TIN LIÊN QUAN | |
Hát Xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại | |
Hoạt động kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Tham dự hội thảo có Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Michal Croft, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Vinh Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Linh, Đại diện Mạng lưới các trường liên kết UNESSCO (ASPnet) của Nhật Bản, Indonesia và đại diện các trường học tại Việt Nam.
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu và chủ trì Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Phát biểu và chủ trì Hội thảo, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh: “UNESCO luôn quan tâm thúc đẩy giáo dục, đảm bảo quyền học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, trong đó có việc thúc đẩy hoạt động của ASPnet".
Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, ở Việt Nam, mạng lưới ASPnet đến nay đã đạt nhiều thành tích và ngày càng mở rộng. Các hoạt động của ASPnet Việt Nam gắn liền với việc triển khai văn hóa hòa bình, tham gia các cuộc thi quốc tế, giao lưu, trao đổi với các mạng lưới ASPnet khu vực và quốc tế.
"Khi tham gia ASPnet, chúng ta sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, bài học từ các nước, các trường học của Việt Nam cũng sẽ xác định được lợi ích của mình trong việc tham gia vào mạng lưới ASPnet”, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh.
Tuy nhiện Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các hoạt động của ASPnet Việt Nam trong thời gian tới. Đại sứ cho rằng, trong thời gian qua, hoạt động ASPnet Việt Nam còn điểm hạn chế do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Trong thời gian tới, cần tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ASPnet Việt Nam.
"Để làm được việc này, chúng ta cần huy động sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBQG UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội, cần sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà tài trợ, khu vực tư nhân… trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất, đó là sự tham gia của các trường, đội ngũ giáo viên và học sinh”, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhận định.
Cũng tại hội thảo, bà Noriko Suzuki, Điều phối viên quốc gia ASPnet Nhật Bản chia sẻ, hội thảo quan trọng này cung cấp nhiều thông tin về hệ thống ASPnet trên thế giới, khu vực cũng như ở Việt Nam. Mặt mạnh của hệ thống mạng lưới ASPnet chính là sự liên kết các trường trên thế giới với nhau.
"Ở Nhật Bản, hệ thống mạng lưới ASPnet khá phát triển. Đến nay, Nhật Bản có đến nghìn trường thuộc mạng lưới ASPnet. ASPnet giúp các trường học, các thầy cô giáo và học sinh định hướng đúng đắn trong việc học tập”, đại diện ASPnet Nhật Bản nhận định.
Các diễn giả các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề như: đóng góp của ASPnet trong việc thay đổi chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập; vai trò của đầu mối quốc tế và đầu mối quốc gia về ASPnet; vai trò của ASPnet trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu; các biện pháp tăng cường hợp tác giữa các trường trong và ngoài mạng lưới; sự thuận lợi và khó khăn của các trường trong mạng lưới ASPnet và vai trò của ASPnet trong việc chuyển tải các giá trị của UNESCO đối với cộng đồng.
Đặc biệt, hội thảo cũng bàn sâu về tình hình ASPnet trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á; vai trò của ASPnet trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục; định hướng các hoạt động và chương trình hành động cho ASPnet Việt Nam.
Các diễn giả trao đổi bên ngoại Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí, tham gia ASPnet có rất nhiều lợi ích với các trường. Các trường trong hệ thống có thể tận dụng các ý tưởng tiên tiến của thế giới nói chung và của UNESCO nói riêng, nhất là các ý tưởng như: Giáo dục phát triển bền vững, học tập suốt đời, giáo dục công dân toàn cầu, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu...
Tham gia ASPnet, các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt là trong phương pháp giảng dạy và tổ chức học tập, từ đó tìm cách áp dụng vào thực tế từng trường. Viêc giao lưu giữa các trường sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế với nhiều trường ASPnet trong khu vực, quốc tế; có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với học sinh và giáo viên, từ đó tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, các trường có thể thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn giáo dục, các trường tư nhân tham gia, mở rộng hoạt động của từng trường, phát triển thêm các mối quan hệ, xây dựng thương hiệu và kêu gọi khu vực tư nhân hỗ trợ, đóng góp về tài chính...
Hiện nay, ASPnet Việt Nam có 23 trường và mới chỉ tập trung tại miền Bắc. Với những lợi ích nêu trên, ASPnet Việt Nam nên mở rộng quy mô cả ở miền Trung và miền Nam.
APEC 2017: Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học APEC Ngày 8/11, trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hiệp hội các ... |
Hướng tới quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam năm 2025 Ngày18/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội ... |
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các trường gỡ khó Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 vào ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ... |