Nhỏ Bình thường Lớn

Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin ngày 16/7, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã tới Trung Quốc, tái khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa hai quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới.
Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?
Ngày 16/7, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã tới Trung Quốc, tái khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa hai quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới. (Nguồn: EPA-EFE)

CCTV cho biết "Trung Quốc và Mỹ sẽ trao đổi quan điểm sâu rộng" về các vấn đề khí hậu.

Trước đó, tại một hội nghị bàn tròn về biến đổi khí hậu với các quan chức chính phủ Trung Quốc và các chuyên gia khí hậu ngày 8/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói, “Mỹ và Trung Quốc, với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, phải hợp tác để chống lại 'mối đe dọa hiện hữu' của biến đổi khí hậu”.

Tin liên quan
Mỹ kêu gọi Trung Quốc Mỹ kêu gọi Trung Quốc 'chung tay hành động' chống biến đổi khí hậu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Yellen cho biết sự hợp tác trước đây về biến đổi khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những bước đột phá toàn cầu như Thỏa thuận Paris 2015. Hiện cả hai chính phủ đều muốn hỗ trợ các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển để họ có thể đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Phát biểu tại hội nghị bàn tròn về khí hậu ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen nhấn mạnh việc tiếp tục hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc về tài chính khí hậu là rất quan trọng và cả hai nước đều có trách nhiệm chung đi đầu trong vấn đề này.

Bà Yellen nói: "Biến đổi khí hậu đứng đầu danh sách các thách thức toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để giải quyết mối đe dọa hiện hữu này. Tôi tin rằng việc tiếp tục hợp tác giữa hai nước về tài chính khí hậu là rất quan trọng. Với tư cách là hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng tái tạo, hai bên có cả trách nhiệm chung và dẫn đầu".

Cây biến đổi gene ngăn khủng hoảng khí hậu

Cây biến đổi gene ngăn khủng hoảng khí hậu

Trong các biện pháp đối phó với khủng hoảng khí hậu, trồng cây đem lại hiệu quả lớn nhất, vì lý do đơn giản: cây ...

Ngày Sức khỏe thế giới 2022: Thay đổi vì biến đổi khí hậu

Ngày Sức khỏe thế giới 2022: Thay đổi vì biến đổi khí hậu

Ngày 7/4, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức cuộc thảo luận trực tuyến về tác động ...

Ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam chọn phương thức ‘một mũi tên trúng hai đích’

Ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam chọn phương thức ‘một mũi tên trúng hai đích’

Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), thực hiện cam kết tại COP26, Việt Nam sẽ tập trung phát triển nền công nghiệp về ...

Giải pháp 'một mũi tên trúng hai đích' cho biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Giải pháp 'một mũi tên trúng hai đích' cho biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Việc đầu tư phát triển các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ khắc phục được tình trạng biến đổi khí hậu ...

Mỹ muốn đàm phán về biến đổi khí hậu với Trung Quốc, điều kiện bắt buộc là gì?

Mỹ muốn đàm phán về biến đổi khí hậu với Trung Quốc, điều kiện bắt buộc là gì?

Ngày 31/8, Trung Quốc cho biết điều kiện để nối lại các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về biến đổi khí hậu là ...

(theo AFP, Reuters)