Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững

Anh Sơn
Sáng 21/10, phát biểu trong Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, đồng thời tham gia vào nỗ lực chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là lựa chọn chiến lược

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh năm 2024; đồng thời đánh giá cao chủ đề lần này "Kiến tạo Tương lai xanh" và nhận định Diễn đàn đã trở thành sự kiện thường niên quy mô, uy tín hàng đầu Việt Nam, một hình mẫu về hợp tác công tư trong tăng trưởng xanh.

Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việt Nam luôn coi EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việt Nam luôn coi EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu

Gần một năm đã qua kể từ Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2023, với nỗ lực của thế giới cũng như của khu vực, chuyển đổi xanh vẫn tiếp tục được duy trì, thúc đẩy, tiếp thêm động lực mới nhờ các cam kết toàn cầu, đơn cử như tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tháng 9/2024 vừa qua.

"Đây thực sự là tín hiệu tích cực cho thấy quyết tâm thúc đẩy tương lai xanh của cộng đồng quốc tế vẫn không hề lay chuyển, cho dù chúng ta đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ kinh tế đến địa chính trị, từ thiên tai đến khủng hoảng do con người gây ra, tác động nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trên thế giới", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong một thế giới nhiều xung đột cục bộ, hợp tác vì hòa bình, thịnh vượng, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Trong một thế giới biến động, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai. Để kiến tạo Tương lai xanh, phải có tư duy xanh, tầm nhìn xanh, kết hợp với công nghệ xanh, năng lượng xanh và lối sống xanh.

Với chủ trương "không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần", Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát, xác định tăng trưởng xanh phải góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Việt Nam đạt kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xanh

Khẳng định phương châm "phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng, đột phá", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam đã linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng rất quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu cắt băng khai mạc Diễn đàn.

Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, đạt kết quả tích cực trên nhiều mặt. Cụ thể là ban hành các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, thực hiện cam kết trung hòa carbon, điển hình như Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến 2030; Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh…

Đồng thời, hoàn thiện các chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, nổi bật là Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và Luật Điện lực đang được sửa đổi.

Cùng với đó, từng bước phát triển các thị trường quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên, tín chỉ carbon… với mong muốn song hành và hội nhập với thế giới trong lĩnh vực xanh. "Tôi vui mừng thông báo: Việt Nam đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và dự kiến sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Ngoài ra, nhóm giải pháp cũng đang được triển khai tích cực là khơi thông nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai 16 dự án phát triển bền vững với vốn vay khoảng 2,5 tỷ USD.

Tiếp theo, Chính phủ cùng với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, phát thải carbon, tiêu chuẩn môi trường-xã hội-quản trị (ESG).

Đáng chú ý, Việt Nam đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và xác định các dự án quan trọng trong khuôn khổ sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC). Với mong muốn chung tay với quốc tế thúc đẩy tiến trình xanh hóa toàn cầu, dù là nước đang phát triển, còn hạn chế về nguồn lực và chủ yếu đang tiếp nhận đầu tư, viện trợ xanh, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) vào năm 2025.

"Chúng tôi tin rằng việc tổ chức một diễn đàn tiên phong về đối tác công - tư cho tăng trưởng xanh sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác và thu hút tài chính xanh cho các nước đang phát triển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ quan điểm.

Lấy kinh tế xanh là lĩnh vực đột phá về hợp tác Việt Nam-EU

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác Việt Nam-EU đã phát triển toàn diện. Nỗ lực đi tiên phong của EU trong xây dựng nền kinh tế châu Âu và toàn cầu xanh thể hiện qua những sáng kiến quan trọng như Thoả thuận xanh, Cửa ngõ toàn cầu, Chiến lược kinh tế biển, kinh tế số... và các cơ chế, tiêu chuẩn về phát thải.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và đại diện doanh nghiệp châu Âu thăm gian hàng nông sản của doanh nghiệp Việt Nam.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và đại diện doanh nghiệp châu Âu thăm gian hàng nông sản của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, đây là động lực và là kinh nghiệm quý để Việt Nam theo đuổi mục tiêu một nền kinh tế xanh, bền vững và trung hòa carbon vào năm 2050. Phát triển xanh và bền vững tiếp tục là quan tâm chung và cam kết của Việt Nam-EU.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu một số nội dụng trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu, lấy phát triển kinh tế, đặc biệt lấy kinh tế xanh làm một trong những lĩnh vực đột phá về hợp tác.

