Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Phát triển TP. Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính - 6 lý do không nên trì hoãn

Nhóm PV-TGVN
TGVN. Nếu lấy Compa đặt tâm là TP. Hồ Chí Minh và quay với khoảng cách khoảng 3 giờ bay, chúng ta dễ dàng thấy được nó sẽ phủ một diện rộng, bao gồm các nền kinh tế năng động như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Phillippines; xa hơn chút là Nhật Bản, Hàn Quốc...    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP. Hồ Chí Minh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lộ trình phù hợp
phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần tập trung năng lượng cho ‘đầu tàu’ TP. Hồ Chí Minh
phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2019. (Ảnh: Thanh Tùng)

Sử dụng hình ảnh rất thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao việc TP. Hồ Chí Minh mạnh dạn, chủ động và quyết tâm nghiên cứu, triển khai xây dựng một Trung tâm tài chính đặt tại thành phố, đặt nền móng cho triển vọng phát triển trở thành một Trung tâm tài chính của quốc gia, khu vực và thế giới.

Hiện thực hóa giấc mơ

Phải nói rằng đây không chỉ là ước mơ của cá nhân tôi, mà còn là mong đợi của rất nhiều người, của nhiều nhà đầu tư, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đã có từ nhiều năm trước, nhưng do điều kiện chưa chín muồi nên chưa trở thành hiện thực. Đến nay, với lợi thế về địa lý, tự nhiên sẵn có, cùng với vị trí, vai trò đầu tàu, động lực, sức lan tỏa phát triển của TP. Hồ Chí Minh và những diễn biến mới về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin nói rằng, Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang đứng trước cơ hội “có một không hai” để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một Trung tâm tài chính quan trọng của quốc gia, khu vực và thế giới.

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan
Doanh nghiệp tiếp xúc với các đại biểu tham dự Diễn đàn. (Ảnh: Thanh Tùng)

Việc hình thành trung tâm tài chính không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn là một biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập, trở thành một động lực mới quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút các dòng vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, góp phần quan trọng trong việc nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ các trung tâm phát triển của thế giới.

Trì hoãn một chút là đã bỏ lỡ cơ hội

Vẫn còn một số quan điểm hoài nghi về tính khả thi khi triển khai ý tưởng xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam, mà cụ thể là tại TP. Hồ Chí Minh. Nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nếu xét trên cục diện tổng thể và những yếu tố lợi thế riêng có của Việt Nam và của Thành phố, chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Không những thế mà cần phải làm ngay, chúng ta chỉ trì hoãn một chút thôi là có thể đã bỏ lỡ một cơ hội vô cùng quý giá và quan trọng, bởi 6 lý do.

Thứ nhất, sự trỗi dậy của khu vực châu Á là chất xúc tác quan trọng nhất cho các hoạt động về tài chính. Tạp chí Financial Times - một tạp chí uy tín của thế giới, gần đây đã phân tích số liệu của IMF, UNCTAD và chỉ ra “Kỷ nguyên châu Á” sẽ bắt đầu vào năm 2020. Theo đó, châu Á sẽ giữ vai trò là khu vực có đóng góp nhiều hơn phần còn lại của thế giới trong phát triển kinh tế toàn cầu. Ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại xuất phát và diễn ra tại khu vực; xuất hiện nhiều nhu cầu và hoạt động về tài chính, kéo theo sự ra đời các thành phố, trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới mà trước đây ít ai nghe tới, như Thâm Quyến, Hàng Châu... Mặt khác, các nhà đầu tư, nhà tài chính, các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm kiếm những “mảnh đất mới”, những cơ hội mới để mở rộng hoạt động và gia tăng lợi ích của mình. Theo đó, việc ra đời một trung tâm tài chính mới tại thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn có thể.

Thứ hai, Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển các trung tâm tài chính. Việt Nam ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế “riêng có và đặc biệt” trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan
Doanh nghiệp tiếp xúc với các đại biểu tham dự Diễn đàn. (Ảnh: Thanh Tùng)

Thứ ba, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ là điều kiện không thế thiếu để các trung tâm tài chính hình thành, hoạt động và phát triển. Tổ chức Natixis Asia đã đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong 7 nền kinh tế mới nổi của châu Á, với chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 do WEF đánh giá tăng 10 bậc; độ mở của nền kinh tế thuộc nhóm cao nhất trong các nền kinh tế (khoảng 200%); đã ký kết 16 FTA; tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới; hệ thống thể chế cơ bản cho việc hình thành và hoạt động của các định chế tài chính ở Việt Nam đã được ban hành và tiếp tục hoàn thiện...

Thứ tư, Cục diện chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu có nhiều thay đổi, tạo ra cơ hội cho nhiều nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam để hình thành và phát triển trung tâm tài chính. Những biến động về địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới trong thời gian gần đây và những diễn biến mới nhất tại những trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á và thế giới đang tạo ra thế cân bằng mới, mở ra cơ hội để những trung tâm mới nổi bứt phá và tạo lập vị thế mới.

