TIN LIÊN QUAN | |
Pakistan bắn rơi thiết bị bay không người lái của Ấn Độ | |
Căng thẳng Pakistan-Ấn Độ: Khi hoạt động Ngoại giao im tiếng |
Ông Mohmand cho rằng ý kiến trên có thể không được một số người tán thành. Nhưng ông đưa ra một khung cảnh lịch sử về vấn đề Afghanistan và khẳng định, hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới là không cần thiết và điểm lại cuộc đối đầu của Afghanistan với Thực dân Anh hồi thế kỷ 19, với cuộc xâm lược của Nga vào thế kỷ 20 và nay với cuộc xâm lược của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cựu Đại sứ Pakistan tại Afghanistan Rustam Mohmand. (Nguồn: IRNA) |
Nguồn lực tiềm tàng của Afghanistan
Ông Mohmand cũng mô tả những khó khăn lớn mà Afghanistan phải chịu đựng như kinh tế, xã hội, như 90% GDP hàng năm phụ thuộc vào tài trợ nước ngoài hay chi phí của lực lượng chiếm đóng; nguồn thu nội địa chỉ từ 5 - 7% GDP; tỷ lệ thất nghiệp tới 45%, các nền tảng yếu kém về y tế, chăm sóc trẻ em, tình trạng người dân chạy khỏi đất nước, nạn buôn bán ma túy…
Ông Mohmand cho rằng Afghanistan có những nguồn lực tiềm tàng lớn, các nguồn tự nhiên, trong đó quý giá nhất là nguồn nước. Sông Kabul đóng góp tới 21% đối với hệ thống sông Indus. Tuy nhiên, đến nay chưa có thỏa thuận nào giữa Pakistan và Afghanistan về chia sẻ nguồn nước này. Tiếp đến là việc khai thác các nguồn lợi khoáng sản. Pakistan nên chia sẻ vì có kỹ nghệ và nắm trong tay 1,4 triệu người Afghanistan tỵ nạn. Nhưng các vấn đề đôi khi nổi lên chỉ vì cách đề cập của Pakistan. Ví dụ, Afghanistan từng yêu cầu Pakistan cho phép lãnh thổ của mình được sử dụng cho chuyển giao thương mại giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng Pakistan bác bỏ. Pakistan cũng xây tường rào biên giới với Afghanistan…
Những nhân tố đó làm cho thương mại giữa hai nước sụt giảm và với Ấn Độ là không đáng kể. Ông Mohmand đặt câu hỏi Pakistan sẽ đi về đâu trong thế kỷ 21 này, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc có vấn đề với nhau, nhưng buôn bán giữa họ vẫn vượt quá 85 tỷ USD?
4 trở ngại với Kabul
Ông Mohmand cũng cho rằng Mỹ đi tới kết luận phải rời khỏi Afghanistan và Taliban phải trở thành dòng chảy chính dưới sự dàn xếp có thể chấp nhận được nào đó. Đó là một động thái tốt, vì người Afghanistan quá mệt mỏi với chiến tranh. Tuy nhiên, hiện có các vấn đề là sự ra đi của các lực lượng nước ngoài; hệ thống quản trị quyền lực tại Afghanistan; liệu có một cuộc ngừng bắn hay không; điều gì được cho là Taliban sẽ nằm trong dòng chảy chính?
Các tay súng Taliban. (Nguồn: Reuters) |
Ông Mohmand chỉ ra những trở ngại để giải quyết vấn đề như sau: (i) Tự thân Chính phủ Kabul. Chính phủ muốn Taliban đến với họ, nhưng Taliban từ chối công nhận tính hợp pháp của Chính phủ. (ii) Người Mỹ vẫn chưa quyết định về khuôn khổ rút quân. (iii) Tự thân Nhóm Taliban, vì Taliban không có khả năng chứng tỏ trước thế giới người Afghanistan sẽ giống ai theo cái nghĩa của tự cai quản; (iv) Chính phủ lâm thời (thành phần, quyền hạn, nhiệm kỳ và Ban lãnh đạo).
Ông Mohmand cũng nói trong vài năm qua, Trung Quốc và Iran đã định hình quan hệ với Taliban và lo ngại rằng với việc rút lực lượng nước ngoài (khỏi Afghanistan), thì sẽ có một chế độ quân chủ ở Afghanistan, sự nổi lên của Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và việc sản xuất thuốc phiện không thể kiểm soát.
Cuối cùng, ông Mohmand cho rằng hiện ở Pakistan có nhiều trung tâm có tham vọng về chính sách và Pakistan từng bị cản trở bởi quan điểm kiềm chế vai trò của Ấn Độ tại Afghanistan. Điều này có những biện giải nào đó, nhưng mâu thuẫn với mục tiêu căn bản là phải tập trung để tìm kiếm giải pháp bền vững cho vấn đề Afghanistan. Do vậy, đến nay trên thực tế Pakistan đã tập trung hơn vào kiềm chế vai trò của Ấn Độ, chứ ít chú tâm để tìm kiếm hòa bình tại Afghanistan.
Theo ông Mohmand, Pakistan và Ấn Độ cần phối hợp cùng nhau về những dự án bên trong lãnh thổ Afghanistan vì lợi ích của cả hai nước.
| Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan đấu súng cối ở LoC Giới chức cho biết, ngày 12/4, các binh sĩ của Ấn Độ và Pakistan đã đấu súng cối và nổ súng nhằm vào các cứ ... |
| Ngoại trưởng Pakistan: Có "thông tin tình báo" Ấn Độ đang chuẩn bị cuộc tấn công mới Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi ngày 7/4 cho biết Pakistan có "thông tin tình báo đáng tin cậy" rằng Ấn Độ sẽ tấn công ... |
| Thủ tướng Pakistan kêu gọi thiết lập mối quan hệ mới với Ấn Độ Hôm 22/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan thông báo đã nhận được một thông điệp của người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp ... |