Những quyết sách vì quyền con người

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV thông qua các quyết sách quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV được tiến hành trong 22,5 ngày (kết thúc vào ngày 29/11/2023) với tinh thần tiếp tục đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm cao. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến các vấn đề thực tiễn nóng bỏng, cấp thiết của đất nước, của đời sống xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, các quyết sách đã hướng vào giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và cử tri cả nước, góp phần bảo đảm quyền con người ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng với những thách thức đan xen phức tạp và khó lường.

Quốc hội thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành rất cao
Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV thông qua và cho ý kiến đối với nhiều dự án luật, nghị quyết liên quan đến các vấn đề an ninh, quốc phòng và dân sinh. (Nguồn: Quochoi.vn)

1. Thông qua và cho ý kiến đối với nhiều dự án luật, nghị quyết liên quan đến các vấn đề an ninh, quốc phòng và dân sinh. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết; cho ý kiến đối với 8 dự án luật; lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ IV về giám sát chuyên đề, chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Có thể nói, lần đầu tiên, trong một kỳ họp, Quốc hội đã thông qua và cho ý kiến đối với nhiều dự án luật, nghị quyết liên quan đến y tế, bảo hiểm, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…, so với các kỳ họp trước đó; trong đó đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng, nhiều kiến nghị, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Điều này thể hiện Quốc hội đã bám sát và thể chế hoá, hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhấn mạnh đến bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống, an ninh con người và bảo vệ quyền con người ở nước ta. Trong đó, an ninh con người, quyền con người được đặt lên trên hết, trước hết vì một Việt Nam công bằng, văn minh, dân chủ, hạnh phúc. Trong kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục quán triệt nguyên tắc: những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện. Quốc hội cũng thống nhất đánh giá, từ năm 2023 đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với dự báo, nhưng nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, kịp thời của Chính phủ, các ngành, các cấp; sự giám sát hiệu quả, sát sao của Quốc hội; sự đồng hành của Nhân dân, doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong diễn văn bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tổng kết thành tựu trên các mặt kinh tế - xã hội, khẳng định: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng ngày một tích cực hơn, dự báo cả năm 2023 GDP tăng trên 5% và hoàn thành ít nhất 10/15 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm, phát triển. Công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại diễn ra liên tục, sôi động và là điểm sáng nổi bật của năm 2023; đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước G20. Uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Để đạt được các mục tiêu phát triển, Quốc hội tiếp tục cho phép thí điểm một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi tối đa trong tổ chức đầu tư 21 dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm đường bộ kết nối vùng và liên tỉnh.

(Ảnh: Nguyễn Hồng)
Các quyết sách của Quốc hội lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục tiêu, thông qua đó bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở và cũng chính là bảo vệ quyền con người. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

3. Các quyết sách của Quốc hội lần này, ở mức độ khác nhau, đều gắn chặt với lợi ích toàn cục, mang tầm chiến lược của đất nước; lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục tiêu, thông qua đó bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở và cũng chính là bảo vệ quyền con người. Để các quyết sách đi vào cuộc sống, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Những dự án, công trình trọng điểm gắn với lợi ích của địa phương và có tác động tốt đến cộng đồng cần được ưu tiên triển khai sớm, đặc biệt là các dự án phát triển các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội ở miền núi, biên giới và hải đảo, cũng như giải quyết các kiến nghị của cử tri tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đối ngoại Nhân dân. Tạo điều kiện cho dân biết, làm cho dân hiểu, dân theo, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được thụ hưởng thông qua công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, cần triển khai sớm các hoạt động hỗ trợ chính sách và cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Triển khai hiệu quả và bảo đảm hiệu lực các quyết sách của Quốc hội tại kỳ họp này chắc chắn sẽ tạo được hiệu ứng mới, sự chuyển biến tích cực, tạo được đồng thuận trong xã hội, đồng lòng của người dân, hài lòng và đồng hành của doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo đà để cả nước bước vào năm 2024 - năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Quyền được phát triển của con người

Quyền được phát triển của con người

Có thể khẳng định, ở Việt Nam, quyền được phát triển của con người đã tiến một bước rất dài trong nhiều thập niên qua.

Nỗ lực bảo vệ quyền con người của Việt Nam được ghi nhận

Nỗ lực bảo vệ quyền con người của Việt Nam được ghi nhận

Đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế chưa từng có. ...

Tôn trọng cách tiếp cận quốc gia và những điều kiện đặc thù trong thúc đẩy quyền con người

Tôn trọng cách tiếp cận quốc gia và những điều kiện đặc thù trong thúc đẩy quyền con người

Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng ...

Nữ Đại sứ hết mình với sứ mệnh vì quyền con người ở 'trái tim đa phương'

Nữ Đại sứ hết mình với sứ mệnh vì quyền con người ở 'trái tim đa phương'

Hơn 30 năm làm ngoại giao, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva luôn tự ...

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi thế giới của chúng ta, từ cách làm việc đến tận hưởng cuộc sống, từ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Vụ trưởng Vụ châu Âu Bùi Hà Nam và Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Heinrich Schellenberg đồng chủ trì Tham vấn chính trị.
Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài ...
Việt Nam-Canada cần thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao

Việt Nam-Canada cần thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Stefanie Beck nhân dịp dự Đối thoại chính sách quốc ...
Giá tiêu hôm nay 21/2/2025: Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025: Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng tăng 'dựng đứng', thế giới chính thức vượt 2.950 USD, trong nước vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Một điều gì đó rất lớn ...
Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer đến Mỹ vào tuần tới, tham gia đàm phán về xung đột Nga-Ukraine.
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Việc cải tổ chính quyền liên bang có thật sự giúp Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - một ưu tiên hàng đầu của ông Trump?
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Phiên bản di động