TIN LIÊN QUAN | |
Tướng lĩnh Philippines lắng nghe quan điểm của Việt Nam về Biển Đông | |
Người Việt tại Ba Lan hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài |
Sau phán quyết, Chính phủ Philippines phản ứng kiềm chế một cách đáng ngạc nhiên. Người có cảm giác chiến thắng nhiều nhất là cựu Tổng thống Aquino, người đã khởi kiện. Ông coi quyết định của The Hague là tín hiệu tích cực, có thể đưa đến những giải pháp dài hạn đối với những bên tham gia tranh chấp.
Phán quyết của một tòa án có sự hậu thuẫn của Liên hợp quốc quả thực là một điểm sáng trong chính sách đối ngoại vốn không có gì nổi bật của Aquino sau sáu năm cầm quyền. Đối với tân Tổng thống Rodrigo Duterte và Tân Ngoại trưởng Perfecto Yassay thì phán quyết này không khác gì quả trứng của chim cu gửi nhờ tổ.
Phán quyết Tòa trọng tài là điểm sáng trong công tác đối ngoại nhiệm kỳ ông Aquino, đồng thời cũng là khó khăn cho tân Tổng thống Duterte. (Nguồn: Malacañang Photo Bureau) |
Thế lưỡng nan của Philippines
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong nhiệm kỳ trước xấu đến đỉnh điểm. Ngay sau khi nhậm chức, ông Duterte tuyên bố muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao và khởi động lại quan hệ kinh tế với người khổng lồ Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau một bản án mà Trung Quốc chỉ coi là “tờ giấy lộn“, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ không đàm phán với Philippines trên cơ sở phán quyết đó. Ngoại trưởng Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm nếu Philippines tiếp tục cố gắng để thực hiện phán quyết thì có thể sẽ dẫn đến đối đầu với Trung Quốc. Mới đây, Ngoại trưởng Philippines đã từ chối một cuộc gặp với Trung Quốc vì họ đề nghị không được đả động đến phán quyết này.
Vấn đề Biển Đông vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc xích lại quan hệ Trung Quốc - Philippines. (Nguồn: China Focus) |
Nếu Bắc Kinh cứng rắn trong quan điểm của mình, liệu Philippines có bị ép phải lờ đi phán quyết của Tòa? Phán quyết có thể là sự cản trở của việc xích lại gần nhau hơn giữa một cường quốc và một quốc đảo đang cần được giúp đỡ để phát triển. Đứng trên quan điểm từ sự không cân sức này, phán quyết của Tòa có thể gây bất lợi cho Philippines trong đàm phán.
Sự không cân sức giữa Bắc Kinh và Manila được thể hiện rõ nét tại Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu vừa qua ở Mông Cổ khi Bắc Kinh chống lại việc đưa phán quyết vào nội dung cuộc gặp. Trái lại, Ngoại trưởng Philippines đã nhắc đến văn kiện này như một “dấu mốc" quan trọng.
Tại Thượng đỉnh ASEM, Philippines bất ngờ dẫn đầu một nhóm các nước phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trên biển.
Sự thận trọng hợp lý
Hiện các nước lớn như Nhật Bản và Indonesia, ngay cả Việt Nam và Australia cũng đang nghiên cứu kỹ quyết định của Tòa, cân nhắc những bước đi mang tính pháp lý và đưa ra những kết luận riêng cho mình. Trong một chừng mực nào đó, Philippines đang quan sát mọi động thái của Trung Quốc.
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos. (Nguồn: Alchetron) |
Manila hiện mang thêm trọng trách là góp phần vào việc kiềm chế leo thang căng thẳng nhưng không làm mất lòng những đối tác ASEAN và các quốc gia ven biển khác. Đây quả thực là một thách thức về đối ngoại với tân Tổng thống Duterte. Hồi là quan chức địa phương, ông rất nổi tiếng. Trên bình diện quốc gia, ông có chương trình nghị sự mang tính tuyên truyền hiệu quả. Nhưng Duterte lại không có kinh nghiệm trên trường quốc tế.
Hiện nay, giới quan sát và chính trị gia đang đánh giá ông là người rất thận trọng. Trước hết, qua việc Duterte tin tưởng giao nhiệm vụ thăm dò Bắc Kinh cho Cựu Tổng thống gốc Hoa Fidel Ramos, hiện đã 88 tuổi.
Lào ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình Ngày 16/7, lần đầu tiên Vientiane bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác ... |
Phán quyết Tòa trọng tài làm tăng lòng tin trong khu vực Đó là nhận định của Giáo sư Eric David thuộc Khoa Luật - Đại học Tự do Brussels (ULB) sau khi Tòa trọng tài ra ... |
Trung Quốc không có quyền khai thác trong "đường 9 đoạn" Bài bình luận trên Nhật báo Zurich (Thụy Sỹ) ngày 13/7 cho rằng, với những hoạt động của mình tại Biển Đông, Trung Quốc rõ ... |