'Phản đòn' trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đã sẵn sàng cho một cuộc lao dốc?

Minh Anh
Hơn 8 tháng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, "kịch bản xấu" đối với nền kinh tế Nga đã không xảy ra. Một số dữ liệu còn cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang hoạt động tốt trong bối cảnh hiện tại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phản đòn trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đã sẵn sàng cho một cuộc lao dốc?
Kinh tế Nga vừa trải qua hai quý GDP giảm liên tiếp. Theo lý thuyết, nền kinh tế này đã rơi vào suy thoái. (Nguồn: Reuters)

Trừng phạt kinh tế không giống tấn công bằng tên lửa

Theo bình luận của giới quan sát, khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine (2/2022), nền kinh tế Nga dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc lao dốc? Các biện pháp trừng phạt quốc tế khắc nghiệt từ phương Tây được áp đặt, với mục tiêu bóp nghẹt nền kinh tế Nga, dẫn đến sự sụt giảm giá trị của đồng Ruble và thị trường tài chính.

Nhưng hơn 8 tháng sau cuộc xung đột, kịch bản này đã không xảy ra. Thật vậy, một số dữ liệu cho thấy điều ngược lại mới đúng và nền kinh tế Nga vẫn đang hoạt động tốt.

Đồng Ruble đã mạnh lên so với đồng USD và mặc dù GDP của Nga đã giảm, nhưng mức giảm có thể được giới hạn ở mức dưới 3% vào năm 2022. Trên thực tế, nhìn vào những con số lạm phát và suy giảm GDP đều ở mức vừa phải, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu.

Sự hiểu lầm về những gì mà các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ đạt được, có thể được giải thích một phần bởi các kỳ vọng không thực tế về tác động mà các biện pháp kinh tế có thể đạt được. Nói một cách đơn giản, chúng không “mắt thấy, tai nghe được” như với một cuộc tấn công bằng tên lửa.

Tất nhiên, về lâu dài, các biện pháp trừng phạt có thể làm suy yếu nền kinh tế và làm giảm GDP. Những ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đối với tiêu dùng và chất lượng cuộc sống cũng cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng trong nền kinh tế.

Tin liên quan
'Phản đòn' trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đã sẵn sàng cho một cuộc lao dốc?

Nhưng xét trong ngắn hạn, điều mà người ta có thể lý giải một cách hợp lý nhất là nhập khẩu của Nga đã giảm rất mạnh. Từ đó, đồng Ruble mạnh lên thay vì suy yếu khi nhu cầu về USD và Euro giảm xuống. Và khi số tiền lẽ ra chi cho nhập khẩu được chuyển hướng sang sản xuất trong nước, GDP trên thực tế sẽ tăng chứ không phải giảm.

Có thể giải thích hiện tượng của đồng Ruble như sau, khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, người Nga đổ xô mua USD và Euro để tự bảo vệ trước khả năng đồng Ruble lao dốc. Kể cả trong 8 tháng tiếp theo, khi cuộc xung đột ngày càng căng thẳng, họ thậm chí còn mua nhiều hơn. Thông thường, điều này sẽ gây ra sự mất giá đáng kể của đồng Ruble vì khi mọi người mua ngoại tệ, đồng Ruble sẽ lao dốc.

Tuy nhiên, do các biện pháp trừng phạt, các con đường xuất nhập khẩu hàng hóa bị chặn lại, các công ty nhập khẩu Nga đã ngừng hoạt động mua tiền tệ vốn trước đây vẫn sử dụng cho việc nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là, nhập khẩu đã giảm 40% trong mùa Xuân vừa qua. Một hệ quả là đồng Ruble đã mạnh lên so với USD.

Như vậy, không phải là các biện pháp trừng phạt không có tác dụng, ngược lại, tác động ngắn hạn của chúng đối với hàng nhập khẩu lại mạnh mẽ một cách bất ngờ. Thậm chí, việc giảm nhập khẩu mạnh như vậy cũng không nằm trong dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR). Bởi nếu lường trước được, họ đã không đưa ra những hạn chế mạnh tay đối với tiền gửi bằng USD vào tháng 3, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ về giá trị của đồng Ruble.

Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã có những tác động tức thời khác. Việc hạn chế khả năng tiếp cận của Nga với vi điện tử, chip và chất bán dẫn khiến việc sản xuất ô tô và máy bay gần như phải ngừng lại. Từ tháng 3 đến tháng 8, sản xuất ô tô của Nga đã giảm tới 90% và sản lượng máy bay cũng giảm tương tự. Điều tương tự cũng đúng đối với việc sản xuất vũ khí.

Kỳ vọng rằng, các tuyến thương mại mới qua Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác không nằm trong các phạm vi trừng phạt sẽ bù đắp cho sự mất mát của Nga đã được chứng minh là không chính xác. Đồng Ruble mạnh bất thường là tín hiệu cho thấy, các kênh nhập khẩu “cửa sau” không hoạt động. Nếu hàng nhập khẩu chảy vào Nga thông qua các kênh đó, các nhà nhập khẩu sẽ mua USD, khiến đồng Ruble giảm giá.

