Phía sau cái kết chóng vánh của SVB

Minh Anh
Ngày 10/3, Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank - SVB) trở thành ngân hàng lớn nhất phá sản kể từ vụ sụp đổ của Lehman Brothers vào mùa Thu năm 2008.
Theo dõi TGVN trên
Khách hàng đứng xếp hàng trước cửa văn phòng SVB ở Santa Clara, California, ngày 13/3. (Nguồn: AFP)
Khách hàng đứng xếp hàng trước cửa văn phòng SVB ở Santa Clara, California, ngày 13/3. (Nguồn: AFP)

Tại một Hội nghị giới hạn khách mời ở Los Angeles (Mỹ) đầu tháng Ba năm nay, ông Greg Becker - CEO của SVB Financial Group (Tập đoàn tài chính SVB - công ty mẹ của Ngân hàng SVB) ngồi trên chiếc ghế đỏ, hai chân bắt chéo, tay vung lên và tuyên bố: “Chúng tôi tự hào là đối tác tài chính hàng đầu trong thời điểm khó khăn nhất”.

Nhưng tất cả đã đi vào dĩ vãng và SVB trở thành ngân hàng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Vị trí đem lại lợi thế tuyệt đối

SVB có trụ sở tại Santa Clara, California - trái tim của Thung lũng Silicon. Vị trí này đem lại lợi thế tuyệt đối với SVB, khi ngành công nghệ của Mỹ phát triển như vũ bão.

Thành lập năm 1983, SVB có thể được coi là “non trẻ” so với nhiều ngân hàng “lão làng” trong hệ thống tài chính của nước Mỹ, nhưng nhanh chóng phát triển thành tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với ngành công nghệ hàng đầu thế giới.

Tự gọi là “đối tác tài chính của nền kinh tế đổi mới”, ngân hàng này kết hợp chặt chẽ với cơ sở hạ tầng tài chính của ngành công nghệ, là đối tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tin cậy của giới công nghệ tên tuổi, là đối tác hàng đầu của các công ty khởi nghiệp, chuyên phục vụ nhu cầu tài chính đặc biệt cho các start - up, nhà đầu tư mạo hiểm và các công ty công nghệ đang phát triển tại Thung lũng Silicon.

Khi ngành công nghệ phát triển và mở rộng ra ngoài Thung lũng Silicon, SVB cũng mở rộng, thành lập văn phòng tại các trung tâm công nghệ lớn khác tại Mỹ như: Boston, New York và Austin, cũng như tại Anh, Trung Quốc và Israel.

Dù sở hữu hàng trăm tỷ USD tiền gửi, SVB chỉ có chưa tới 20 chi nhánh và còn khá xa lạ với công chúng. SVB là một trong 20 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản trị giá 209 tỷ USD và khoảng 175,4 tỷ USD tiền gửi, theo thông tin của Công ty Bảo hiểm ký thác liên bang (FDIC).

Hiện tại, theo công bố, SVB đã cung cấp dịch vụ ngân hàng cho gần một nửa số công ty công nghệ, chăm sóc sức khỏe của Mỹ và cho hơn 2.500 công ty đầu tư mạo hiểm.

48 giờ “điên loạn”

Sự sụp đổ của SVB bắt đầu vào ngày 8/3, khi ngân hàng thông báo sẽ bán tháo một loạt chứng khoán và phải huy động vốn 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Động thái đã chính thức kích hoạt cuộc rút tiền gửi đột biến.

Chỉ trong 48 tiếng khi mọi thứ trở nên “điên loạn”, các công ty khởi nghiệp ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng vốn được coi là xương sống của giới start - up công nghệ, SVB chính thức sụp đổ.

Ngày 9/3, SVB Financial Group nỗ lực trấn an khách hàng rằng tiền của họ vẫn an toàn. Đến sáng ngày 10/3, mọi giao dịch cổ phiếu của ngân hàng này bị dừng. Giới chức Mỹ ập vào và tịch thu tài sản của SVB sau khi có thông tin rõ ràng việc rút tiền gửi khiến ngân hàng không còn khả năng tự tồn tại. FDIC tiếp quản SVB.

“SVB không có đủ số vốn cần thiết. Sẽ không thể ngăn chặn một khi nó đã sụp đổ. Đó là lý do SVB bị đóng cửa”, cựu Chủ tịch FDIC William Isaac nhận định sau vụ việc.

