Nhỏ Bình thường Lớn

Nợ Trung Quốc tăng vọt sau đại dịch

Nợ của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua và là một trong những thách thức kinh tế lớn nhất mà quốc gia này phải đối mặt.
Bắc Kinh nhận định rằng nợ nần chồng chất là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định kinh tế (Nguồn: Bloomberg)
Trung Quốc cho rằng, nợ là một mối đe dọa tiềm tàng đối với nền kinh tế. (Nguồn: Bloomberg)

Bắc Kinh nhận định, nợ nần chồng chất là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định kinh tế. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ để phát triển kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng. Nhưng nỗ lực này đã bị tạm dừng trong năm ngoái do Covid-19.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và khiến các nhà chức trách phải nới lỏng điều kiện vay vốn cho các doanh nghiệp nước này. Kết quả là, nợ của Trung Quốc - được tính theo quy mô nền kinh tế - tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái.

Trước đó, Trung Quốc tích lũy nợ nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, khi các nhà chức trách đưa ra một gói kích thích khổng lồ, được tài trợ phần lớn thông qua các khoản vay ngân hàng.

Số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, mức nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ổn định trong vài năm, trước khi tăng trở lại và đạt mức cao nhất mọi thời đại là gần 290% GDP trong quý III/2020.

Nhưng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất ghi nhận mức nợ tăng vọt vào năm 2020.

Dữ liệu của BIS cho thấy, các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng chứng kiến ​​sự gia tăng tỷ lệ nợ lên mức cao. Điều này xảy ra khi các chính phủ trên khắp thế giới tăng chi tiêu để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình vượt qua những thách thức do đại dịch gây ra.

Tuy nhiên, thành phần nợ của Trung Quốc không giống như Mỹ và Nhật Bản.

Theo số liệu của BIS, khu vực doanh nghiệp ở Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ, lên tới hơn 160% GDP. Trong khi đó, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ở cả Mỹ và Nhật Bản.

Với nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, Trung Quốc đã tiếp tục nỗ lực kiềm chế nợ trong những tháng gần đây, sau khi phải tạm dừng nỗ lực này trong phần lớn năm ngoái.

Nỗ lực trên đã thu về một số kết quả. Hệ thống quản lý tài chính xã hội của Trung Quốc, một thước đo rộng rãi về tín dụng và thanh khoản trong nền kinh tế, đã tăng 11% trong tháng 5/2021 so với một năm trước.

Các nhà kinh tế tại ngân hàng Anh Barclays dự báo, tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc sẽ trong khoảng 10-10,5% vào cuối năm nay, so với mức 13,3% vào cuối năm 2020.

Mức nợ tăng vọt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giúp Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - tính theo danh nghĩa - vào năm 2010. Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí đó đến thời điểm hiện tại và chỉ đứng sau Mỹ.

Trung Quốc hiện nay đặt mục tiêu trở thành một quốc gia tiên tiến. Tháng 11/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, quốc gia này có thể tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2035.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh có thể không đạt được các mục tiêu kinh tế này bởi cuộc đàn áp nợ của Trung Quốc sẽ làm giảm triển vọng kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới.

Kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào khi người dân bỏ phố, về quê?
'Vạn Lý Trường Thành' của nền kinh tế Trung Quốc
Nếu xung đột Mỹ-Trung thêm căng, kinh tế Australia ‘hứng đòn đau’ tới mức nào?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (18-24/6): Nga 'ngó lơ' đồng USD; nhà tài trợ Trung Quốc áp đảo ở EURO 2021; EU thua kiện AstraZeneca
Bốn tuyệt chiêu giúp kinh tế Trung Quốc 'né' đòn nhân khẩu học
TIN LIÊN QUAN

(theo CNBC)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi