Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Myanmar

Mai Khanh
TGVN. Ngày 12/2, tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc (HĐNQ) đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 29 trên cơ sở đề nghị của Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh để thảo luận về tình hình nhân quyền tại Myanmar sau những diễn biến mới đây tại Myanmar.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phiên họp đặc biệt diễn ra bằng hình thức trực tuyến, với sự tham dự của Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) bà Nada Al-Nashif và đại diện các nước, tổ chức quốc tế, có nhiều phát biểu của các nước (30/47 nước thành viên HĐNQ, 37 nước quan sát viên), Quỹ Nhi đồng LHQ và một số tổ chức quốc tế phi chính phủ.

Cùng với các đại diện các nước ASEAN và nhiều nước tham dự Phiên họp đặc biệt, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva phát biểu khẳng định, là nước láng giềng và thành viên ASEAN, Việt Nam theo dõi sát các diễn biến tại Myanmar; bày tỏ hy vọng Myanmar sẽ sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước vì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và tiếp tục đóng góp vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng nêu rõ, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, phù hợp với mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar.

Cũng tại Phiên họp đặc biệt, bên cạnh các ý kiến lên án các vi phạm và lạm dụng nhân quyền và quyền tự do cơ bản tại Myanmar, có một số ý kiến cho rằng những gì diễn ra tại Myanmar là công việc nội bộ của Myanmar; cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc của Myanmar, cần hỗ trợ các bên của Myanmar tiến hành đối thoại và hòa giải phù hợp với lợi ích của người dân Myanmar; HĐNQ nên tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của Myanmar thay vì làm phức tạp tình hình.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh LHQ tại Geneva ông Myint Thu phát biểu tạiPhiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Myanmar ngày 14/2. (Nguồn: AP)
Đại sứ Myint Thu, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh LHQ tại Geneva phát biểu tại Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Myanmar ngày 12/2. (Nguồn: AP)

Đại sứ Myint Thu, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh LHQ tại Geneva phát biểu nhấn mạnh trong bối cảnh có những bất thường hậu bầu cử và tình hình phức tạp tại Myanmar, quân đội Myanmar buộc phải thực hiện trách nhiệm phù hợp với Hiến pháp Myanmar.

Đại sứ Myint Thu thông báo với HĐNQ rằng ngày 1/2, tình trạng khẩn cấp ở Myanmar được công bố kéo dài một năm và các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Myanmar được chuyển từ quyền Tổng thống trao cho Tổng tham mưu trưởng quân đội; Hội đồng hành chính nhà nước được thành lập ngày 2/2 với 16 thành viên, trong đó có 8 sỹ quan cao cấp của quân đội và 8 thành viên dân sự.

Phát biểu của Đại sứ Myint Thu nêu rõ, Myanmar đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng phức tạp và đang trong giai đoạn chuyển tiếp, do đó, Myanmar mong muốn nhận được sự thấu hiểu của cộng đồng quốc tế đối với tình hình của Myanmar và mong cộng đồng quốc tế hợp tác một cách xây dựng với Myanmar.

Myanmar sẽ tiếp tục hợp tác với LHQ và ASEAN để đạt được hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững vì lợi ích của nhân dân Myanmar; đồng thời nêu quan điểm với nguyên tắc phổ quát, vô tư, khách quan, đối thoại và hợp tác một cách xây dựng, việc HĐNQ thông qua nghị quyết về một quốc gia cụ thể là không thể chấp nhận được, do đó, Myanmar không ủng hộ dự thảo Nghị quyết.

Vào cuối Phiên họp, theo đệ trình của Vương quốc Anh và EU, các thành viên HĐNQ (47 nước, trong đó có 2 nước ASEAN gồm Indonesia và Philippines) đã thảo luận và thông qua Nghị quyết “Tình hình nhân quyền Myanmar trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại nước này” bằng đồng thuận.

Tuy nhiên, tại phần phát biểu giải thích phiếu, một số nước gồm Trung Quốc, Nga, Venezuela, Bolivia và Philippines thông báo các nước này không tham gia đồng thuận nêu trên.

Nghị quyết này của HĐNQ thể hiện quan ngại về cuộc đảo chính quân sự và các hành động vi phạm nhân quyền tại Myanmar; yêu cầu Cao ủy Nhân quyền theo dõi và đánh giá tình hình nhân quyền tại Myanmar, cập nhật cho HĐNQ tại Khóa họp 47 HĐNQ (dự kiến diễn ra từ ngày 21/6-9/7) và báo cáo HĐNQ bằng văn bản một cách toàn diện về tình hình nhân quyền tại Myanmar tại Khóa họp 48 HĐNQ (dự kiến diễn ra từ ngày 13/9-1/10).

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ-Hàn Quốc lần đầu điện đàm, bàn về tình hình Myanmar
Tình hình Myanmar: Bước thụt lùi về kinh tế và rủi ro được báo trước
Tình hình Myanmar: Mỹ 'phàn nàn' vai trò của Trung Quốc, quân đội ban bố thiết quân luật, kêu gọi người dân không cảm tính
Tình hình Myanmar: HĐBA đạt được đồng thuận, ra thông cáo kêu gọi quân đội lập tức thả các quan chức
Tổng thống Mỹ nêu lập trường với Trung Quốc, lên tiếng về tình hình Myanmar
Tình hình Myanmar: Thời điểm kết thúc tạm giam bà Aung San Suu Kyi, LHQ tăng cường sức ép, HĐBA mâu thuẫn

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động