Còn Daniel Cohen, cựu Chủ tịch The Bancorp bình luận, “SVB đáng lẽ phải chú ý tới những điều cơ bản trong hoạt động của ngân hàng. Các khách hàng gửi tiền giống nhau sẽ hành động theo những cách giống nhau vào cùng một thời điểm. Các chủ ngân hàng luôn đánh giá quá cao mức độ trung thành của khách hàng”.

Như vậy, vẫn một lý do kinh điển trực tiếp đẩy SVB đến chỗ phá sản là khách hàng đồng loạt rút tiền và “tháo chạy”. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau có vẻ phức tạp hơn.

Phía sau cái kết chóng vánh của SVB
Sự sụp đổ chớp nhoáng của SVB tạo nên làn sóng chấn động khắp ngành công nghệ Mỹ, phố Wall, thậm chí là hệ thống tài chính toàn cầu. (Nguồn: TechCrunch)

Đi chệch hướng hay tự vào bẫy

Theo bình luận của giới quan sát, số phận của “thảm họa” này được định đoạt từ trước, khi cơn sốt tiền rẻ quét qua mọi ngóc ngách của ngành tài chính Mỹ trong thời kỳ đại dịch và SVB ngập trong tiền gửi.

Trong một thời gian dài, mọi thứ vẫn diễn ra rất tốt, khi các nhà đầu tư mạo hiểm liên tục rót tiền cho rất nhiều start - up công nghệ thông qua SVB. Nhưng mọi chuyện trở thành thảm họa khi mọi thứ đi chệch hướng.

Giai đoạn đầu đại dịch Covid-19, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế suy yếu. Lĩnh vực công nghệ được hưởng lợi đáng kể từ chính sách này.

Trong giai đoạn 2020-2022, SVB đã nhận hàng chục tỷ USD từ các khách hàng của mình. Theo tính toán của Bloomberg, đến tháng 3/2021, tổng tiền gửi của SVB đã tăng vọt từ 62 tỷ USD trong 12 tháng trước đó lên 124 tỷ USD.

Với số tiền khổng lồ trong tay, nhà băng này lập tức đem đi “đầu tư” bằng cách chuyển đổi thành lượng lớn trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ khác, trị giá hơn một nửa tài sản của ngân hàng, vì tin rằng lãi suất sẽ ổn định.

Giới phân tích nhận định, SVB đã tự tạo ra một cái bẫy. Vì động thái này trở thành nguồn cơn cho sự sụp đổ khi Fed liên tục tăng lãi suất trong năm 2022. Lãi suất tăng, đồng nghĩa giá trị trái phiếu giảm, buộc ngân hàng này phải thu hồi khoản lỗ. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề của SVB và cách xử lý rắc rối: Tại sao họ không lên trước kế hoạch phòng ngừa rủi ro khi ôm hàng tỷ USD tiền gửi từ những dự án công nghệ non trẻ và bấp bênh?; Lý do họ không đặt ra câu hỏi về kịch bản lãi suất tăng trở lại?... Liệu SVB có sai lầm khi chưa thể huy động được 2,5 tỷ USD trước lúc công bố khoản lỗ hàng tỷ USD hay không?

Khi Fed bắt đầu tăng lãi suất mạnh vào năm ngoái để kiềm chế lạm phát, chi phí đi vay cao hơn làm chậm đà tăng của các cổ phiếu công nghệ, vốn là lợi nhuận và nguồn tăng trưởng của SVB. Lãi suất cao hơn cũng làm xói mòn giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định dài hạn mà SVB đã mua và thu lợi trong thời kỳ lãi suất gần như bằng 0, khiến ngân hàng này bị tổn thương trước sự thay đổi chính sách tiền tệ của Fed. Danh mục đầu tư trái phiếu trị giá 21 tỷ USD của SVB có lợi suất trung bình là 1,79%, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Bộ Tài chính Mỹ đã lên tới khoảng 3,9%.

Cùng lúc đó, vốn đầu tư mạo hiểm bắt đầu cạn kiệt, buộc các start - up phải rút tiền đang gửi tại SVB để duy trì hoạt động. Vì vậy, ngân hàng này vừa lâm vào tình cảnh chịu lỗ trái phiếu, lại vừa phải xử lý tình huống ngày càng nhiều khách hàng rút tiền. “Hiệu ứng domino” sau đó xảy ra với tốc độ cực kỳ chóng vánh, trong bối cảnh lập trường cứng rắn của Fed đã gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế.

