Nobel Hòa bình 2020 vinh danh Chương trình Lương thực Thế giới: Giải thưởng xứng đáng

Quang Đào
TGVN. Việc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, tổ chức nhân đạo chuyên giải quyết nạn đói và thúc đẩy an ninh lương thực, được trao giải Nobel Hòa bình năm 2020 cho thấy thế giới đã nhận ra được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nobel Hòa bình 2020 vinh danh Chương trình Lương thực Thế giới: Giải thưởng xứng đáng
Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020 được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP). (Nguồn: Nobel Prize)

Sau nhiều đồn đoán, ngày 9/10, Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công bố giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ). Theo CNN, WFP là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới giải quyết nạn đói - được trao giải Nobel Hòa bình vì “những nỗ lực chống lại nạn đói; những cống hiến cho hòa bình ở những khu vực tranh chấp và vì đã hành động để ngăn chặn việc sử dụng nạn đói như vũ khí của chiến tranh và xung đột”.

Phát ngôn viên WFP Tomson Phiri nói, giải Nobel Hòa bình là vinh dự và là “một khoảnh khắc đáng tự hào” đối với tổ chức của LHQ. “Một trong những nét đẹp của các hoạt động của WFP là chúng tôi không chỉ cung cấp lương thực cho hôm nay và ngày mai, chúng tôi còn trang bị cho mọi người kiến thức, phương tiện để nuôi sống bản thân cho mai sau”, ông Phiri nói.

Giám đốc WFP, ông David Beasley chia sẻ, ông đã không thốt ra được lời nào và quá đỗi bất ngờ khi được thông báo WFP thắng giải Nobel hòa bình. “Chắc đây là lần đầu tiên tôi không nói thành lời. Tôi quá sốc và bất ngờ” - ông Beasley, người từng giữ chức thống đốc bang Nam Carolina (Mỹ), trả lời Hãng thông tấn AP từ Niger.

Lịch sử thành lập

WFP được thành lập vào năm 1962 theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower. Ban đầu, chương trình được coi là một thử nghiệm kéo dài ba năm, nhằm đánh giá sự hiệu quả của việc cung cấp viện trợ lương thực khẩn cấp thông qua hệ thống của LHQ.

Trong những năm đầu, cơ quan non trẻ của LHQ được giao nhiệm vụ đối phó với những hậu quả của một loạt các thảm họa tự nhiên và do con người tạo ra. Ra đời được vài tháng thì một trận động đất xảy ra ở miền Bắc Iran khiến hơn 12.000 người chết. WFP đã gửi cho những người sống sót 1.500 tấn lúa mì, 270 tấn đường và 27 tấn chè. Những nơi khác cũng bắt đầu cần sự giúp đỡ của WFP: một cơn bão đổ bộ vào Thái Lan; những người tị nạn chiến tranh cần lương thực ở Nigeria…

Ngay từ đầu, WFP tập trung vào hỗ trợ khẩn cấp cũng như hỗ trợ phục hồi và phát triển. Năm 1963, WFP khởi động chương trình phát triển đầu tiên để hỗ trợ người Nubia tại Wadi Haifa (Sudan) và dự án bữa ăn học đường ở Togo.

Thời hạn ba năm kết thúc, LHQ đã thấy rõ rằng cuộc thử nghiệm đã chứng minh được giá trị của nó và WFP trở thành một cơ quan chính thức của LHQ. Trong gần 60 năm hoạt động, các quốc gia thành viên của LHQ đã nhận thấy một sự thật rằng, những nỗ lực đa phương về hỗ trợ nhân đạo sẽ luôn tồn tại và chỉ kết thúc đến khi nào thế giới thực sự hòa bình, không còn xung đột và thiên tai.

Chương trình vì nhân loại

WFP có trụ sở chính tại Rome (Italy) và hơn 80 văn phòng quốc gia trên thế giới. Theo số liệu chính thức, WFP cung cấp hỗ trợ lương thực cho trung bình 91,4 triệu người ở 83 quốc gia mỗi năm. Tính đến năm 2019, phạm vi tiếp cận của tổ chức này đã tăng lên 97 triệu người ở 88 quốc gia, lớn nhất kể từ năm 2012, và 2/3 hoạt động của tổ chức này được tiến hành trong các khu vực có xung đột.

