Những trận siêu bão kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Những trận cuồng phong gây ra bởi các siêu bão đã khiến cuộc sống của người dân Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là 17 cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử xứ cờ hoa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1900, tuy không được xem là siêu bão nhưng cơn bão Galvesto đã ảnh hưởng đến 40.000 người dân thành phố cảng Galveston, địa phương lớn nhất ở Texas, Mỹ. Cơn bão cấp 4 này vẫn được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ, khiến khoảng 8.000 người tử vong và phá hủy 3.600 tòa nhà. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1919, cơn bão Florida Keys (còn được gọi là Bão Vịnh Đại Tây Dương), đã đánh chìm 10 tàu ở eo biển Florida, làm 500 người thiệt mạng. Sau khi đổ bộ vào thành phố ven biển Corpus Christi, Texas, cơn bão này đã khiến 287 người tử vong, gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề cho địa phương này. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1926, bão Great Miami đã càn quét trung tâm thành phố Miami, phá hủy nhiều tòa nhà và các điểm tham quan du lịch, khiến thành phố từng có tốc độ phát triển nhanh nhất nước Mỹ, bị phá hủy hoàn toàn. Tại thời điểm đó, ước tính thiệt hại lên đến 105 triệu USD và 373 người thiệt mạng. Hậu quả nghiêm trọng của bão đã đặt dấu chấm hết cho nền kinh tế bùng nổ của Nam Florida. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1928, sau khi tàn phá khu vực Caribe, cơn bão Okeechobee đã khiến 1.500 người thiệt mạng vào thời điểm đổ bộ vào miền Nam Florida, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà ở West Palm Beach, gây thiệt hại 25 triệu USD. Điều tồi tệ nhất hơn đã xảy ra sau đó, lượng mưa lớn đã tăng áp lực lên các con đê ở trên bờ phía Nam của hồ Okeechobee, tạo ra trận lũ trong phạm vi gần 121 km, mực nước sâu 3,05m. Ước tính, tại Florida, 1.836 người đã bị thiệt mạng, hầu hết trong số này là công nhân nhập cư làm việc tại các nông trại. Nhiều thi thể đã trôi dạt vào Everglades. Nhiều thập kỷ sau, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ đã điều chỉnh con số trên thành "ít nhất là 2.500 người". (Nguồn: NOAA/National Weather Service)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1935, cơn bão Labor Day, một trong những cơn bão dữ dội nhất từng đổ bộ vào nước Mỹ, khiến ít nhất 408 người chết ở Florida Keys. Hầu hết trong số họ là các cựu chiến binh Thế chiến thứ I, làm việc trên tuyến đường sắt nối Florida Keys với đất liền. Với sức gió gần 298 km/giờ, đây được xem là cơn bão mạnh cấp 5 lúc đó. Ước tính, cơn bão này gây ra tổn thất hơn 100 triệu USD. (Nguồn: State Library and Archives of Florida/Reuters)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1938, cơn bão New England đổ bộ vào Long Island với tốc độ hơn 75 km/giờ, khiến khoảng 600 người thiệt mạng, phá hủy 8.900 tòa nhà, 63.000 cư dân mất nhà cửa và san phẳng hơn 2 tỷ cây cối. Cơn bão này gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 306 triệu USD. (Nguồn: Rhode Island Archive)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1954, trước khi đổ bộ vào Mỹ, cơn bão Hazel đã khiến ít nhất 400 người dân Haiti thiệt mạng. Khi đổ bộ vào Bắc Carolina, Mỹ với sức gió 240 km/giờ, cơn bão này tiếp tục khiến 95 người thiệt mạng, sau đó tiếp tục mạnh lên và đi thẳng qua Toronto, Canada, lấy đi mạng sống của 81 người. Ước tính, thảm họa thiên nhiên này đã khiến nước Mỹ thiệt hại khoảng 281 triệu USD và 100 triệu USD đối với Canada. (Nguồn: Environment Canada)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1955, cơn bão Diane đã mang theo mưa lớn và lũ lụt trên diện rộng từ Bắc Carolina đến New York, nhưng thiệt hại nặng nề nhất là ở Connecticut, địa phương bị chia cắt do phá hủy những cây cầu và tuyến đường giao thông. Bão Diane đã khiến ít nhất 184 người thiệt mạng, gây ra tổn thất hơn 1 tỷ USD lúc bấy giờ. Sau này, cái tên "Diane" đã bị loại vĩnh viễn khỏi danh sách đặt tên cho các cơn bão ở Đại Tây Dương. (Nguồn: North Carolina State Archives)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Bão Audrey là một trong những cơn bão nhiệt đới khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ khi làm cho ít nhất 416 người thiệt mạng trong cuộc tàn phá bờ biển Tây Nam Louisiana vào năm 1957. Bão Audrey đã làm ngập lụt một khu vực rộng 6.475 km2. Ước tính tổng thiệt hại do bão Audrey gây ra lên đến 147 triệu USD, trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn thứ năm được ghi nhận ở Mỹ kể từ năm 1900. Cái tên Audrey sau đó đã bị loại bỏ khỏi danh sách đặt tên cho các cơn bão ở Đại Tây Dương. (Nguồn: NOAA)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1965, bão Betsy, hay "Betsy tỷ USD" là cơn bão tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi gây ra lũ lụt trên diện rộng ở miền Nam Florida, bão Betsy tấn công Louisiana, gây ra một đợt triều cường ở hồ Pontchartrain làm ngập lụt khu vực Lower Ninth của New Orleans. Ước tính thiệt hại do cơn bão này gây ra hơn 1,42 tỷ USD, khiến 81 người thiệt mạng. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1969, bão Camille, cơn bão dữ dội thứ hai đổ bộ vào nước Mỹ sau bão Labor Day, khi san phẳng gần như mọi thứ dọc theo bờ biển của bang Mississippi và gây ra thêm lũ lụt khi quét qua dãy núi Appalachian của Virginia. Bão Camille đã khiến hơn 259 người thiệt mạng và gây thiệt hại 1,42 tỷ USD. (Nguồn: NOAA)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1972, bão Agnes đã gây ảnh hưởng từ khu vực Caribe đến Canada, đặc biệt là Pennsylvania, Mỹ. Cơn bão này gây thiệt hại ước tính 2,1 tỷ USD, khiến 128 thiệt mạng. Vì thiệt hại lớn và số người chết nghiêm trọng, cái tên “Agnes” đã bị loại bỏ khỏi danh sách đặt tên các cơn bão Đại Tây Dương. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1992, bão Andrew, cơn bão dữ dội thứ tư từng đổ bộ vào đất liền nước Mỹ, đã để lại dấu vết tàn phá khắp Florida. Đây là cơn bão có sức tàn phá nặng nề nhất từng đổ bộ vào Florida với 63.000 ngôi nhà bị phá hủy, 110.000 ngôi nhà bị hư hại và vẫn là cơn bão lớn nhất về mặt tài chính cho đến khi cơn bão Irma vượt qua nó vào 25 năm sau (năm 2017). Andrew cũng là cơn bão đổ bộ mạnh nhất vào Mỹ trong nhiều thập kỷ và là cơn bão tốn kém nhất cho đến khi bị bão Katrina vượt qua vào năm 2005. (Nguồn: NOAA)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2005, bão Katrina là cơn bão gây thiệt hại về vật chất lớn nhất và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng đổ bộ vào nước Mỹ, sau hai cơn bão Labor Day 1935 và Camile năm 1969. Tổng cộng đã có ít nhất 1.833 người thiệt mạng, tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2012, siêu bão Sandy, cơn bão mạnh nhất trong vòng 100 năm đã tấn công nước Mỹ. Cơn bão đã càn quét và gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, nhiều cơ quan và doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất điện, 1 triệu người phải sơ tán. Ước tính, bão Sandy đã khiến hơn 90 người thiệt mạng, gây thiệt hại về kinh tế tới 50 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2017, khi đổ bộ vào đất liền, cơn bão Harvey đã gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp khu vực Đông Nam tiểu bang Texas và Louisiana. Bão Harvey đã làm ngập lụt trên diện rộng, khiến 100.000 ngôi nhà bị phá hủy và hư hại, 68 người thiệt mạng. Với mức tổn thất 125 tỷ USD, Harvey đã trở thành một trong những cơn bão gây thiệt hại lớn nhất về tài sản. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2017, bão Maria được đánh giá là một trong những thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất lịch sử Puerto Rico. Nhiều tháng sau khi bão chấm dứt, các nhà nghiên cứu của Đại học Havard ước tính tổng số người thiệt mạng là 4.645, cao gấp nhiều lần so với con số 63 người chết được đưa ra trước đó. Cơn bão này đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 90 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Số ca Covid-19 tăng ở Anh và lời cảnh báo cho nước Mỹ