Chính sự lo ngại này đã khiến định giá của các quỹ đầu tư mạo hiểm và start - up công nghệ tụt dốc không phanh. Như một lẽ tất yếu, những khách hàng chính của SVB ồ ạt rút tiền. Thậm chí, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm không ủng hộ kế hoạch củng cố bảng cân đối kế toán của SVB đã ra cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn và gửi email hướng dẫn các start - up nhanh chóng rút tiền gửi khỏi SVB.

Những cơn sóng ngầm

Tuy nhiên, bên dưới phần nổi của tảng băng còn là những cơn sóng ngầm. Trong thời kỳ tiền gửi tăng trưởng nhanh, SVB ồ ạt mua các trái phiếu dài hạn và né được mọi sự kiểm soát nhờ những quy tắc về kế toán.

Tính đến cuối năm 2022, khoản lỗ tính theo thị giá của SVB đối với các chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn đã vượt quá 15 tỷ USD, gần như bằng toàn bộ vốn chủ sở hữu 16,2 tỷ USD. Nhưng sau khi ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý IV/2022, các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan.

Sự sụp đổ chớp nhoáng của SVB tạo nên làn sóng chấn động khắp ngành công nghệ Mỹ, phố Wall, thậm chí là hệ thống tài chính toàn cầu. Câu hỏi được nhiều người đưa ra, liệu vụ việc của SVB có lây lan, rồi bùng phát thành khủng hoảng tài chính lớn như sau vụ Lehman Brothers hay không?

Giới chuyên gia cho rằng, ở thời điểm hiện tại thì không và sẽ không có bất kỳ vấn đề nào lan rộng ra toàn bộ lĩnh vực ngân hàng. SVB lớn nhưng là ngân hàng duy nhất phục vụ gần như độc quyền thế giới công nghệ và các công ty được vốn đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Các ngân hàng khác đa dạng hơn nhiều phủ rộng trên nhiều ngành, đối tượng khách hàng và khu vực địa lý.

Hơn nữa, vòng “kiểm tra sức chịu đựng” gần đây nhất của Fed đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất cho thấy, tất cả sẽ sống sót sau cuộc suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Tuy nhiên, có thể có những hiệu ứng dây chuyền trong giới khởi nghiệp công nghệ, nếu số tiền còn lại không thể được giải phóng nhanh chóng.

Ngay sau vụ sụp đổ của SVB, Ngân hàng Signature (Signature Bank) đã bị đóng cửa vào ngày 12/3.

Signature là ngân hàng thương mại thành lập từ năm 2001, có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ), chuyên cung cấp dịch vụ cho các quỹ đầu tư tư nhân ở New York, Connecticut, California, Nevada và North Carolina. Đây được xem là ngân hàng tiền ảo lớn nhất nhì tại Mỹ bên cạnh Silvergate, có thế mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Theo CNBC, tính tới ngày 31/12/2022, Signature có tổng tài sản 110,4 tỷ USD và 88,6 tỷ USD tổng tiền gửi. Việc Signature đóng cửa đánh dấu sự sụp đổ lớn thứ ba trong lịch sử ngân hàng Mỹ sau trường hợp của SVB và Washington Mutual (2008). Signature là tổ chức tài chính thứ ba đóng cửa chỉ trong một tuần, bên cạnh SVB và Silvergate.

Vụ SVB phá sản: Tổng thống Mỹ nói gì? Thị trường tài chính châu Âu có thể 'bình chân như vại'?

Vụ SVB phá sản: Tổng thống Mỹ nói gì? Thị trường tài chính châu Âu có thể 'bình chân như vại'?

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, hệ thống ngân hàng của nước này vẫn an toàn.

Vụ SVB phá sản: Ngân hàng châu Âu chịu áp lực về vốn, người dân xếp hàng dài chờ rút tiền

Vụ SVB phá sản: Ngân hàng châu Âu chịu áp lực về vốn, người dân xếp hàng dài chờ rút tiền

Ngày 14/3, hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's và S&P Global nhận định, tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng của ...

Liên tiếp 2 'ông lớn' ngân hàng Mỹ sụp đổ, hỗn loạn tài chính có đủ sức khiến Fed 'chùn tay'?

Liên tiếp 2 'ông lớn' ngân hàng Mỹ sụp đổ, hỗn loạn tài chính có đủ sức khiến Fed 'chùn tay'?

Có một sự thật không thể chối bỏ, đó là các số liệu mới nhất về lạm phát đang nhắc nhở những người theo dõi ...

