Nhìn lại "Mùa Xuân Ảrập"

Những tưởng “Mùa Xuân Ảrập" sẽ mang tới cho các quốc gia nơi nó đi qua sự tự do, dân chủ..., song những gì đã và đang diễn ra ở Trung Đông - Bắc Phi hiện nay lại cho thấy nhiều trái ngược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc biểu tình của người dân Ai Cập trong cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ảrập”.

Đã hơn một năm kể từ khi các cuộc biểu tình của hàng triệu người nổ ra tại các quốc gia Ảrập và Bắc Phi, tạo nên một làn sóng nổi dậy có sức lan tỏa đến chóng mặt khắp khu vực mà người ta quen gọi là "Mùa Xuân Ảrập" (Arab Spring). Thế nhưng, chính những người tạo ra "mùa xuân" ấy nay lại đặt câu hỏi: Bao giờ mùa xuân đích thực mới đến với mình?

Cách mạng cho... “trái đắng"

Mùa Xuân Ảrập khởi đầu từ cuộc biểu tình của lực lượng lao động Tunisia vào ngày 14/1/2011 nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một thanh niên bán trái cây trẻ tuổi tên là Mohamed Bouazizi, người đã tự thiêu vì tuyệt vọng trước chế độ mà anh ta đang sống. "Ngọn lửa" phản kháng ấy đã nhanh chóng lan khắp khu vực, kéo theo sự sụp đổ của những thể chế tồn tại hàng chục năm qua ở châu Phi như Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen… Thực tế, kể từ cuộc cách mạng châu Âu năm 1848, thế giới chưa từng chứng kiến một phong trào nổi dậy nào lan sang nhiều quốc gia với tốc độ nhanh chóng như thế. Song hơn một năm đã trôi qua, những gì diễn ra ở các quốc gia vốn được xem là "thực hiện thành công cuộc cách mạng" như Tunisia, Ai Cập và Libya… lại cho thấy cuộc sống của người dân còn khó khăn hơn trước.

Cụ thể, ở chính đất nước khởi đầu Mùa Xuân Ảrập Tunisia, các số liệu thống kê của nước này cho thấy nghèo đói và thất nghiệp vẫn bao trùm. Nếu như trước khi diễn ra cách mạng Mùa Xuân Ảrập, Tunisia có khoảng 600.000 người thất nghiệp thì nay đã tăng lên 850.000 người. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2010 là 3%, thì sang năm 2011 chỉ còn… 0%.

Tại Ai Cập thời kỳ "hậu Mubarak", người dân vẫn sống trong nghèo đói, sản xuất giảm sút nặng nề. Các chính sách cải cách xã hội, việc làm vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của số đông người lao động, nên hàng nghìn người Ai Cập vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình đòi công bằng xã hội. Nếu như trước đây người dân ủng hộ phe nổi dậy vì hy vọng vào một viễn cảnh tươi sáng hơn từ chính quyền mới, thì giờ lại thất vọng vì một chính quyền phụ thuộc vào thế lực bên ngoài và trì trệ trong cải cách. Theo Thiếu tướng Amos Yadlin, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia, Đại học Tel Aviv, các đảng Hồi giáo chính trị như Huynh đệ Hồi giáo và Salafists - đã giành 75% phiếu bầu trong cuộc bầu cử tự do, công bằng, trong khi chính những người đi đòi tự do lại đứng ngoài tầm ảnh hưởng chính trị tại Ai Cập. Theo các chuyên gia, mặc dù cuộc cách mạng đã kết thúc, nhưng sự chia rẽ vẫn còn đó trong dân chúng của quốc gia này.

Còn ở Libya, Mùa Xuân Ảrập với sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài đã cuốn quốc gia này đi theo một quỹ đạo không mong muốn, đầy rối ren. Còn nhớ, trước khi các cuộc biểu tình rầm rộ chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi diễn ra, Libya là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này vẫn chưa đạt được sản lượng như trước. Bên cạnh đó, nhiều ngành sản xuất quan trọng khác lại đang bị trì trệ. Nhiều thị trấn và thành phố vẫn chìm trong đống đổ nát hoang tàn và chưa được chính phủ chuyển tiếp đề ra kế hoạch tái thiết. Mặc dù chính quyền mới đã được thành lập, nhưng hàng nghìn người dân vẫn liên tục xuống đường biểu tình đòi dân chủ, công ăn việc làm… Bà Huda Hussein, một người dân Libya nói: "Cho đến nay, cuộc cách mạng lật đổ ông Gaddafi chưa đáp ứng được các yêu cầu của chúng tôi. Chính phủ chuyển tiếp vẫn chưa làm được gì cho người dân Libya".

Chưa hết, do thiếu lực lượng an ninh chính quy, các nhóm vũ trang tại Libya vẫn đảm nhiệm việc duy trì trật tự trên đường phố cũng như quản lý nhiều cơ sở quan trọng của chế độ cũ. Nhiều nhóm vũ trang không chịu giao nộp vũ khí cũng như không bàn giao quyền kiểm soát khu vực do mình quản lý cho chính quyền mới được thành lập. Bộ trưởng Nội vụ Libya Fawzy Abdilal thừa nhận rằng chính phủ lâm thời hiện chưa thành công trong việc kết hợp các lực lượng dân quân từ các thành phố khác nhau thành một lực lượng an ninh quốc gia.

