Nông nghiệp ASEAN hướng tới tự cường, sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, tinh thần chủ đạo của năm ASEAN 2018 là hướng tới một Cộng đồng “Tự cường và Sáng tạo".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao Mong muốn cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu
nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch quốc gia

Hội nghị AMAF lần thứ 40 diễn ra tại Việt Nam lần này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần thứ ba Việt Nam giữ chức Chủ tịch AMAF, Chủ tịch AMAF+3 (3 nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 18 (từ tháng 10/2018-10/2019).

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nước thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu kết hợp đổi mới khoa học công nghệ gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và bao trùm. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có phần đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ. Nông nghiệp đóng vai trò cốt lõi ảnh hưởng tới sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia thành viên và các đối tác trong khu vực.

nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị. (Nguồn: VGP News)

Thực tế cho thấy, đối với hầu hết các quốc gia ASEAN, nông nghiệp được coi là bệ đỡ của nền kinh tế giúp các nước vượt qua nhiều biến động và khủng hoảng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Vì vậy, hợp tác nông lâm nghiệp vẫn luôn là nội dung then chốt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nông nghiệp cũng là lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro. Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các ngành kinh tế khác trong việc sử dụng nguồn lực, nhất là lao động, đất đai và nguồn nước.

Nền nông nghiệp của khu vực đứng trước nhiều thách thức như suy giảm năng suất lao động nông nghiệp và nhịp độ tăng trưởng, chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị, tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Điển hình là trận động đất và sóng thần mới đây tại Indonesia đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, để lại hậu quả vô cùng khắc nghiệt và lâu dài. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị hội nghị vận dụng các cơ chế sẵn có của ASEAN như Quỹ Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN + 3 (APTERR) để kịp thời hỗ trợ các nạn nhân vượt qua các khó khăn và tổn thất do trận động đất và sóng thần mang lại.

Trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Cộng đồng Kinh tế ASEAN đưa ra biện pháp thiết thực tận dụng các cơ hội này, thúc đẩy nền nông lâm ngư nghiệp của khu vực ASEAN tiến kịp với các quốc gia phát triển. Đặc biệt, các nước thành viên ASEAN cần chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hoá.

Bên cạnh đó, phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân, tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối và quản lý đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi giá trị. Đây cũng chính là tinh thần chủ đạo của năm ASEAN 2018, hướng tới một Cộng đồng “Tự cường và Sáng tạo” vì lợi ích của người dân trong khu vực.

nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao
Hội nghị AMAF 40 tại Hà Nội. (Nguồn: Báo Lao động)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tin tưởng, cùng với những nỗ lực chung của hợp tác khu vực và của từng nước thành viên, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN sẽ đẩy nhanh tiến trình thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tầm nhìn và Kế hoạch hành động chiến lược về Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thực phẩm và nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2025.

Là thành viên tích cực của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam rất coi trọng các tiến trình hợp tác khu vực và sẽ tiếp tục đầu tư thích đáng về nguồn lực, nghiên cứu và đề xuất các sáng kiến khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, vì lợi ích thiết thực của người dân ASEAN.

Dự kiến, Hội nghị sẽ thông qua các chiến lược, chính sách và hướng dẫn trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp của khu vực, đề xuất các sáng kiến hợp tác với các nước đối tác và tổ chức quốc tế nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của Tầm nhìn ASEAN đến năm 2025 và Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030.

Các Bộ trưởng sẽ xem xét và thông qua 23 Kế hoạch hành động, hợp tác và các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. 

nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao Tìm giải pháp bền vững thích ứng với lũ tại ĐBSCL

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi kiểm tra tình hình và ...

nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Sáng tạo để đổi mới trong nông nghiệp

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã dự và phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Tăng trưởng châu Á 2018, ...

nong nghiep asean huong toi tu cuong sang tao Phó Thủ tướng: Quyết không để EC rút "thẻ đỏ" thủy sản

Ngày 3/8 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị về tổng kết thực hiện Chỉ thị của Chính ...

Phong Nhi

Đọc thêm

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Đỗ Lê Hải Băng lại yêu thích các chương trình thời trang, biểu diễn nghệ thuật.
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Dự báo thời tiết ngày mai (10/1): Bắc Bộ trời rét; nhiều khu vực ngày nắng; Trung Bộ có mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (10/1): Bắc Bộ trời rét; nhiều khu vực ngày nắng; Trung Bộ có mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (10/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Cùng Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng

Cùng Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng

Thành công của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 không thể không nhắc đến vai trò của Chủ tịch Hội đồng cố vấn, Hoa hậu ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Lào: Nối mạch cho những ‘trái tim’ tạo thêm xung lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Lào: Nối mạch cho những ‘trái tim’ tạo thêm xung lực

Chuyến thăm Lào của Thủ tướng tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Việt Nam là coi trọng, ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác với ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động