Nơi tiếng Việt vang lên giữa giảng đường

Sống xa quê hương, nhưng mỗi khi qua Viện Á Phi IXAA, nghe tiếng Việt vang lên giữa giảng đường, tôi thật sự xúc động và thầm cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Nga đã có công nghiên cứu, truyền bá và bảo tồn tài sản tinh thần của dân tộc Việt Nam giữa xứ Bạch dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Buổi giao lưu giữa SV Nga học Tiếng Việt và SV Việt Nam học tại Đại học Ngoại giao Mátxcơva (LB Nga)


Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva có ba khu chủ yếu, đó là quần thể Hành chính - Giảng đường trên đồi Chim sẻ (trước đây là đồi Lênin), khu giảng dạy dự bị trên phố Krijanovxki, khoa Báo chí - Thư viện gần Điện Kremlin, Viện Á Phi IXAA trên phố Makhovaia và gần một chục khu ký túc xá rải rác khắp thủ đô.

Viện các nước Á - Phi IXAA (Institute of Asian and African studies) ra đời năm 1956, là trung tâm nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, kinh tế của hàng chục nước châu Á và châu Phi, trong đó, khu vực Đông Nam Á, được coi là trọng điểm nghiên cứu.

Nơi đây đã từng đào tạo hàng loạt cán bộ khoa học, những chính khách, những nhà Việt Nam học nổi tiếng như E.Kôbêlev, A.Xôcôlôv, I.Mankhanôva, A.Xiunhenbec...

Sinh viên Nga sau 5 năm học tại bộ môn Tiếng Việt IXAA sẽ trở thành những cán bộ phiên dịch, những chuyên gia làm việc ở các hãng thông tấn, báo chí và những cơ quan liên quan tới lĩnh vực Tiếng Việt.

Bộ môn Tiếng Việt đào tạo một cách có hệ thống về lịch sử Tiếng Việt, lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến đương đại; nghiên cứu khá sâu rộng về văn học Việt Nam qua các thời kỳ, do các Giáo sư có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy. Thời kỳ cao điểm những năm 1970 có tới tám chục sinh viên và gần hai chục nghiên cứu sinh theo học.

Những tác giả Việt Nam và danh nhân Việt Nam như Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Hồ Xuân Hương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… trở nên quen thuộc với các sinh viên Nga.

Ngoài các môn chính, sinh viên còn được học về phong tục, tập quán, nghi lễ; được học âm nhạc và hội họa của Việt Nam.

Giáo sư V. Remartruc, chủ nhiệm bộ môn Ngữ văn các nước Đông Nam Á cho biết, ông là người vô cùng say mê tranh lụa Việt Nam. Ông có một bộ sưu tầm khá đầy đủ tranh lụa của Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Ông còn lưu giữ nhiều bức thư trao đổi với nhà ngôn ngữ Nguyễn Phan Cảnh, con của họa sĩ, về tranh dân gian Việt Nam. Rất hiếm một người nước ngoài nào có thể đọc thuộc lòng hầu hết Truyện Kiều và dẫn những câu Kiều đúng lúc, đúng chỗ như Giáo sư V.Remartruc.

Các sinh viên Nga học Tiếng Việt ở đây đều được đặt tên Việt Nam. Tháng trước, khi tôi đến nói chuyện và kiểm tra ngữ âm của các em, thầy giáo đưa cho tôi một danh sách 18 em mang tên Việt thuần túy như Phượng, Lý, Xuân, Hùng… Một số em vào học Tiếng Việt là tự nguyện; còn một số do sắp xếp, ban đầu còn rất chểnh mảng không muốn đến lớp, nhưng khi vào học một thời gian, em nào cũng rất yêu Tiếng Việt, thích các bài hát Việt Nam, mong muốn được đến Việt Nam để tận mắt ngắm phong cảnh và thưởng thức những món ăn mà chỉ được biết qua sách vở. Các em đọc rất nhiều và viết những bài nghiên cứu công phu trong các Hội nghị Khoa học về Châu Á. Một trong những học sinh Nga tôi có dịp dạy phụ đạo là Alixa Ademchenkô còn tự học thêm tiếng Hán và xin làm luận văn về "Vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ.

Trong các cuộc hội diễn tổ chức tại Trường, các sinh viên Nga mặc áo dài trình diễn điệu múa nón và những làn điệu dân ca Việt Nam đã thực sự chinh phục được khán giả. Đêm thơ Nguyên tiêu do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại LB Nga tổ chức, các em đã tham gia đọc thơ Bác và những bài thơ của các nhà thơ Nga bằng nguyên bản và bản dịch tiếng Việt..

Năm 2001, trên tinh thần trao đổi, hợp tác, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia và IXAA đã ký văn bản trao đổi sinh viên hai nước, theo đó, một số sinh viên bộ môn Tiếng Việt sẽ được sang thực tập ở Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam tương đương sẽ được sang Nga thực tập. Nhưng đáng tiếc, do lý do kinh phí, kế hoạch thiết thực này chỉ thực hiện được mỗi hai năm.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, thực hiện các đề tài, một vài thầy giáo, cô giáo Bộ môn Tiếng Việt thỉnh thoảng được sang Việt Nam; nhưng còn nhiều thầy giáo, cô giáo khác thì sau hàng chục năm giảng dạy vẫn chưa được trở lại Việt Nam, vẫn kể cho sinh viên "Hà Nội là một thành phố xe đạp và tàu điện leng keng" như những năm 1960 họ được đặt chân đến!

Trong một lần gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, tôi có đề cập tới sự thiếu thốn tư liệu, sách vở, các phương tiện trực quan phục vụ giảng dạy của Bộ môn Tiếng Việt ở IXAA, ông cho biết, Bộ Ngoại giao sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ những gì có thể để thầy và trò bộ môn Tiếng Việt để việc dạy và học tập được tốt hơn.

Cùng trong một khu giảng đường, nhìn thấy sinh viên học Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Indonesia… được trang bị đầy đủ từ điển, bản đồ, các phương tiện nghe nhìn và hàng năm đều được bố trí một chuyến đi thực tập tiếng… tôi không khỏi chạnh lòng.

Nguyễn Huy Hoàng

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động