Số ca Covid-19 tăng ở Anh và lời cảnh báo cho nước Mỹ

Có những dấu hiệu cho thấy Vương quốc Anh có thể đang rơi vào làn sóng Covid-19 mới, và nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ ...

Tình cảm ấm áp của thầy, cô dành cho học sinh vùng lũ

Tình cảm ấm áp của thầy, cô dành cho học sinh vùng lũ

Để các em ở vùng lũ yên tâm học tập, thầy cô giáo Trường THPT Thanh Chương 3 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã thay ...

Cảnh báo nguy cơ 'ngày tận thế' với lời đe dọa sử dụng hạt nhân từ Nga, Tổng thống Mỹ hồi tưởng khủng hoảng tên lửa Cuba

Cảnh báo nguy cơ 'ngày tận thế' với lời đe dọa sử dụng hạt nhân từ Nga, Tổng thống Mỹ hồi tưởng khủng hoảng tên lửa Cuba

Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ cuộc ...

Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết

Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết

Trong số 189 người được trao giải Nobel hoá học, 3 gia đình có ít nhất 2 thành viên được vinh danh, và kém may ...

Sức tàn phá 'khủng khiếp' của bão Noru khi càn quét miền Trung

Sức tàn phá 'khủng khiếp' của bão Noru khi càn quét miền Trung

Sau khi càn quét vào đất liền, bão Noru đã để lại khung cảnh tan hoang, ngập lụt. Người dân các tỉnh miền Trung bị ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động