Quầng Mặt trời xuất hiện khi các tinh thể băng phản chiếu ánh sáng, tạo ra ảo ảnh về một vòng tròn bao quanh Mặt trời. Hiện tượng này có thể được thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nhưng bạn dễ dàng quan sát ở núi Agung, Bali, Indonesia. (Nguồn: MSN)
Bụi quỷ là hiện tượng xuất hiện phổ biến ở các khu vực sa mạc khô nóng khi gió thổi khiến cát và bụi tạo thành những cột vòi rồng nhỏ. Hiện tượng này có thể quan sát tốt nhất ở Thung lũng Great Rift tại Kenya. (Nguồn: MSN)
Những đám mây dạ quang là kết quả từ việc các tinh thể băng phản chiếu ánh Mặt trời sau hoàng hôn. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở các khu vực từ vĩ độ 45 đến vĩ độ 80 ở phía Bắc và phía Nam của đường Xích đạo trong những tháng mùa Hè. Bạn có thể quan sát hiện tượng này ở Estonia, Phần Lan và Thụy Điển từ tháng 5 đến tháng 8. (Nguồn: MSN)
Vành đai sao Kim là hiện tượng tuyệt đẹp khi một vành đai màu hồng xuất hiện trên đường chân trời màu xanh và thường được quan sát ở Dreisesselberg, Bavaria, Đức. (Nguồn: MSN)
Giống như cầu vồng bình thường nhưng cầu vồng trắng, hay cầu vồng sương, xuất hiện trong sương thay vì sau cơn mưa. Do kích thước của những giọt nước rất nhỏ nên màu sắc nhạt đến nỗi chúng gần như là màu trắng. Cầu vồng trắng thường được trông thấy ở những ngọn núi của Romania, thác nước Yosemite tại California, Mỹ khi tuyết tan chảy cũng như trong những khu rừng ở Costa Rica từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 2. (Nguồn: MSN)
Chớp núi lửa thường được thấy trong những đám mây tro núi lửa ở hầu hết các đợt phun trào, trong đó có núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland và núi Etna ở Sicily, Italy. (Nguồn: MSN)
Những cơn gió Katabatic bất thường xuất hiện ở khu vực cao như núi đồi, cao nguyên và sau đó thổi xuống các thung lũng do sự thay đổi về áp suất. Hiện tượng này có thể quan sát thấy ở Nam Cực, Greenland và những vịnh hẹp ở Na Uy. (Nguồn: MSN)
Tia chớp xanh là ảo ảnh thị giác xảy ra trước hoàng hôn hoặc sau bình minh và thường xuất hiện với một điểm màu xanh lá cây bên trên Mặt trời rồi sau đó biến mất nhanh chóng. Hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng bị khúc xạ trong không khí. Bạn có thể nhìn thấy tia chớp xanh ở mọi nơi trên thế giới và rõ nhất vào những ngày trời quang khi nhìn về đường chân trời phía xa. (Nguồn: MSN)
Cầu vồng Mặt trăng tương tự như cầu vồng nhưng thay vì phản chiếu ánh sáng Mặt trời thì ở đây là ánh sáng của Mặt trăng. Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp và những cầu vồng này thường mờ hơn cũng như nhỏ hơn cầu vồng thông thường. Điều kiện hoàn hảo để quan sát được cầu vồng Mặt trăng là vào những đêm trăng tròn trong khoảng 2 đến 3 giờ sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Địa điểm bạn có thể trông thấy rõ nhất là gần một thác nước, chẳng hạn như trong Vườn quốc gia Yosemite, hồ Plitvice ở Croatia và thác Victoria ở Zimbabwe. (Nguồn: MSN)
Hoa sương giá thường xuất hiện khi nhiệt độ mặt nước dưới băng ấm hơn nhiệt độ trong không khí. Hiện tượng này phổ biến ở các vùng cực, tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát được ở các hồ nước tại Hokkaido, Nhật Bản vào mùa Đông. (Nguồn: MSN)
Hiện tượng những tia chớp hình quả bóng từng được ghi lại từ thế kỷ 17 và cho đến năm 2012, hiện tượng này lại xuất hiện một lần nữa. Tuy nhiên, do ít xảy ra và thiếu các dữ liệu đáng tin cậy nên nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn là một bí ẩn và người ta không thể dự đoán khi nào nó sẽ xảy ra. (Nguồn: MSN)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.