Những hiện tượng huyền bí từ vũ trụ

Các chuyên gia hàng không khẳng định: Trong vũ trụ thường có những hiện tượng lạ mà kết quả sẽ khiến các nhà du hành nghe và nhìn thấy những gì nằm ngoài kiến thức khoa học của chúng ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trong vũ trụ còn nhiều điều bí ẩn mà con người chưa đủ kiến thức để khám phá - Ảnh: ispacechronicles.ru

Phi công thử nghiệm, tiến sĩ khoa học người Nga Marina Popovich, có bộ sưu tập độc đáo gồm hơn 2.000 những hiện tượng bất thường trong vũ trụ. Chẳng hạn, khi ở trên quỹ đạo, nhà du hành vũ trụ dường như nghe thấy âm thanh giống một buổi hòa nhạc của các dụng cụ nhạc điện tử. Yuri Gagarin từng thừa nhận trong thời gian bay trên vũ trụ, ông nghe thấy âm thanh như nhạc vang lên bên tai mình. Cảm giác tương tự cũng được Aleksei Leonov khẳng định. Còn Vladislav Volkov kể về các âm thanh lạ mà trong điều kiện không trọng lượng là điều không thể diễn ra: "Bên dưới là trái đất về đêm. Và bỗng nhiên trong đêm tối ấy vang lên tiếng chó sủa. Sau đó là tiếng khóc của một đứa trẻ. Giải thích những điều này là không thể".

Ngoài ra, các nhà du hành vũ trụ còn thường thấy các hình ảnh thực khi đang bay. Nhà du hành người Mỹ Gordon Cooper, khi bay qua Tây Tạng, bằng mắt thường nhìn thấy những ngôi nhà và các công trình khác (!?). Sau này người ta gọi hiện tượng này là khúc xạ ánh sáng, phóng đại các công trình ở mặt đất. Nhìn nhận từ góc độ khoa học thì đây là điều khó hiểu, bởi với khoảng cách 300 km, không thể phân biệt nhà hay các công trình khác. Nhà du hành người Nga Vytali Sevactyanov, khẳng định khi bay trên quỹ đạo, anh nhìn rõ ngôi nhà nhỏ 2 tầng của mình ở Suchi.

Mỗi nhà du hành khi bay trên quỹ đạo đều gặp một hiện tượng lạ. Điều đáng nói là tất cả họ đều khẳng định đó là sự thật chứ không phải sự hoang tưởng, hay do áp lực tâm lý. Nhưng giải thích những hiện tượng này như thế nào cho hợp lý, quả là điều không hề đơn giản.

Một vài nhà khoa học cho rằng, việc xuất hiện các hiện tượng lạ như trên có thể là do tác động của của bức xạ sóng. Hiện tượng này tác động vào các cơ quan nội tạng con người và được các nhà khoa học chứng minh từ lâu. Chẳng hạn, nhà sinh học người Nga Aleksandr Pressman, chứng minh rằng, khi tần số bức xạ cao hơn 3.000 megahertz và do tác động của năng lượng điện từ lên bề mặt da, con người hầu như bị tê dại, tay chân không thể cử động. Bức xạ sóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nội tiết của cơ thể và cơ chế hoạt động của não bộ nên cảm giác sợ hãi có thể xuất hiện.

Cách giải thích này phù hợp với câu chuyện về hiện tượng kỳ lạ của nhà du hành Aleksandr Serebrov - người đã bốn lần bay trên quỹ đạo. Trong một lần bay, Serebrov vô tình đánh rơi thỏi nam châm, thay vì phải bay lơ lửng như các đồ vật khác trong điều kiện không trọng lượng thì nó bắt đầu lắc. Điều này giải thích là trong con tàu vũ trụ có lượng lớn từ trường. Đồ vật chuyển động phụ thuộc vào vị trí của con tàu với mặt trời và lượng từ trường thay đổi hướng của mình. Nếu ở trong bóng tối, từ trường sẽ hút các đồ vật, còn trong ánh sáng nó sẽ đẩy các đồ vật ra. Serebrov thổ lộ: "Mới đầu tôi khá sốc khi thấy hiện tượng như vậy, bởi trong suy nghĩ của tôi, ở điều kiện không trọng lượng điều này là không thể xảy ra".

