn cấp” cho phép Thủ tướng có nhiều quyền hạn hơn trong các trường hợp như thiên tai nghiêm trọng hoặc Nhật Bản bị nước khác tấn công vũ trang. Điều khoản này cũng có thể bao gồm cả việc cho phép Nội các ban hành các sắc lệnh có hiệu lực pháp lý và buộc người dân “phải tuân thủ sự chỉ đạo của nhà nước và các cơ quan công quyền khác” để bảo vệ sinh mạng và tài sản khi Thủ tướng tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Tuy nhiên, không ít người quan ngại những sửa đổi như vậy có thể đồng nghĩa với việc dỡ bỏ những quy định hạn chế quyền lực của Chính phủ trong Hiến pháp. Ngoài ra, các điều khoản của bản dự thảo Hiến pháp cũng tăng cường một số quyền lợi cho người dân và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải cách hiến pháp, ông Shinzo Abe chắc chắn đã lường trước được con đường chông gai phía trước. Khi đưa ra bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vị Thủ tướng Nhật Bản xác định không kỳ vọng nó “sẽ được thông qua một cách suôn sẻ”, đồng thời bày tỏ thiện chí sẵn sàng xúc tiến các cuộc thảo luận nhằm hướng tới một bản Hiến pháp được đông đảo người dân chấp nhận.

Chiến thắng mở đường

Trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản diễn ra hôm 10/7 vừa qua, liên minh cầm quyền của đảng LDP và đảng Komeito đã giành chiến thắng áp đảo. Thắng lợi này được đánh giá sẽ mở đường cho việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản bởi LDP cùng đảng đối tác Komeito của ông Shinzo Abe trong liên minh cầm quyền và những lực lượng ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp đã giành được 2/3 trong 242 ghế Thượng viện. Theo đó, trên nguyên tắc, họ đã có thể tổ chức trưng cầu dân ý để sửa đổi Hiến pháp.

Các nhà quan sát dự kiến Thủ tướng Shinzo Abe sẽ bắt đầu xúc tiến thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp trong phiên họp Quốc hội bất thường vào mùa Thu tới. Trọng tâm của việc sửa đổi Hiến pháp vẫn là điều 9 và chắc chắn Thủ tướng Nhật Bản sẽ hành động hết sức cẩn trọng. Nhiều chuyên gia tin rằng đảng LDP có thể sẽ xúc tiến chiến lược sửa đổi Hiến pháp theo từng giai đoạn. Ban đầu Chính phủ của ông Abe đề xuất sửa đổi Hiến pháp với lý do để đối ứng với những tình huống nguy cấp như tai nạn nghiêm trọng, sau đó tiếp cận điều khoản trọng tâm trong Hiến pháp.

“Chúng ta đang nói về quá trình chính trị đầy tranh cãi và hết sức phức tạp của Nhật Bản. Sẽ rất khó để đoán được ông Abe hiện đang có thể làm gì và muốn làm gì”, Tobias Harris, chuyên gia phân tích về hệ thống chính trị Nhật Bản của Công ty tư vấn Teneo Intelligence, nhận định.

Theo các chuyên gia, trước mắt ông Abe cần phải làm mềm hóa điều khoản 9 trong Hiến pháp Nhật Bản. Dường như là sự trớ trêu khi đối tác trong liên minh cầm quyền với LDP là Komeito lại là đảng theo tư tưởng Phật giáo và tôn sùng hòa bình. Về nguyên tắc, Komeito sẽ không phản đối việc sửa đổi Hiến pháp Nhật nhưng nếu có sửa đổi thì không phải theo cách mà ông Abe mong muốn. Đảng này chỉ muốn sửa đổi một số điều khoản liên quan đến việc bảo vệ môi trường, quyền cá nhân của người Nhật chứ không phải sửa đổi điều khoản chống chiến tranh.

Về phần những người dân, quan điểm của họ liên quan đến cải cách Hiến pháp đang có những mâu thuẫn nhất định. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội mới được hãng truyền hình lớn nhất Nhật Bản NHK tiến hành, có đến 1/3 cử tri Nhật Bản ủng hộ tiến hành một số sửa đổi đối với Hiến pháp Nhật. 1/3 lại cho rằng không cần thiết phải có các sửa đổi này. Số còn lại hiện vẫn chưa sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình.

Vậy con đường nào là phù hợp cho việc cải cách hiến pháp? Những điều khoản nào còn phù hợp và những điều nào cần thay đổi? Hiến pháp sửa đổi sẽ thay đổi cán cân quyền lực giữa Nhật Bản với các nước khác như thế nào? Quyền lợi của dân chúng Nhật Bản có được giữ vững hay đổi khác?

Câu trả lời vẫn đang bỏ lửng trong tương lai như ông Abe đã nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình khi cuộc kiểm phiếu bầu cử Thượng viện đang diễn ra: “Tôi còn hơn hai năm nhiệm kỳ (lãnh đạo LDP) và đó là mục tiêu của LDP nên tôi muốn giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh”.

nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap ASEAN + 3 nỗ lực nâng hợp tác lên một tầm cao mới

Sáng 26/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 lần thứ 17 với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra ...

nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap Nhật Bản: Tấn công đẫm máu bằng dao, 19 người thiệt mạng

Sáng 26/7, một người đàn ông cầm dao đã tấn công cơ sở dành cho người tàn tật ở thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa, ...

nhat ban va cong cuoc sua doi hien phap Phó Thủ tướng dự Hội nghị Ngoại trưởng Hợp tác Mekong-Nhật Bản

Ngày 25/7, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 49 tại Vientiane, Lào, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Nhật Bản ...

Trang Trần (tổng hợp)

Đọc thêm

50 đội bóng tranh tài tại Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc

50 đội bóng tranh tài tại Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024 có sự tham gia của 50 đội bóng nhi đồng ưu tú, gồm các cầu thủ nhí đến ...
Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet

Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet

Tiếp tục hành trình mang Australia gần hơn, từ nay đến 30/4, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm Australia.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hungary sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Hungary sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary.
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động