PHÂN TÍCH. Kết quả bầu cử Mỹ 2020: ông Joe Biden thắng, vì sao?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Ông Joe Biden tuyên cáo chiến thắng trong bầu cử Mỹ 2020, trong một chiến thắng được coi là mang tính lịch sử đối với nước Mỹ. Hãy thử giải mã điều gì dẫn đến chiến thắng? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ thật sự xứng đáng được coi là sự kiện chính trị xã hội mang tính số phận đối với nước Mỹ và là dấu mốc lịch sử đầy ý nghĩa trên nhiều phương diện. Nếu không hơn thì nó chắc chắn cũng không kém 58 cuộc bầu cử tổng thống trước đó ở đất nước này về bất ngờ và kịch tính trong diễn biến.

PHÂN TÍCH. Kết quả bầu cử Mỹ 2020: ông Joe Biden thắng, vì sao?
Thắng cử của ông Biden đồng nghĩa với việc sẽ có không ít định hướng, biện pháp chính sách mà ông Trump đã thực thi bị chấm dứt hoặc lật ngược. (Nguồn: Skynews)

Sự kiện lịch sử với nước Mỹ

Khác so với cách đây bốn năm, khi bà Hillary Clinton được kết quả các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ dự đoán sẽ thắng cử vang dội mà rồi cuối cùng ông Donald Trump lại đắc cử, ông Joe Biden năm nay thắng cử như thông điệp từ kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Nhưng kết quả thăm dò dư luận vẫn sai khi thắng cử của ông Biden không phản ánh đúng mức độ chênh lệch về sự tín nhiệm của cử tri dành cho hai người này trong kết quả các cuộc thăm dò dư luận.

Cuộc bầu cử tổng thống năm nay là sự kiện lịch sử đối với nước Mỹ trước hết trên ba phương diện. Thứ nhất là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao chưa từng thấy. Từ nhiều lần bầu cử ở Mỹ trong nhiều thập kỷ đến nay luôn có thể thấy tỷ lệ cử tri đi bầu cử càng cao thì càng có lợi cho ứng cử viên tổng thống của phe Đảng Dân chủ - như cho ông Biden năm nay.

Tin liên quan
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Bầu cử Tổng thống Mỹ: 'Sắc xanh Dân chủ' có phải màu của hy vọng?

Cả ông Biden và ông Trump đều đã rất thành công với việc vận động, thuyết phục và hối thúc bộ phận cử tri ở Mỹ ủng hộ mình tham gia bầu cử. Cử tri phe này ý thức được rằng chỉ khi tham gia bầu cử thì mới có thể lật đổ được quyền lực của phía kia trong khi cử tri phía kia nhận thức rất rõ là nếu không tham gia bầu cử thì sẽ không thể bảo vệ được vị thế quyền lực hiện có. Nhưng điều còn đáng được chú ý đến hơn cả là sự thức tỉnh của cử tri Mỹ về chính trị. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao này là một trong những tác nhân quan trọng và quyết định nhất giúp ông Biden đánh bại ông Trump.

Thứ hai, thắng cử của ông Biden đồng nghĩa với việc sẽ có không ít định hướng, biện pháp chính sách mà ông Trump đã thực thi bị chấm dứt hoặc lật ngược. Bốn năm trước đây, thắng cử của ông Trump tạo ra bước ngoặt và bây giờ, thắng cử của ông Biden là bước ngoặt để trở lại lối đường trước đây trên không ít phương diện chính sách. Cả hai điều này đều không chỉ động chạm mà còn tác động rất mạnh tới tương lai và qua đó tới số phận của nước Mỹ.

Thứ ba, nước Mỹ có nữ Phó Tổng thống đầu tiên và người này lại còn là người da mầu và gốc xuất thân nước ngoài. Ông Biden sẽ làm nên lịch sử nước Mỹ với việc mở đường dọn lối cho nước Mỹ có nữ tổng thống đầu tiên.

Cách vận động tranh cử "low profile, high profit"

Ông Biden thắng cử vừa nhờ cách thức vận động tranh cử "low profile, high profit", không sôi động và với quy mô nhỏ nhưng lại rất thích hợp ở thời dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra hoành hành khắp nước Mỹ, không sa vào những cái bẫy tranh luận và xung khắc quá khích do phe ông Trump bày đặt.

Thắng cử của ông Biden ở bang Michigan và Wisconsin có ý nghĩa quyết định đối với thất cử của ông Trump vì nó bất ngờ mở ra cho ông Biden nhiều kịch bản thắng cử hơn ông Trump trong bối cảnh những phiếu bầu cử sớm và gửi qua bưu điện được kiểm sau cùng đa phần bầu ông Biden ở những bang chưa kiểm phiếu xong là Pennsylvania, Georgia, Arizona, Nevada và North Carolina.

Cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ khẳng định một nguyên lý bất thành văn ở đất nước này là những bang luôn chao đảo giữa các phe cánh chính trị thường quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. Ông Trump đã mắc phải sai lầm quá tai hại khi không coi trọng đúng mức vận động tranh cử ở ba bang Michigan, Wisconsin và Arizona.

