TIN LIÊN QUAN | |
Bí ẩn về những loài cá mập có khả năng phát ánh sáng xanh lá độc đáo | |
Phát hiện Pyrosome - giun biển khổng lồ dài 8m dưới đại dương |
Cá ngựa hình lá, còn được biết đến với cái tên cá ngựa Glauert, thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. Hình dạng như tảo biển đang trôi nổi này giúp chúng dễ dàng ngụy trang. (Nguồn: MSN) |
Được đặt tên vì có hình dạng giống như một chiếc bút lông, bút biển thực ra được tạo thành từ các sinh vật đơn bào. Thường "thả neo" ở dưới đáy biển, một số loài bút biển có thể dài tới 2 mét. (Nguồn: MSN) |
Mực "bánh bao" Bobtail. Loài mực ông này sở hữu làn da trong mờ. Với vô số tế bào sắc tố tập trung trên da, chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể. (Nguồn: MSN) |
Bạch tuộc "bánh rán" thường sống dưới đáy biển sâu và thường săn các loài cá nhỏ hay sinh vật phù du. (Nguồn: MSN) |
Sên lưỡi hạc Flanimgo sống ở vùng biển Đại Tây Dương, Caribbean. Loài sên này thường đánh lừa nhiều người đam mê sưu tầm vỏ ốc bởi vẻ bên ngoài chúng. (Nguồn: MSN) |
Cá vây chân Warty hay cá vây chân vương miện, sử dụng thân hình phát sáng của chúng để thu hút con mồi là các loài sâu biển hay các loài cá nhỏ. (Nguồn: MSN) |
Cá thái dương. Đây là loài cá có xương nặng nhất thế giới, với cá trưởng thành có thể nặng tới hơn 2 tấn. (Nguồn: MSN) |
Sứa tầm ma biển có thể bơi lên bơi xuống 1.097 mét mỗi ngày. Dù những chiếc vòi của chúng chỉ gây đau buốt (không gây tử vong) đối với con người, nhưng lại rất nguy hiểm với các loài động vật nhỏ. (Nguồn: MSN) |
Giun cây thông có hình dạng giống như cây Giáng sinh. Loài giun biển này sống chủ yếu tại các vùng biển nhiệt đới, từ Caribbean tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài màu sắc sặc sỡ dễ nhận dạng, mỗi con giun còn sở hữu hai xúc tu hình lông vũ, trông giống như cây thông thật sự. (Nguồn: MSN) |
Sứa Hydromedusa có kích thước chỉ vài milimet, khiến chúng rất khó phát hiện. (Nguồn: MSN) |
Cá chài đầu bướu còn có tên là cá Napoleon, sống trong các rặng san hô ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài cá này có thể dài tới 1,8 mét và sống tới hơn 30 năm. (Nguồn: MSN) |
Cá dơi môi đỏ là sinh vật đặc hữu của quần đảo Galapagos thuộc Ecuador trên vùng biển Thái Bình Dương. Đôi môi như được tô son của loài cá này được tận dụng thu hút bạn tình hoặc con mồi. (Nguồn: MSN) |
Cá đuối Eastern Fiddler đặc trưng với phần hoa văn hình tam giác trên lưng phía sau mắt và hình dáng giống như cây đàn violon. Loài cá này thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. (Nguồn: MSN) |
Hải quỳ bắt mồi có vũ khí săn mồi độc đáo là những xúc tu răng cưa có hình dạng như loài cây bắt ruồi Venus trên đất liền. Khi con mồi không may “dính” vào, các xúc tu này lập tức khép lại và tiêm chất độc giết chết con mồi. (Nguồn: MSN) |
Cá nóc thuộc bộ Tetraodontidae - nghĩa là "có bốn cái răng" trong tiếng Latin. Một đặc điểm khá lý thú của cá nóc là có khả năng phình ra như một trái bóng khi bị đe dọa hoặc tấn công. (Nguồn: MSN) |
| ‘Lưới ma’ ám ảnh Đại Tây Dương TGVN. Các chuyên gia nghiên cứu sinh vật biển thuộc tổ chức Greenpeace cho biết tàu nghiên cứu của họ đang tìm và vớt những “lưới ... |
| Kinh ngạc với ổ trứng mực khổng lồ dài 2m như 'thủy quái không đầu' dưới đại dương Ổ trứng mực khoảng 40.000 quả kết nối với nhau thành khối dài khổng lồ, trôi bập bềnh trong nước như "thủy quái không đầu". |
| Những bức ảnh tuyệt đẹp về động vật dưới lòng đại dương xanh Bộ ảnh có tên “Call of the Blue” này là dự án kéo dài tới 5 năm của nhiếp ảnh kiêm nhà quan sát đại ... |