Cụ thể, thúc đẩy thương mại bền vững và phát triển chuỗi cung ứng xanh thông qua triển khai hiệu quả hơn nữa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) để đưa hợp tác song phương phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.

Thứ hai, nghiên cứu và triển khai một số dự án hợp tác hải đăng để thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư, hợp tác nhiều bên về chuyển đổi xanh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi bên. Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu của EU về tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Đề nghị các thành viên EU chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thị trường chứng chỉ carbon có kết nối với thị trường quốc tế và triển khai các dự án về hydrogen xanh.

"Chúng tôi sẵn sàng cùng EU thúc đẩy các sáng kiến về tăng trưởng xanh thông qua chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện về thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp, chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, thúc đẩy triển khai JETP trở thành một mô hình hợp tác kiểu mẫu và là cầu nối thúc đẩy quan hệ EU-ASEAN phát triển hơn nữa", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết.

Thứ ba, tăng cường hợp tác trong nghiên cứu phát triển, các doanh nghiệp châu Âu có thể xem xét tăng cường đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, hạ tầng xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, công nghiệp phát thải thấp…

Thứ tư, đề nghị EU tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay như tăng cường năng lực quản trị công, kinh tế xanh, số và tuần hoàn.

Thứ năm, hai bên tăng cường trao đổi, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng và các lĩnh vực chiến lược khác.

Bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, trong nỗ lực triển khai nền ngoại giao thời đại mới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng EU đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển xanh và bền vững của khu vực và thế giới, vì một hành tinh xanh và một tương lai xanh.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm, làm việc tại Đại học Adelaide, Australia

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm, làm việc tại Đại học Adelaide, Australia

Sáng ngày 17/10, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ 6, Phó ...

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny đón, đồng chủ trì Hội nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny đón, đồng chủ trì Hội nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Sáng 18/10, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đã đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đồng chủ trì ...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đi dạo Vườn thực vật Adelaide

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đi dạo Vườn thực vật Adelaide

Sáng ngày 18/10, trước khi đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ 6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại ...

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thống đốc bang Nam Australia Frances Adamson

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thống đốc bang Nam Australia Frances Adamson

Trong chương trình thăm Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia, ngày 18/10, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ban Nữ công quần chúng Bộ Ngoại giao tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam

Ban Nữ công quần chúng Bộ Ngoại giao tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam

Ban Nữ công quần chúng Bộ Ngoại giao đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân những đóng góp của các thế hệ nữ Ngoại giao.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Triển lãm xanh Thụy Điển mở ra cơ hội cho Việt Nam

Triển lãm xanh Thụy Điển mở ra cơ hội cho Việt Nam

Triển lãm xanh Thụy Điển vừa được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Mình ...
Thực hư việc Triều Tiên đưa quân đến Nga: Hàn Quốc hành động, NATO 'đổ thêm dầu', Moscow lên tiếng, Bình Nhưỡng vẫn lặng im

Thực hư việc Triều Tiên đưa quân đến Nga: Hàn Quốc hành động, NATO 'đổ thêm dầu', Moscow lên tiếng, Bình Nhưỡng vẫn lặng im

Hàn Quốc đã có hành động đầu tiên nhằm phản ứng với thông tin Triều Tiên điều quân đến hỗ trợ Nga trong xung đột với Ukraine.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức

Chiều 21/10, tại Hội trường Diên Hồng, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Toàn văn phát biểu nhậm chức của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, sau khi được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bầu, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức.
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Phiên bản di động