WFP cho biết ngày nào tổ chức này cũng có 5.600 xe tải, 30 tàu và gần 100 máy bay đang trên đường di chuyển và phân phối hơn 15 tỉ khẩu phần lương thực hằng năm. Tổ chức huy động được tám tỷ USD vào năm 2019. Số tiền này dùng để cung cấp 4,2 triệu tấn lương thực và 2,1 tỷ USD tiền mặt. WFP có hơn 17.000 nhân viên. Khoảng 90% trong đó làm việc tại các quốc gia nơi tổ chức này cung cấp hỗ trợ.

Ngoài viện trợ lương thực khẩn cấp, WFP tập trung vào cứu trợ và phục hồi, viện trợ phát triển và các hoạt động đặc biệt, chẳng hạn như làm cho hệ thống lương thực linh hoạt hơn trước biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị.

WFP là thành viên điều hành của Nhóm Phát triển LHQ, cùng hướng tới mục tiêu hoàn thành 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), và ưu tiên hàng cho đích đến là đạt được SDG 2 “không còn nạn đói” vào năm 2030.

Giải thưởng xứng đáng

Nhân loại tiến bộ đang hướng đến mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới bằng các phương pháp như: đấu tranh để cấm vũ khí hạt nhân, hạn chế sản xuất vũ khí và buôn bán vũ khí, ngăn chặn những xung đột thông qua đàm phán ngoại giao...

Thế nhưng, việc tập trung vào giải quyết hậu quả của chiến tranh cũng là một phần không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu thế giới hòa bình và hạnh phúc. Đó chính là những gì mà WFP đang hướng đến.

Theo nhận xét của Ủy ban Nobel Na Uy, WFP đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác đa phương nhằm “biến an ninh lương thực trở thành một công cụ hòa bình”.

Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, những việc làm của WFP có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân loại. Ngoài ứng phó với thiên tai, việc giúp đỡ người dân ở các khu vực xung đột vũ trang chiếm phần lớn nỗ lực cứu trợ của WFP.

Chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn là những kẻ thù lớn nhất mà WFP phải đối mặt. WFP cảnh báo hơn 821 triệu người trên thế giới đang bị đói thường xuyên, 135 triệu người đối mặt với nạn đói trầm trọng và 130 triệu người sẽ bị đói vào cuối năm 2020 do đại dịch Covid-19.

Nói về lý do vì sao trao giải cho WFP, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết: “Mối liên hệ giữa nạn đói và xung đột vũ trang là một vòng luẩn quẩn: chiến tranh và xung đột có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói, cũng như nạn đói và mất an ninh lương thực có thể dẫn tới các cuộc xung đột và sử dụng vũ lực”.

Xung đột vũ trang tiếp tục tàn phá toàn cầu, và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh đói nghèo. Năm nay, khoảng 20 triệu người ở Nam Sudan, Yemen, Somalia và miền Bắc Nigeria đang sống trên bờ vực của nạn đói. WFP cũng lưu ý số người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên thế giới đã tăng gần 70% trong vòng bốn năm qua và suy thoái kinh tế do Covid-19 sẽ gây ra “đại dịch đói”.

Không những vậy, biến đổi khí hậu khiến cho nạn hạn hán, lũ lụt… và các thảm họa tự nhiên khác diễn ra ngày một phức tạp và khó lường hơn, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Vì vậy, trong bối cảnh đầy biến động hiện nay, thế giới đang cần WFP hơn bao giờ hết và giải thưởng Nobel Hòa bình cho tổ chức này là hoàn toàn xứng đáng.

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

TGVN. Chiều 12/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.

Giải Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc

Giải Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc

TGVN. Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công bố giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ...

Hai nhà khoa học nữ trở thành chủ nhân giải Nobel Hóa học 2020

Hai nhà khoa học nữ trở thành chủ nhân giải Nobel Hóa học 2020

TGVN. Chiều 7/10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai ...
Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới, bảo đảm các các quyền của ...
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Laureus Awards 2024: Novak Djokovic được vinh danh là vận động viên hay nhất năm 2023

Laureus Awards 2024: Novak Djokovic được vinh danh là vận động viên hay nhất năm 2023

Novak Djokovic, Rafael Nadal hội ngộ Usain Bolt, Lindsey Vonn, Aitana Bonmati tại lễ trao giải được coi là 'Oscar thể thao' tại Tây Ban Nha.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy ...
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động