Tại sao vậy?

Sau bước khởi đầu thành công khi lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập, rồi tiếp tục lan rộng sang Libya, Syria, Yemen và Bahrain..., Mùa Xuân Ảrập dường như không còn duy trì được những cách thức và phương hướng ban đầu (tự do và công bằng). Thay vào đó, theo các nhà phân tích chính trị, nó dần bị biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau dựa trên những điều kiện chính trị đặc trưng của từng quốc gia.

Ví dụ như ở Libya, Mùa Xuân Ảrập đã trở thành một cuộc nội chiến đẫm máu giữa các bộ lạc, trong khi ở Syria, nơi mà đến giờ vẫn chìm trong bạo lực, và xung đột giữa cộng đồng người thiểu số Alawi nắm quyền và người Sunni. Cụ thể hơn, ở Libya, Mỹ sử dụng cách thức can thiệp quân sự để lật đổ bằng được chính quyền Đại tá Muammar Gaddafi, song lại tuyên bố thẳng thừng là "không can thiệp quân sự" vào Syria, mà cứ để mặc cuộc nội chiến ở nước này tiếp diễn. Theo LHQ, cho đến nay bạo lực ở Syria đã cướp đi sinh mạng của 5.000 người và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nhiều nhà phân tích cho rằng, kể cả khi chính quyền Assad bị lật đổ, đất nước này cũng khó có thể vực dậy từ khủng hoảng và có khả năng rơi vào một cuộc nội chiến.

Đề cập đến vấn đề trên, chuyên gia phân tích chính trị người Nga Rustam Vakhitov đã nhận xét trên Đài Tiếng nói nước Nga (VOR) rằng, "Những năm gần đây, các nước phương Tây đã làm mọi thứ khiến khu vực luôn không bình yên. Họ ráo riết thâm nhập vào nền chính trị Ảrập. Chỉ cần nhớ lại chiến dịch khắc nghiệt quá mức của lực lượng liên quân phương Tây ở Libya là đủ thấy. Giờ đây người ta vẫn tiếp tục hành động như vậy. Trên thực tế, phương Tây cố sức khai thác các vấn đề của phương Đông để giải quyết những mục tiêu địa chính trị riêng".

Chuyên gia Gumer Isaev ở Trung tâm nghiên cứu Trung Đông ở Saint-Peterburg cũng nêu ý kiến: "Như chúng ta đang thấy, sự tồn tại các vấn đề kinh tế - xã hội và những yếu tố khác ở các nước trong khu vực đã khơi lên làn sóng bất bình của cư dân, trong khi các thế lực bên ngoài luôn cố gắng kiểm soát điều khiển làn sóng đó để phục vụ mục đích chủ quan của họ".

Ông Gumer cũng cho rằng, cho dù luôn dựa trên các chiêu bài "bảo vệ thường dân" hay "dân chủ, nhân quyền", nhưng thực tế sự can thiệp quân sự của các thế lực bên ngoài vào các quốc gia có chủ quyền thường kéo theo sự đổ máu, gây bất ổn và chia rẽ dân tộc sâu sắc. Rốt cuộc những nạn nhân của tình trạng xung đột và can thiệp này không ai khác lại chính là những người dân thường vô tội.

Vì vậy, nhiều nhà phân tích chính trị đồng ý kiến cho rằng, sự thành công của cuộc cách mạng Mùa Xuân Ảrập không thể được đánh giá dựa trên những kết quả nhất thời. Nói cách khác, Mùa Xuân Ảrập chỉ thật sự đến với những quốc gia này khi người dân không còn đói nghèo và thiếu thốn, khi những bất ổn chính trị được đẩy lùi và cải cách kinh tế được thực hiện.

Minh Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Italy, ngày 16/11, một máy bay của không quân Italy đã chở hơn 15 tấn viện trợ nhân đạo đến Gaza để hỗ ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 18/11/2024: Kim Ngưu có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 18/11/2024: Kim Ngưu có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 18/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?
Australia: Cháy rừng dữ dội tại bang Victoria, hàng trăm người phải sơ tán

Australia: Cháy rừng dữ dội tại bang Victoria, hàng trăm người phải sơ tán

Ngày 17/11, hàng chục vụ cháy rừng đã bùng phát trên khắp bang Victoria của Australia buộc hàng trăm người dân phải sơ tán.
Bài tarot hôm nay 18/11: Phong cách lãnh đạo của bạn là gì?

Bài tarot hôm nay 18/11: Phong cách lãnh đạo của bạn là gì?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về phong cách lãnh đạo của mình.
Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến đấu tại Nga.
Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ 4 lằn ranh đỏ của nước này mà Mỹ không được thách thức hoặc vượt qua.
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

Chính phủ Australia tin tưởng vào liên minh với Mỹ - đối tác an ninh lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này.
Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhận định rằng có cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, song 'hạn chế'.
Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới.
Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?

Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?

Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ Thái Lan gia nhập BRICS và đăng cai tổ chức các cuộc họp của các tổ chức khu vực.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động