Nhiều doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh hy sinh doanh thu để chống dịch

Việt Đức
Ngành dệt may khó khăn vì lực lượng lao động đông, việc ăn ở tại chỗ rất khó. Phần lớn doanh nghiệp phải tạm dừng để đảm bảo an toàn cho người lao động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhiều doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh hy sinh doanh thu để chống dịch
Nhiều doanh nghiệp dệt may tại TP. Hồ Chí Minh phải tạm dừng hoạt động, hy sinh doanh thu để chống dịch Covid-19. (Nguồn: Báo Lao động)

Ngày 15/7, các nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đã tạm dừng hoạt động. Chủ tịch HĐQT Trần Như Tùng chia sẻ doanh nghiệp không thể xoay xở kịp trong một ngày từ lúc TP. Hồ Chí Minh ban hành công văn yêu cầu điều kiện "3 tại chỗ" gồm làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ để tiếp tục sản xuất.

Ông Tùng cho hay công ty đang nỗ lực bố trí chỗ ăn ở, phòng vệ sinh, tắm rửa cho người lao động tại nhà máy. Doanh nghiệp phải mất ít nhất 2-3 ngày chuẩn bị những khâu trên để có thể sản xuất trở lại sau khi đáp ứng các quy định về phòng dịch, được cơ quan y tế thẩm định.

Dừng sản xuất để đảm bảo an toàn

"Những nhà máy ít người có thể xoay xở được nhưng ngành dệt may có số lượng lao động rất lớn nên không thể bố trí ăn ở tập trung chỉ trong một ngày. Khi hoạt động lại, cũng chỉ có tối đa 50% công nhân có thể làm việc so với bình thường", ông Tùng nói.

Chủ tịch Thành Công chia sẻ may mắn khi hầu hết người lao động đều muốn tiếp tục làm việc, cùng công ty vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc giãn cách và các điều kiện "3 tại chỗ", doanh nghiệp chỉ có thể bố trí tối đa 50% lực lượng lao động, muốn nhiều hơn cũng không thể.

Với những công nhân còn lại không thể đi làm do chỉ có 50% lực lượng sản xuất ở lại nhà máy, doanh nghiệp vẫn cố gắng trả lương để hỗ trợ người lao động. Ông Tùng cho hay với chỉ 50% công nhân làm việc, hoạt động chắc chắn bị ảnh hưởng nhưng phải chấp nhận, không còn lựa chọn khác. Doanh nghiệp sẽ tính toán tiến độ giao hàng, đơn hàng nào cần ưu tiên, đơn hàng nào có thể hoãn.

Người đứng đầu doanh nghiệp dệt may này cho rằng việc quan trọng nhất hiện tại là phòng chống dịch, tuân thủ quy định. Doanh nghiệp chấp nhận hy sinh doanh thu, lợi nhuận để cùng thành phố chống dịch.

"Thật sự, việc duy trì hoạt động không chắc có lợi nhuận hay sẽ bị lỗ. Nhưng chúng tôi phải duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Doanh nghiệp muốn được chia sẻ, hỗ trợ gián tiếp, trực tiếp của TP. Hồ Chí Minh để vượt qua khó khăn", ông Tùng nói.

Với 50% công nhân làm việc tại các nhà máy, Thành Công phải chi trả tiền xét nghiệm cho khoảng 2.000 người mỗi tuần. Đây là khoản chi phí rất lớn, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phải lo ăn 3 bữa, mua sắm trang thiết bị để công nhân ở lại sinh hoạt tại nhà máy.

"Doanh nghiệp mệt mỏi lắm, đặc biệt lĩnh vực nhiều lao động như dệt may, da giày rất khốn đốn mùa dịch, chỉ mong dịch bệnh qua đi", ông Tùng tâm sự.

Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng chưa thống kê cụ thể nhưng thông tin chỉ số ít doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố có thể tiếp tục sản xuất từ ngày 15/7 trong điều kiện công nhân phải ăn ở tại chỗ. Còn phần lớn nhà máy tạm dừng hoạt động.

"Ngành dệt may khó khăn vì lực lượng lao động đông, việc ăn ở tại chỗ rất khó. Phần lớn doanh nghiệp phải tạm dừng để đảm bảo an toàn cho người lao động, nuôi hy vọng dịch bệnh sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn sắp tới. Chỉ một vài doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sắp xếp được để sản xuất nhưng cũng giới hạn, khoảng 1/3 lực lượng vì không đủ chỗ ở", ông Hồng thông tin.

Về thiệt hại do gián đoạn sản xuất, ông Hồng lạc quan cho rằng phần lớn doanh nghiệp dệt may có các đối tác truyền thống lâu năm nên nhiều khách hàng có thể sẵn sàng chia sẻ khó khăn, thông cảm việc chậm giao hàng. Ngược lại, nếu chưa đảm bảo tất cả điều kiện an toàn y tế nhưng tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp có thể chịu nhiều thiệt hại hơn nữa.

"An toàn là trên hết. Việc chúng tôi quan tâm nhất là TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may đông lao động hoàn tất tiêm chủng vắc xin nhanh chóng", ông Hồng chia sẻ.