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Cổ phiếu ngân hàng toàn cầu “quay cuồng” sau vụ SVB của Mỹ phá sản, thương mại Nga-Bỉ tăng mạnh, IMF-Ukraine thảo luận chương trình ...

Vụ SVB phá sản: Đồng USD và Yen bất ngờ hưởng lợi, ngân hàng Thụy Sỹ bị cuốn vào 'cơn địa chấn'

Vụ SVB phá sản: Đồng USD và Yen bất ngờ hưởng lợi, ngân hàng Thụy Sỹ bị cuốn vào 'cơn địa chấn'

Trong phiên giao dịch sáng 16/3, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những đồng tiền “trú ẩn an toàn" như USD và ...

Đọc thêm

Covid-19 ngày 2/6: Gần 750 trường hợp mắc mới; 179 ca khỏi bệnh và 32 F0 nặng, phải thở oxy

Covid-19 ngày 2/6: Gần 750 trường hợp mắc mới; 179 ca khỏi bệnh và 32 F0 nặng, phải thở oxy

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 2/6 của Bộ Y tế cho biết, có 744 F0 mới, giảm nhẹ so với hôm qua; 179 bệnh nhân khỏi, 32 ca ...
Raphael Varane và Erling Haaland cùng tự tin trước trận chung kết FA Cup

Raphael Varane và Erling Haaland cùng tự tin trước trận chung kết FA Cup

Trung vệ Raphael Varane tự tin cùng MU đấu Man City, chung kết FA Cup lúc 21h ngày 3/6 với kế hoạch ngăn chặn Erling Haaland và Kevin de Bruyne.
Báo Mỹ: Mỗi tháng, có 1 tỷ USD tiền của Nga kẹt cứng tại Ấn Độ

Báo Mỹ: Mỗi tháng, có 1 tỷ USD tiền của Nga kẹt cứng tại Ấn Độ

Những khoản tiền đáng kể của các doanh nghiệp Nga đang bị mắc kẹt ở Ấn Độ - lên tới 1 tỷ USD mỗi tháng.
Đại sứ Andrew Goledzinowski: Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN của Australia

Đại sứ Andrew Goledzinowski: Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN của Australia

Theo Đại sứ Australia, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese tái khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Đông Nam Á.
Đại lễ Phật đản 2023: Đức Pháp chủ kêu gọi làm từ thiện, tích cực góp phần xây dựng đất nước và kiến tạo hòa bình

Đại lễ Phật đản 2023: Đức Pháp chủ kêu gọi làm từ thiện, tích cực góp phần xây dựng đất nước và kiến tạo hòa bình

Nhân Lễ Phật đản (15/4 âm lịch), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng tăng ni, Phật ...
Tình hình Ukraine: Trung Quốc thông báo kế hoạch mới, Nga khen nỗ lực; Moscow tố cáo Kiev 'bắn phá' biên giới

Tình hình Ukraine: Trung Quốc thông báo kế hoạch mới, Nga khen nỗ lực; Moscow tố cáo Kiev 'bắn phá' biên giới

Trung Quốc thông báo kế hoạch thúc đẩy hòa đàm Nga-Ukraine, giữa lúc tình hình xung đột vẫn căng thẳng.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc thông báo kế hoạch mới, Nga khen nỗ lực; Moscow tố cáo Kiev 'bắn phá' biên giới

Tình hình Ukraine: Trung Quốc thông báo kế hoạch mới, Nga khen nỗ lực; Moscow tố cáo Kiev 'bắn phá' biên giới

Trung Quốc thông báo kế hoạch thúc đẩy hòa đàm Nga-Ukraine, giữa lúc tình hình xung đột vẫn căng thẳng.
Khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 20, ganh đua Mỹ-Trung sẽ chi phối hội nghị?

Khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 20, ganh đua Mỹ-Trung sẽ chi phối hội nghị?

Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 diễn ra từ ngày 2-4/6 tại Singapore, với hơn 600 đại biểu đến từ 49 quốc gia tham dự diễn đàn.
Iran công bố thời điểm chính thức là thành viên tổ chức có Nga, Trung Quốc

Iran công bố thời điểm chính thức là thành viên tổ chức có Nga, Trung Quốc

Iran sẽ hoàn tất thủ tục trở thành thành viên thường trực Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào đầu tháng 7 tới.
Hơn 10 nước muốn 'bước chân' vào BRICS, Ấn Độ nói: 'Chúng ta là biểu tượng của sự thay đổi'

Hơn 10 nước muốn 'bước chân' vào BRICS, Ấn Độ nói: 'Chúng ta là biểu tượng của sự thay đổi'

BRICS đang định hình cách tiếp cận đối với vấn đề mở rộng khối, trong bối cảnh có nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập.
Armenia tuyên bố không phải đồng minh của Nga trong xung đột Ukraine, Kiev hạ 30 UAV một đêm

Armenia tuyên bố không phải đồng minh của Nga trong xung đột Ukraine, Kiev hạ 30 UAV một đêm

Phương Tây coi Armenia là đồng minh của Nga, Moscow lại thấy rằng Yerevan không phải là đồng minh của họ trong xung đột ở Ukraine.
Mỹ bắt đầu đáp trả Nga việc đình chỉ Hiệp ước New START, gửi gắm một thông điệp

Mỹ bắt đầu đáp trả Nga việc đình chỉ Hiệp ước New START, gửi gắm một thông điệp

Mỹ đã bắt đầu ngừng trao đổi thông tin với Nga để đáp trả việc Moscow đình chỉ Hiệp ước New START.
Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore từ ngày 2-4/6.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Việc Trung Quốc cấm bán các sản phẩm của hãng chip Micron Technology (Mỹ) được coi là hành động 'trả đũa' đáng kể đầu tiên...
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Phát biểu khi đến Mỹ bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình, ông Tạ Phong nói: ‘Tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc'.
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Hai cuộc bầu cử ở Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời khép lại với nhiều kết quả ban đầu đáng chú ý.
Syria và con đường về với cộng đồng các nước Arab

Syria và con đường về với cộng đồng các nước Arab

Trong suốt thời gian qua Syria đã nỗ lực quay trở lại với cộng đồng các nước Arab, và đến ngày hôm nay, điều đó đã đang ở rất gần quốc gia này.
Sudan trước ngưỡng cửa nội chiến

Sudan trước ngưỡng cửa nội chiến

Đã đến lúc các bên liên quan tìm kiếm câu trả lời trên bàn đàm phán, hướng tới lập lại hòa bình tại Sudan.
'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' là minh chứng tuyệt vời cho quan hệ Việt Nam-Australia, mối quan hệ luôn tiến về phía trước hòa hợp vượt qua khác biệt.
Triều Tiên phóng thử vệ tinh trinh sát: Nỗi lo từ chính sự thất bại

Triều Tiên phóng thử vệ tinh trinh sát: Nỗi lo từ chính sự thất bại

Mặc dù Triều Tiên đã thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 31/5 nhưng lại khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vô cùng lo ngại.
Phương Tây đang nắm trong tay 'chìa khóa' mở lối thoát cho xung đột Nga-Ukraine?

Phương Tây đang nắm trong tay 'chìa khóa' mở lối thoát cho xung đột Nga-Ukraine?

Việc phương Tây lưỡng lự viện trợ vũ khí mà Ukraine đang cần có thể đưa xung đột Nga - Ukraine vào trạng thái 'đóng băng'.
'Chín người mười ý', thành viên NATO 'đỏ mắt' tìm lãnh đạo mới

'Chín người mười ý', thành viên NATO 'đỏ mắt' tìm lãnh đạo mới

NATO đang 'đau đầu' tìm ứng cử viên cho vị trí Tổng thư ký khi ông Jens Stoltenberg sắp từ chức vào tháng 9 này.
Ukraine không còn úp mở về cuộc phản công đặc biệt, Nga tỉ mỉ phòng thủ nhưng vẫn lộ điểm yếu

Ukraine không còn úp mở về cuộc phản công đặc biệt, Nga tỉ mỉ phòng thủ nhưng vẫn lộ điểm yếu

Quan chức Ukraine lên tiếng về cuộc phản công, điều này càng khiến Nga tăng cường phòng thủ và triển khai các kế hoạch ứng phó.
Sắp hoàn thiện 'siêu nhà máy' chế tạo tên lửa có khả năng sản xuất 50 chiếc/năm, điều Trung Quốc ấp ủ là gì?

Sắp hoàn thiện 'siêu nhà máy' chế tạo tên lửa có khả năng sản xuất 50 chiếc/năm, điều Trung Quốc ấp ủ là gì?

Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy lắp ráp tên lửa với quy mô lớn chưa từng có và khả năng sản xuất tới 50 tên lửa Trường Chinh 8 trong một năm.
Phiên bản di động