Nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% tổng nợ công

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã trả lời các phóng viên về chỉ đạo của Chính phủ trong việc xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước mà dư luận đang quan tâm trong thời gian qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa (Nguồn: cafef)

Báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Một số ý kiến cho rằng, khoản nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015, các phóng viên đã đặt câu hỏi về chỉ đạo của Chính phủ nhằm xử lý tình trạng nợ của DNNN.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, đến hết năm 2014, tổng số nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gần 1,57 triệu tỉ đồng, so với vốn chủ sở hữu là 1,41 lần (mức quy định chung là không quá 3 lần). Hằng năm các doanh nghiệp vẫn chủ động bố trí nguồn, cơ bản trả nợ đúng hạn.

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, từng doanh nghiệp phải ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của mình; bảo đảm hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần; doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và bảo đảm khả năng trả nợ; xây dựng kế hoạch, cân đối dòng tiền, bảo đảm nguồn trả nợ; thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng cam kết, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn; lãnh đạo doanh nghiệp phải bảo đảm khả năng trả nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của các Bộ, UBND cấp tỉnh trong chỉ đạo quản lý nợ đối với DNNN.

Hiện nay, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% tổng nợ công (cụ thể, trong cơ cấu nợ công thì 80% là nợ Chính phủ, 19% là nợ Chính phủ bảo lãnh và 1 % là nợ chính quyền địa phương). Nếu tính theo % so với GDP thì nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 11,4%.

Việc Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn có giá trị lớn mà đôi khi các tổ chức tín dụng đòi hỏi việc thu xếp vốn cho các dự án phải có bảo lãnh của Chính phủ. Bên cạnh đó, chi phí của khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ sẽ thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp trực tiếp vay thương mại thông thường. Việc Chính phủ bảo lãnh cho các DNNN vay vốn đều thực hiện chặt chẽ theo quy định về việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 của Chính phủ.

Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, trọng điểm của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng nhất là trong các giai đoạn nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Các DNNN có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.

Chính phủ đã chỉ đạo việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ phải thực hiện trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý chặt chẽ điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ.

PV.

Xem nhiều

Đọc thêm

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu ...
Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hội nghị Doanh nhân Việt Nam 2024 với chủ đề Doanh nhân Việt Nam: Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ diễn ra tại ...
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Ngày 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam.
Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Là cửa ngõ quan trọng trên vùng Tam giác phát triển, khu vực biên giới tỉnh Gia Lai là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại rất ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Ngày 24/11, Chủ tịch Quốc hội đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự các hội nghị tại Campuchia.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động