Thứ năm, Trung tâm tài chính ngày càng có xu hướng trở thành thành phố tài chính, là nơi không chỉ có các công sở bận rộn và đơn điệu mà còn phải trở thành một nơi có cuộc sống chất lượng cao, một nơi đáng sống. Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ngày càng thăng hạng trong danh sách các địa điểm được đông đảo lực lượng lao động quốc tế lựa chọn để sống và làm việc. Theo khảo sát gần đây của InterNations, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài. Theo đánh giá của tạp chí The Economist, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm thành phố có chất lượng sống được cải thiện nhanh nhất năm 2018. Đó là lý do giải thích việc ngày càng nhiều lao động chất lượng cao, trong đó có nguồn nhân lực ngành tài chính, đã lựa chọn Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến cho cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, để trung tâm tài chính hoạt động thành công, cần phải có thể chế, pháp luật, chính sách có tính cạnh tranh, vượt trội so với các trung tâm tài chính khác trên thế giới.

Việt Nam là quốc gia mới nổi, đi sau các quốc gia phát triển đã có sẵn các trung tâm tài chính quốc tế. Chính vì lẽ đó, Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng cần phải hướng tới xây dựng một trung tâm tài chính có tính cạnh tranh cao, vượt trội, bám sát 5 yếu tố then chốt là: (1) bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh tốt; (2) thu hút và phát triển được nguồn nhân lực ngành tài chính chất lượng cao; (3) xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đẳng cấp quốc tế; (4) phát triển khu vực tài chính của quốc gia và thành phố lành mạnh, vững chắc; (5) xây dựng được thương hiệu và danh tiếng tốt.

Tạo điểm nhấn từ sự khác biệt

Để Trung tâm tài chính TP. Hồ Chí Minh có thể cạnh tranh được với các trung tâm tài chính thế giới và khu vực, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin rằng, Thành phố sẽ làm được những điều khác biệt, tạo điểm nhấn đặc biệt về hạ tầng và công nghệ, tận dụng được lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính Fintech, ngân hàng số; nắm bắt được cơ hội từ những biến động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới; phát huy được thế mạnh về nhân lực chất lượng cao của Thành phố kết hợp với thu hút nhân tài ngành tài chính từ các trung tâm tài chính quốc tế khác; cải thiện căn bản chất lượng hạ tầng đô thị, nhất là khắc phục được những nút thắt, trở ngại về môi trường đô thị, ùn tắc giao thông, ngập úng...

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan
Các đại biểu trong nước và quốc tế chụp hình lưu niệm tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2019. (Ảnh: Thanh Tùng)

Với luận điểm, lợi ích của việc đầu tư vào những nơi có nhiều người trẻ, nơi người trẻ lựa chọn để sống và làm việc. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định TP. Hồ Chí Minh là nơi như thế.

Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh không chỉ là việc xây dựng một trung tâm đơn lẻ với hoạt động nghiệp vụ tài chính trong phạm vi địa lý nhỏ hẹp theo cách hiểu thông thường. Đó còn là việc hình thành một thành phố tài chính với hệ sinh thái đầy đủ nơi có các hoạt động nghiệp vụ chính trong ngành, các dịch vụ phụ trợ cho ngành tài chính, cũng như những hoạt động, hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của nguồn nhân lực cao, những người lựa chọn nơi đây để sống và làm việc như cách mà Singapore, Hong Kong, London hay New York đã làm.

“Tôi nhìn thấy trong tương lai, thành phố tài chính Hồ Chí Minh kết hợp và liên kết với thành phố hàng không Long Thành, tạo thành đòn bẩy mới, đưa TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận phát triển lên một tầm cao mới, đóng một vai trò ngày càng quan trọng và rõ nét hơn đối với nền kinh tế trong nước và xa hơn là nền kinh tế toàn cầu.” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan Bộ Ngoại giao cam kết ủng hộ và đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính

TGVN. Thực lực và vai trò của Thành phố mang tên Bác ngày nay đã đưa công tác đối ngoại của mình với nòng cốt Sở ...

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh: HEF 2019 và kỳ vọng về một tầm nhìn chiến lược

TGVN. HEF 2019 được kỳ vọng về một tầm nhìn chiến lược và đưa ra thông điệp của Thành phố về định hướng xây dựng và ...

phat trien tp ho chi minh thanh trung tam tai chinh 6 ly do khong nen tri hoan Một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019

TGVN. Báo TG&VN xin gửi tới quý bạn đọc một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019 (Ho Chi Minh City ...

Bài viết cùng chủ đề

Thành phố Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Điện Biên 'thay áo mới'

Điện Biên 'thay áo mới'

Baoquocte.vn. Từ vùng đất từng chịu bao 'bom cày đạn xới', đến nay, Điện Biên đã vươn mình đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển và hội nhập.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ...
Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Facebook đã cập nhật thêm tính năng mới có chức năng khóa bảo vệ trang cá nhân của bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý trên cá nhân ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp và học giả Mỹ.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động