Tuy nhiên, nếu không có những mặt hàng nhập khẩu quan trọng này, sức khỏe lâu dài của ngành công nghiệp công nghệ cao của Nga sẽ rất nguy hiểm. Rõ ràng, thiệt hại trên thực tế là nghiêm trọng. Mà theo giới phân tích, về lâu dài, nền kinh tế Nga rất có thể sẽ phải trải qua một thời kỳ trì trệ kéo dài, với những khó khăn có khả năng ngày càng trở nên rõ rệt hơn.

Kinh tế Nga rơi vào suy thoái

Nền kinh tế Nga đã bước vào suy thoái khi GDP giảm 4% trong quý thứ III, theo ước tính đầu tiên vừa được công bố bởi Cơ quan Thống kê quốc gia Rosstat. Đây là quý sụt giảm GDP liên tiếp, ngay sau mức giảm 4% trong quý II, khi các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây giáng đòn mạnh vào nền kinh tế, sau chiến dịch của Moscow ở Ukraine.

Sản lượng kinh tế đã giảm 4% từ tháng 7 đến tháng 9, thấp hơn mức giảm 4,5% mà các nhà phân tích dự kiến.

Sự co lại của nền kinh tế là do sự sụt giảm mạnh tới 22,6% trong thương mại bán buôn và giảm 9,1% trong thương mại bán lẻ. Về mặt tích cực, lĩnh vực xây dựng đã tăng 6,7% và nông nghiệp tăng 6,2%.

Suy thoái kinh tế theo lý thuyết là hai quý tăng trưởng suy giảm liên tiếp. Trước đó, Nga cũng đã phải trải qua suy thoái kỹ thuật là vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, trong đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế Nga phát triển tốt vào đầu năm 2022 với GDP tăng 3,5%, nhưng việc Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine đã gây ra một loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu, thiếu hụt lao động và các vấn đề về cung cấp phụ tùng thay thế đã gây căng thẳng nặng nề cho nền kinh tế Nga.

Ngày 8/11, BoR dự đoán GDP sẽ giảm 3,5% trong năm nay. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) lần lượt ước tính mức giảm GDP của Nga là 3,4% và 4,5%.

Tuy nhiên, theo Rosstat, bất chấp nền kinh tế đang suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp của Nga vẫn ở mức 3,9% trong tháng 9.

Trong tháng 10, BoR giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7,5%. Thống đốc BoR Elvira Nabiullina cho biết, ngân hàng không có kế hoạch thay đổi tỷ giá cho đến cuối năm nay, đây là một dấu hiệu "thích ứng" với "thực tế mới".

Trước đó, ngay sau khi Nga bị phương Tây trừng phạt vì cuộc xung đột với Ukraine, ngân hàng này đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20% trong nỗ lực chống lạm phát và hỗ trợ đồng nội tệ.

Trên thực tế, GDP quý III của Nga đã trượt dốc nhẹ hơn so với mức giảm 7% mà nước này dự đoán trước đó. Dù vậy, Thống đốc BoR Elvira Nabiullina vẫn cho rằng, Moscow cần phải xem xét lại tình hình kinh tế một cách "tỉnh táo với đôi mắt mở" và sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nào.

“Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi hiểu điều này”, bà Nabiullina thừa nhận và cho rằng, Moscow rất cần phải tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Giá cà phê hôm nay 17/11: Xu hướng giảm giá kéo dài, 'gió đã đổi chiều', robusta sẽ hồi phục mức 2.000 USD

Giá cà phê hôm nay 17/11: Xu hướng giảm giá kéo dài, 'gió đã đổi chiều', robusta sẽ hồi phục mức 2.000 USD

Với điều kiện thời tiết hiện tại ở các quốc gia trồng cà phê chủ chốt, việc cải thiện cây cà phê đang phục hồi ...

Giá vàng hôm nay 16/11: Giá vàng tiến sát ngưỡng 1.800 USD, tín hiệu thay đổi dài hạn, vàng vào kỳ tăng mới?

Giá vàng hôm nay 16/11: Giá vàng tiến sát ngưỡng 1.800 USD, tín hiệu thay đổi dài hạn, vàng vào kỳ tăng mới?

Giá vàng hôm nay 16/11 tiếp tục vọt lên mức cao nhất trong ba tháng, do USD xuống giá, khi tia hy vọng Fed sẽ ...

Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Widodo nỗ lực kêu gọi các đối tác phương Tây, giảm nhẹ chỉ trích Nga về chiến dịch quân ...

Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi?

Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi?

‘Vũ khí trừng phạt’ - một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây, tưởng là đòn loại trực tiếp, nhưng kết quả hóa ...

(theo Themoscowtimes, Foreignaffairs)

Đọc thêm

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động