Ông Biden thắng cử vừa nhờ cách thức vận động tranh cử "low profile, high profit", không sôi động và với quy mô nhỏ nhưng lại rất thích hợp ở thời dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra hoành hành khắp nước Mỹ, không sa vào những cái bẫy tranh luận và xung khắc quá khích do phe ông Trump bày đặt.

Và đặc biệt là ông Biden đã rút ra cho mình những bài học thất bại của bà Clinton để được cử tri dễ chấp nhận và dễ bầu chọn hơn bà Clinton cũng như coi trọng việc chinh phục những bang luôn chao đảo bầu cử kia. Những điều này đặc biệt hữu dụng đối với ông Biden trong bối cảnh ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại làm cho sự phân hoá trên chính trường và trong nội bộ xã hội nước Mỹ trở nên sâu sắc hơn và đa số dân Mỹ mong muốn đất nước nhanh chóng trở lại bình thường chứ không xáo trộn, có ổn định chính trị xã hội chứ không biến động và thái cực hoá.

Đẩy lùi dịch bệnh là trên hết

Trước ông Trump, nước Mỹ đã có không ít Tổng thống đương nhiệm phải ra đi chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền: John Adams, John Quincy Adams, Grover Gleveland, Benjamin Harrison, William Howard Taft, Herbert Hoover, Gerald Ford, Jimmy Carter và George H. Bush. Trong số những người này có ông Gleveland sau thất cử năm 1888 đã lại thắng cử năm 1892.

Sớm nhất là năm 2024, ông Trump có cơ hội biến tiền lệ khi xưa thành thông lệ thời nay.

Một tác nhân nữa có lợi cho ông Biden là dịch bệnh. Cử tri Mỹ có thể tin tưởng ông Trump hơn ông Biden về năng lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng rõ ràng tin tưởng ông Biden hơn ông Trump về ứng phó dịch bệnh. Họ ý thức được rằng nước Mỹ đã bị dịch bệnh đẩy vào tình trạng phải ứng phó dịch bệnh thành công thì mới có thể phục hồi tăng trưởng kinh tế chứ không còn có thể dùng tăng trưởng kinh tế đẩy lùi dịch bệnh.

Tin liên quan
Chiến thắng lịch sử của Chiến thắng lịch sử của 'phó tướng' Kamala Harris truyền cảm hứng cho nữ giới

Việc chọn nữ thượng nghị sỹ Kamala Harris làm ứng cử viên phó tổng thống đã chứng tỏ là nước cờ cao của ông Biden. Bà Harris đã giúp ông Biden chinh phục được đông đảo cử tri là phụ nữ, người da mầu có gốc châu Á và châu Phi, cử tri ở vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt ở những bang luôn chao đảo trong quyết định bầu cử.

Nội bộ phe Đảng Dân chủ đoàn kết thống nhất trong mục tiêu hạ bệ ông Trump, đa số dân Mỹ không muốn ông Trump tiếp tục cầm quyền và thành quả cầm quyền không mấy ấn tượng của ông Trump về đối nội đã giúp cho ông Biden chẳng khác gì có được cả thiên thời, địa lợi và nhân hoà ở cuộc bầu cử tổng thống này.

Trước ông Trump, nước Mỹ đã có không ít tổng thống đương nhiệm phải ra đi chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền: John Adams, John Quincy Adams, Grover Gleveland, Benjamin Harrison, William Howard Taft, Herbert Hoover, Gerald Ford, Jimmy Carter và George H. Bush. Trong số những người này có ông Gleveland sau thất cử năm 1888 đã lại thắng cử năm 1892. Sớm nhất là năm 2024, ông Trump có cơ hội biến tiền lệ khi xưa thành thông lệ thời nay.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden

TGVN. Ông Biden đã có phát biểu đầu tiên đầy cảm hứng về việc khôi phục linh hồn nước Mỹ và đoàn kết mọi tầng ...

Trở thành nữ Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên của Mỹ, bà Kamala Harris nói gì?

Trở thành nữ Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên của Mỹ, bà Kamala Harris nói gì?

TGVN. Bà Kamala Harris, nữ Phó Tổng thống Mỹ đắc cử đã có một bài phát biểu đầy tình cảm để gửi đến người dân ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Phát biểu chiến thắng, ông Joe Biden kêu gọi đoàn kết và 'chữa lành' nước Mỹ

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Phát biểu chiến thắng, ông Joe Biden kêu gọi đoàn kết và 'chữa lành' nước Mỹ

TGVN. Ông Joe Biden cho rằng đã đến lúc người Mỹ gạt sang một bên những định kiến và cùng nhau xây dựng 'hợp chủng ...

Ông Biden: Giấc mộng tổng thống trẻ nhất nước Mỹ, những nỗi đau và 'quả ngọt' ở tuổi 78

Ông Biden: Giấc mộng tổng thống trẻ nhất nước Mỹ, những nỗi đau và 'quả ngọt' ở tuổi 78

TGVN. Trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, các hãng truyền thông lớn lần lượt đưa tin, ông Biden đã giành chiến thắng trước Tổng thống ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động