TIN LIÊN QUAN | |
Tứ tấu nhạc Jazz nổi tiếng của Pháp đến Việt Nam | |
Nhạc Jazz - thông điệp hòa bình cho toàn nhân loại |
Cách đây gần 60 năm, vào mùa xuân năm 1958, một cậu bé đến từ California (Mỹ) tên là Darius đã đặt chân đến đường phố Warsaw, Ba Lan. Ông đi theo cha mình là nghệ sĩ piano Dave Brubeck thuộc nhóm nhạc jazz nổi tiếng Brubeck Quartet đến Ba Lan (khi đó nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga) với một sứ mệnh do Bộ Ngoại giao Mỹ giao phó: tiếp xúc với nền văn hóa nước ngoài và không gây ra bất kỳ rắc rối nào.
Chuyến lưu diễn lịch sử
Đây là một thử nghiệm mới trong thời kỳ này, thứ mà bây giờ người ta gọi là ngoại giao văn hoá. 12 buổi diễn ở Ba Lan của Brubeck Quartet là một trong những chuyến lưu diễn nhạc jazz đầu tiên của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Họ đi qua Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và Nam Á. Cùng với đó, nhiều chuyến lưu diễn khác cũng đã đưa những huyền thoại jazz như Louis Armstrong hay Dizzy Gillespie mang các giá trị của Mỹ tới các quốc gia mới được giải phóng ở châu Phi và châu Á.
Ban nhạc jazz Brubeck Quartet. |
Tại Ba Lan, khán thính giả đã quen với các thể loại nhạc thính phòng được Liên Xô kiểm duyệt như ballet hay opera. Đầu những năm 1930, nhạc jazz từng phát triển mạnh mẽ, nhưng sau khi Liên Xô tiếp quản kể từ khi Chiến tranh thế giới lần II chấm dứt, nhạc jazz hầu như không được phát sóng. Cũng bởi vậy, các buổi trình diễn của Brubeck Quartet, ban nhạc jazz đầu tiên của nhạc jazz Mỹ, là một cơ hội hiếm hoi để người Ba Lan được nghe nhạc jazz sống.
Sự cổ vũ của khán giả với buổi biểu diễn jazz đầu tiên của Brubeck tại thành phố Szczecin ở vùng biên giới giữa Ba Lan và Đông Đức, là ngoài sức tưởng tượng. Ông Darius Brubeck, năm nay đã 70 tuổi, hồi tưởng màn trình diễn của cha mình: "Đó là một buổi biểu diễn kịch tính và xúc động. Toàn bộ những nghi ngại và lời đồn thổi về người Mỹ chúng tôi chỉ bốc hơi trong vài giây".
Ông Penny Von Eschen, Giáo sư thuộc Đại học Cornell và là một chuyên gia về chương trình đại sứ jazz, cho biết: "Vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô nhìn nhận bản thân họ là những mô hình cho các quốc gia đang phát triển. Năm 1955, Adam Clayton Powell Jr., một nghị sĩ có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng nhạc jazz, đã lần đầu tiên kêu gọi các nhạc sĩ nhạc jazz trên toàn thế giới tham gia vào các chuyến công diễn do Mỹ bảo trợ vào năm 1955. Năm 1956, Dizzy Gillespie, đại sứ nhạc jazz đầu tiên, đã thổi kèn hơi của Mỹ ở Balkans và Trung Đông.
Chuyến lưu diễn đầu tiên của Gillespie là một thành công lớn, tạo tiền đề cho chương trình đại sứ nhạc jazz phát triển trong những thập kỷ sau đó. Sau này, các ban nhạc jazz Mỹ đã lưu diễn ở nước ngoài một cách độc lập hơn, nhưng sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao Mỹ đã giúp âm nhạc đạt được vị trí địa chính trị chiến lược thay vì động cơ lợi nhuận thực tế.
Phép ẩn dụ hoàn hảo cho nước Mỹ
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng âm nhạc của jazz chính là một phép ẩn dụ hoàn hảo cho nước Mỹ với thế giới bởi đây là một loại nhạc thể hiện sự dân chủ và tự do. Theo Giáo sư Von Eschen, khi đó chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bạo lực ở Mỹ đang làm xấu hình ảnh nước Mỹ với thế giới. Bằng việc gửi các ban nhạc bao gồm cả các nghệ sĩ da màu và da trắng chơi nhạc cùng nhau đi lưu diễn khắp thế giới, nước Mỹ có thể tạo ra một hình ảnh hài hòa chủng tộc.
Xét cho cùng, có thể không ngoa khi nói rằng các đại sứ nhạc jazz đã cứu thế giới. Ông Hugo Berkeley, đạo diễn một bộ phim mới mang tên Đại sứ nhạc Jazz, nhận định: "Chiến tranh Lạnh có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự, nhưng thật may nó đã bị xáo trộn bởi việc trao đổi văn hoá".
Ba mươi năm sau các buổi hòa nhạc tại Ba Lan, năm 1988, nghệ sĩ nhạc jazz Dave Brubeck đã được mời tham gia các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và người đồng cấp Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ông Darius Brubeck cho biết: "Nhạc jazz đã thực sự hiệu quả, nó đã làm tan băng giữa các phái đoàn. Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã được ký ngay sau đó, hạn chế khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc”.
Cho đến nay, tinh thần của chương trình đại sứ nhạc jazz vẫn còn mạnh mẽ, mặc dù phần lớn ngân sách nhà nước cho nó đã cạn kiệt. Tuy nhiên, một số sáng kiến mang tinh thần ngoại giao văn hoá vẫn đang được phát triển như chương trình Fulbright và Viện Ngoại giao Văn hóa. Ông Darius Brubeck luôn là người đi đầu trong những sáng kiến này nhằm duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của cha mình, một đại sứ nhạc jazz huyền thoại từng góp công cứu thế giới.
Hành trình cùng nhạc Jazz của Paceo Trong gần 90 phút, các khán giả Hà Nội đã được tay trống nữ người Pháp dẫn dắt từ kinh đô ánh sáng Paris cho ... |
Thần đồng nhạc Jazz khiếm thị Montano Baina, cậu bé khiếm thị 7 tuổi, đang là một ngôi sao âm nhạc mới nổi ở Bolivia. Lúc 4 tuổi, Baina đã biết ... |
Nghe Jazz kể chuyện về mùa xuân Nghệ sỹ trẻ tài năng Nguyễn Tuấn Nam cùng những cộng sự đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ gửi đến ... |