TIN LIÊN QUAN | |
Những hình ảnh chuyện lạ ấn tượng nhất năm 2016 | |
Sốt với công viên giải trí nước nóng ở Nhật Bản |
Nghe có vẻ khó tin, nhưng một đội nghiên cứu, dẫn đầu là các chuyên gia Đại học Witwatersrand của Nam Phi, đã tìm thấy các phần của một lục địa cổ nằm sâu dưới đáy Ấn Độ Dương.
Phần lục địa được bao bọc bởi dung nham này được đặt tên là Mauritia và đã được tìm thấy bên dưới hòn đảo Mauritius nổi tiếng.
Đảo Mauritius. (Nguồn: CNN) |
Theo báo cáo vừa được công bố trên chuyên san Nature Communications, mảnh lục địa này là những gì còn lại sau sự chia tách của Gondwanaland, một siêu lục địa từng tồn tại cách đây hơn 200 triệu năm.
Gondwanaland có những khối đá với tuổi đời lên tới 3,6 tỷ năm, và đã tách thành châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, Ấn Độ và Australia ngày nay.
Giáo sư Lewis Ashwal, tác giả chính của báo cáo, cho biết có một số mảnh của “lục địa chưa được khám phá” với kích thước khác nhau trên khắp Ấn Độ Dương. Đó là những gì còn lại sau sự chia tách lục địa.
“Sự chia tách này không đơn giản chỉ là việc siêu lục địa cổ đại Gondwana tách làm nhiều mảnh,” giáo sư Ashwal cho biết, mà là “một sự phân tách phức tạp diễn ra với các mảnh lục địa với nhiều kích thước khác nhau trôi nổi trong lòng Ấn Độ Dương khi đó đang thành hình.”
Nhóm nghiên cứu đã có được phát hiện này nhờ phân tích khoáng chất có tên là zircon được tìm thấy trong các khối đá được đưa lên mặt đất nhờ dung nham phun trào từ núi lửa. Họ cho biết phần khoáng chất còn lại trong đá lâu đời hơn rất nhiều so với Mauritius.
“Mauritius là một hòn đảo, và trên đảo không có khối đá nào lâu đời hơn 9 triệu năm,” giáo sư Ashwal cho biết. Nhưng bằng việc nghiên cứu các khối đá trên đảo, họ đã tìm ra zircon có tuổi đời lên tới 3 tỷ năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết các phát hiện này đã làm vững chắc thêm một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013, trong đó các dấu vết của zircon cổ đại đã được tìm thấy trong cát trên bãi biển. Tuy nhiên, đã có những ý kiến chỉ trích cho rằng khoáng chất này có thể được gió thổi tới, hoặc được các nhà khoa học mang tới đảo.
Giáo sư Ashwal cho biết việc nhóm nghiên cứu tìm ra zircon cổ đại trong đá “phủ nhận mọi đề xuất về zircon được đưa tới đảo bởi gió, sóng hoặc đá bọt.”
Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu của họ đã chứng minh một cách chắc chắn “sự tồn tại của một mảnh lục địa cổ đại nằm dưới Mauritius.” Lục địa đó có thể đã vĩnh viễn mất đi, nhưng nó vẫn để lại những dấu vết để gợi nhớ cho chúng ta về sự tồn tại của nó.
“Việc chúng ta phát hiện được zircon trong thời đại này chứng tỏ rằng có những vật chất thuộc vỏ Trái Đất lâu đời hơn nhiều nằm bên dưới Mauritius mà chỉ có thể bắt nguồn từ một lục địa,” giáo sư Ashwal cho biết.
Những phát minh khoa học đột phá của năm 2016 Một số thành tựu và khám phá của các nhà khoa học năm 2016 có vẻ giống chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng thật sự ... |
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lũ lụt ở miền Bắc nước Mỹ Các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng, sự thay đổi lượng mưa và lượng nước ngầm là nguyên nhân gây ra lũ lụt ngày ... |
Biến đổi khí hậu có thể "đốn ngã" những cây cổ thụ già nhất Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng, những cây cổ thụ lâu đời nhất trên Trái Đất có thể phải đối mặt với nguy ... |