Pháp và Israel: Hai câu chuyện, một bài toán

Lưu Huỳnh
Cả Pháp và Israel đều đang phải đối mặt với bài toán về sự phản đối của công chúng trước những thay đổi chính sách gây tranh cãi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đình công ở Pháp. (Nguồn: AFP)
Tuần hành, đình công tại Pháp và Israel đã khiến hai nước này chao đảo những ngày vừa qua. (Nguồn: AFP)

Tuần vừa qua, Pháp tiếp tục chao đảo vì hàng loạt cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, dẫn đến tình trạng bạo lực đường phố tồi tệ chưa từng có trong nhiều năm. Không ít người đã liên tưởng đến phong trào “áo vàng” trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron.

Trong thời gian cao điểm ngày 23/3, 1,09 triệu người Pháp đã xuống đường. Ngày 28/3, con số này giảm còn 740.000 người, song vẫn khiến nhiều khu vực bị tê liệt. Một số nhóm mặc đồ đen đã đốt thùng rác và ném đạn vào cảnh sát ở Paris, trong khi đụng độ giữa cảnh sát và người tuần hành cũng nổ ra ở Rennes, Bordeaux, Toulouse và Nantes. Đến ngày 24/3, đã có tới 457 người bị bắt, 441 nhân viên an ninh bị thương.

Tỷ lệ ủng hộ của ông Macron hiện chỉ còn 30%, mức thấp kỷ lục trong gần năm năm qua và chỉ nhỉnh hơn giai đoạn tháng 12/2018, lúc diễn ra phong trào “áo vàng”.

Tại Israel, các cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, đỉnh điểm là ngày 25-26/3, chứng kiến hàng trăm nghìn người tham gia. Đặc biệt, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bị sa thải vì phản đối cải cách tư pháp của chính quyền liên minh, dòng người đã đổ xuống đường tại hơn 150 địa điểm khắp đất nước Do Thái.

Ông Asaf Zamir, Tổng Lãnh sự quán Israel tại New York, đã đệ đơn từ chức để bày tỏ thái độ. Cơ quan đại diện của Israel tại Mỹ và Anh được cho là đã ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Lãnh đạo các công ty công nghệ, hàng không và y tế đều đã kêu gọi nhân viên đình công.

Bản thân chính quyền liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng phải đối mặt với hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ các đảng đối lập tại Knesset (Quốc hội). Khảo sát của đài Channel 12KAN (Israel) cho thấy đảng Likud của ông có thể đánh mất tới 7/32 ghế do tình trạng hỗn loạn trong những tháng vừa qua.

Đáng chú ý, mặc dù diễn ra ở hai nước khác nhau, song các cuộc tuần hành đều có một điểm chung - thái độ phản đối của một bộ phận người dân trước các thay đổi chính sách nội bộ, với tác động dài hạn tới cuộc sống của họ.

Tại Pháp, đó là nỗ lực thông qua cải cách về luật hưu trí cuối năm nay. Theo luật này, tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng từ 62 lên 64 vào năm 2030 với cơ chế lương hưu tối thiểu. Từ năm 2027, người lao động phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Ông Macron khẳng định đây là nỗ lực nhằm giảm áp lực tài chính lên hệ thống hưu trí, song tầng lớp lao động không nghĩ vậy. Sâu xa hơn, đó là thái độ phản đối của họ với chính sách của ông suốt thời gian qua, chứ không đơn thuần là câu chuyện cải cách hưu trí.

Trong khi đó, dự luật về cải cách tư pháp là “nguồn cơn” cho làn sóng tuần hành, đụng độ gay gắt giữa một bộ phận cử tri và lực lượng cảnh sát. Theo những thay đổi này, nhánh hành pháp của Nhà nước Do Thái sẽ có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm thẩm phán, với Knesset có thể đảo ngược phán quyết của Tòa án tối cao.

Phe phản đối cho rằng, điều này sẽ làm suy yếu quyền lực của nhánh tư pháp và trao quá nhiều quyền lực cho nội các, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người đã vướng vào nhiều rắc rối tư pháp trước đó.

Có điểm tương đồng là vậy, song tính đến ngày 28/3, hai câu chuyện này đã chứng kiến hai ngã rẽ hoàn toàn khác biệt. Tối ngày 27/3, trước áp lực chưa từng có, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tạm hoãn cải cách tư pháp và sẽ đem vấn đề này ra thảo luận trước Knesset. Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn nhấn mạnh sẽ sử dụng quyền hiến định để thông qua cải cách hệ thống hưu trí.

Liệu sự nhượng bộ của ông Netanyahu hay thái độ kiên định của ông Macron có thể giúp hai chính trị gia đứng vững? Câu trả lời còn ở phía trước.

Cải cách tư pháp Israel: Tin đồn thành viên cốt cán bất ngờ 'trở cờ', Thủ tướng Israel triệu tập khẩn, ra tuyên bố

Cải cách tư pháp Israel: Tin đồn thành viên cốt cán bất ngờ 'trở cờ', Thủ tướng Israel triệu tập khẩn, ra tuyên bố

Ngày 23/3, tiếp tục có những diễn biến mới xoay quanh kế hoạch cải cách tư pháp mà chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin ...

Cải cách tư pháp Israel: Bộ trưởng Quốc phòng quay lưng, Thủ tướng lập tức sa thải, tình hình 'nguy hiểm' chưa từng có?

Cải cách tư pháp Israel: Bộ trưởng Quốc phòng quay lưng, Thủ tướng lập tức sa thải, tình hình 'nguy hiểm' chưa từng có?

Ngày 26/3, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant - một thành viên cao cấp thuộc đảng Likud của Thủ tướng Benjamin Netanyahu - đã ...

Cải cách tư pháp Israel: Tránh nguy cơ 'nội chiến', Thủ tướng ra quyết định nóng, Mỹ-Anh đồng tình

Cải cách tư pháp Israel: Tránh nguy cơ 'nội chiến', Thủ tướng ra quyết định nóng, Mỹ-Anh đồng tình

Đêm 27/3, ngay trước nguy cơ xảy ra một cuộc đình công “lịch sử” trên toàn quốc nhằm ngăn chặn kế hoạch cải cách tư ...

Tình hình Israel 'căng như dây đàn', Mỹ ra mặt

Tình hình Israel 'căng như dây đàn', Mỹ ra mặt

Ngày 26/3, người phát ngôn Nhà Trắng Adrienne Watson cho biết, Mỹ quan ngại sâu sắc về các sự kiện gia tăng căng thẳng ở ...

Đình công ở Pháp: Tổng thống Macron chấp nhận bất đồng, nghiệp đoàn 'đòi' dẹp luật cải cách sang một bên

Đình công ở Pháp: Tổng thống Macron chấp nhận bất đồng, nghiệp đoàn 'đòi' dẹp luật cải cách sang một bên

Ngày 27/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp khẩn với các bộ trưởng về tình trạng căng thẳng gia tăng trong nước do đình công ...

Đọc thêm

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Chuyến thăm Cuba và Venezuela của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung của Việt Nam tới hai đất nước anh em.
Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Giông lốc kèm mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mia và trung tâm huyện Nam Trà My, Quảng Nam khiến nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.
Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với Điện Biên lên 28 ...
Lo gặp 'nguy hiểm', Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận với toan tính mới

Lo gặp 'nguy hiểm', Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận với toan tính mới

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét áp mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu của Trung Quốc.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ ...
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động