Trở về từ chuyến bay, Aleksandr Serebrov đã báo cáo lại những quan sát của mình. Tuy thế, Viện Các vấn đề y - sinh học Nga lại không quan tâm đến báo cáo của anh. Vào năm 1993, khi Serebrov bay vào vũ trụ lần thứ tư, anh được phép lắp đặt thiết bị kỹ thuật để đo từ trường tại các nơi trên con tàu vũ trụ. Kết quả cho thấy không phải lúc nào từ trường cũng ổn định và nó thay đổi tới 16 lần/ngày đêm. Đặc biệt, tại ca-bin phía bên trái con tàu, cách khoảng 1 mét, từ trường thay đổi đến 100 lần/ngày đêm. Các đường dây điện chạy qua bên trái con tàu, ngay trên ca bin của cơ trưởng Vasili Siblyeva. Vì thế Siblyeva khi ngủ thường không ngon giấc, nghiến răng kèn kẹt, la hét, lăn qua lăn lại. Nhưng khi đổi tư thế, nằm sấp và chân hướng về các đường dây điện thì Siblyeva ngủ ngon giấc.

Aleksandr Serebrov đang kể lại các hiện tượng lạ khi bay trên quỹ đạo trái đất - Ảnh: ru-universe.livejournal.com

"Tôi hỏi Siblyeva điều gì diễn ra trong giấc ngủ. Serebrov nhớ lại. Hóa ra anh ấy có những giấc mơ kỳ ảo, nhưng lại không nhớ cụ thể đó là cái gì. Siblyeva khẳng định, có cảm giác đó là những điều anh chưa từng thấy trong cuộc sống. Sau này các chuyên gia khẳng định, con người có thể sống trong môi trường từ trường luôn thay đổi, nhưng khá căng thẳng và nhiều khi có tác động không tốt đến tâm lý".

Thay đổi từ trường không phải là yếu tố duy nhất tác động đến tâm lý của nhà du hành khi ở trên quỹ đạo. Các nhà du hành đều biết đến hiện tượng hoa mắt. Ngay cả khi nhắm mắt lại, đèn chụp ảnh lóe sáng chúng ta vẫn có cảm giác ấy. Lần đầu tiên gặp cảm giác này là hai nhà du hành người Mỹ là Buzz Aldrin và Neil Armstrong khi bay vào vũ trụ năm 1969. NASA nghiêm túc tiếp nhận báo cáo của họ và nghiên cứu ngay. Cơ quan này đưa ra kết luận, nhiều khả năng đó là sự chuyển động nhanh của các tia vũ trụ đã tạo nên sự hoa mắt.

Một nhà du hành người Mỹ khác tham gia chuyến bay lên mặt trăng - Edgar Mitchell, nói về hiện tượng trên: "Tôi tin rằng, trong vũ trụ diễn ra điều gì đó mà kiến thức của chúng ta không thể giải mã. Có điều gì quan trọng diễn ra, nhưng chúng ta không thể hiểu được". Một vài chuyên gia hàng không đưa ra giả thiết, các hiện tượng lạ xuất hiện là do nhận thức của nhà du hành thay đổi bởi môi trường lạ. Tuy thế, Vladimir Vorobyev, tiến sĩ y học thuộc Trung tâm tâm lý - sức khỏe thuộc Viện Hàn lâm y học Nga nói: "Những giấc mơ hay các hiện tượng lạ trong vũ trụ không làm các nhà du hành phiền muộn, lo lắng mà giúp họ cảm thấy thỏa mãn. Không ít các nhà du hành khi bay vòng quanh trái đất lại cảm thấy buồn nếu không gặp các hiện tượng lạ".

Con người luôn thích khám phá những chuyện lạ, cho dù đôi khi đó là những chuyện không tưởng. Chẳng thế mà có những người bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu, tìm kiếm nơi mà vật thể bay lạ hạ cánh. Lại có những kẻ lên núi cao phủ đầy băng giá để truy tìm người tuyết. Tuy thế, hiện vẫn chưa có tổ chức nào trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc một cách hệ thống các hiện tượng lạ mà các nhà du hành vũ trụ gặp trên quỹ đạo. Cho dù nhân loại đang tìm kiếm một hành tinh khác có thể sống trong tương lai, nhưng họ dường như chưa sẵn sàng, hay chính xác hơn chưa có đủ điều kiện cho cuộc phiêu lưu mới.

Theo TNO

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động