Làm tiếp chưa biết hiệu quả nhưng vì công nhân

Với doanh nghiệp đã bố trí cho người lao động ở lại nhà máy, hoạt động vận hành cũng đối diện nhiều khó khăn.

Tổng giám đốc Công ty Sản xuất Nệm Liên Á Lâm Ngọc Minh cho biết nhà máy của doanh nghiệp tại quận Bình Tân và tỉnh Long An đều đã sắp xếp ổn định, thực hiện phương châm "3 tại chỗ" nên không gián đoạn sản xuất. Tuy nhiên, cũng chỉ khoảng 50% nhân lực có thể ở lại nhà máy.

Một số công nhân vì lý do cá nhân như chăm sóc gia đình, con cái không thể ăn ở tập trung nên tạm thời nghỉ ở nhà. Công ty vẫn chi trả 70% lương để hỗ trợ nhóm người lao động này.

"Nhà máy hoạt động chủ yếu cầm chừng, công ty ưu tiên sản xuất đơn hàng gấp để xuất khẩu. TPHCM và nhiều tỉnh xung quanh áp dụng Chỉ thị 16, các đại lý bán hàng không mở cửa nên cũng không buôn bán được", ông Minh nói.

CEO Liên Á nhấn mạnh về hiệu quả tài chính, việc duy trì sản xuất trong tình hình này chưa chắc đã tối ưu hơn tạm dừng hoạt động. Lý do là doanh nghiệp đang phải gánh chịu chi phí vận hành rất cao.

"Công ty vẫn trả đủ lương, lo ăn 3 bữa cho công nhân, bổ sung vitamin, sữa giúp họ tăng sức đề kháng. Ngoài ra, chúng tôi phải trang bị cả thuốc men, nước súc miệng, khẩu trang, vật dụng bảo hộ để đảm bảo an toàn. Nhân viên không được đi đâu, phải tuân thủ 5K, giữ khoảng cách nên rất căng thẳng. Công ty cố gắng tặng quà, giúp họ thoải mái hơn, yên tâm làm việc", ông Minh nói.

Trong khi đó, doanh số bán hàng lại đang rất khó khăn, chi phí logistics, vận tải bị đội lên cao, doanh nghiệp lại không thể tăng giá bán. Một gánh nặng khác là việc xét nghiệm hàng tuần cho tất cả lao động với chi phí 300.000 - 400.000 đồng/người.

"Mục đích của việc duy trì sản xuất là tạo công ăn việc làm cho công nhân. Hiện tại ai cũng khó khăn. Doanh nghiệp mong có thể được giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hàng tháng để có 2-3 tháng xoay sở, tập trung lo cho người lao động có thu nhập để họ sống được", CEO Lâm Ngọc Minh chia sẻ.

Covid-19 ở Việt Nam sáng 16/7: Có 1.438 ca mắc mới,  riêng TP. Hồ Chí Minh 1.071 ca

Covid-19 ở Việt Nam sáng 16/7: Có 1.438 ca mắc mới, riêng TP. Hồ Chí Minh 1.071 ca

Sáng 16/7, Bộ Y tế cho biết có thêm 1.438 ca mắc Covid-19, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 1.071 ca. ...

Cấp bách giải 'bài toán' liên kết đưa thực phẩm về TP. Hồ Chí Minh

Cấp bách giải 'bài toán' liên kết đưa thực phẩm về TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh không chỉ là Trung tâm kinh tế lớn của cả nước mà còn là thị trường tiêu thụ và đầu mối ...

(theo Dân trí)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho tiết về mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, xe ô tô từ ngày 1/1/2025.
BYD Xia PHEV cập bến đại lý ở Trung Quốc trước thềm ra mắt, giá từ 970 triệu đồng

BYD Xia PHEV cập bến đại lý ở Trung Quốc trước thềm ra mắt, giá từ 970 triệu đồng

BYD Xia PHEV đầu tiên đã xuất hiện tại các đại lý ở Trung Quốc để trưng bày chuẩn bị cho ngày ra mắt sắp tới, xe có giá bán ...
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Bất chấp những thách thức toàn cầu như áp lực lạm phát và căng thẳng chính trị, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ.
Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Trước 200 khách mời, diễn viên Trường Giang nhiều lần khen bà xã Nhã Phương xinh đẹp.
Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.
Châu Âu đối mặt với một điều chưa từng thấy, nỗ lực rời khí đốt Nga có thành công?

Châu Âu đối mặt với một điều chưa từng thấy, nỗ lực rời khí đốt Nga có thành công?

Dự trữ khí đốt ở châu Âu đã giảm nhanh chưa từng thấy kể từ năm 2018, giảm 25% so với mức đỉnh điểm.
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia và các quốc gia thành viên khác trong BRICS để xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất, toàn diện hơn.
Tiết lộ về Đặc khu kinh tế Johor-Singapore, Malaysia kỳ vọng điều gì?

Tiết lộ về Đặc khu kinh tế Johor-Singapore, Malaysia kỳ vọng điều gì?

Ngày 7/1, hai quốc gia Đông Nam Á - Malaysia và Singapore - đã công bố thỏa thuận về Đặc khu kinh tế Johor-Singapore.
Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc, khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng Won tiếp tục mất giá...
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động