Phòng, chống mua bán người, bảo đảm an ninh con người

TS. NGUYỄN VIỆT LINH
Cục Đối ngoại - Bộ Công an
Bảo đảm an ninh con người là việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người trước những nguy cơ xâm hại, đe dọa giúp mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung có được môi trường sống an toàn và cơ hội phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đảm bảo an ninh con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đầy khát vọng đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

Phòng, chống mua bán người là một trong những vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, được Việt Nam chú trọng nhằm bảo đảm tốt an ninh con người.

Tình hình hoạt động mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp
Tình hình hoạt động mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nạn nhân không chỉ phụ nữ và trẻ em

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Tội phạm mua bán người đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, từ 2010-2020 trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám phá 4.116 vụ, khởi tố 6.012 bị can phạm tội mua bán người ra nước ngoài. Trong số này có 419 vụ, 476 bị can mua bán trẻ em ra nước ngoài. Trong số hơn 6.000 nạn nhân mua bán người đã được phát hiện, số nạn nhân đã trở về là 2.571 người, trong đó, số nạn nhân được trao trả và giải cứu là 1.334 người, số nạn nhân tự trở về là 1.237 người. Số nạn nhân chưa trở về là 519 người.

Các cơ quan chức năng đã tiến hành xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Hậu Giang, Đồng Tháp và các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Campuchia và Lào.

Tuyến đường bộ phía Bắc gồm tuyến đi các tỉnh lên biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai sang Trung Quốc; miền Trung gồm các tỉnh biên giới sang Lào (qua cửa khẩu Lao Bảo, Cầu Treo); miền Nam gồm các tỉnh biên giới sang Campuchia và các địa bàn có đông người đi xuất khẩu lao động.

Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người được che giấu bởi các hình thức như: tham quan, du lịch, ký kết làm ăn kinh tế, lao động xuất khẩu… Nạn nhân của các vụ mua bán người thường chủ yếu làm nô lệ tình dục, lao động cưỡng bức, lấy nội tạng, đẻ thuê… Nạn nhân không chỉ là phụ nữ và trẻ em như những năm trước đây mà đối tượng của loại tội phạm này hướng tới còn cả nam giới và trẻ sơ sinh.

Tình trạng bán phụ nữ ra nước ngoài để lấy chồng hoặc hoạt động tình dục vì mục đích thương mại, tập trung chủ yếu là địa bàn Trung Quốc, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Nga và một số nước Đông Âu...

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong môi giới hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đi du lịch thăm thân..., bọn tội phạm mua bán người lợi dụng công nghệ thông tin như Internet, điện thoại di động để tán tỉnh giả vờ yêu đương, dụ dỗ đi mua hàng, du lịch… rồi bán cho các tổ chức mại dâm ở nước ngoài.

Nắm bắt được nhu cầu một số người ở nước ngoài có nhu cầu ghép nội tạng, nên các đối tượng đã tiếp xúc, làm quen những người có hoàn cảnh khó khăn cần tiền, sau đó dụ dỗ, lừa gạt, tổ chức cho họ xuất cảnh trái phép để bán nội tạng. Hành vi chiếm đoạt, bắt cóc phụ nữ, trẻ em ở khu vực giáp biên cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, như Hà Giang, Lào Cai…

Cơ quan chức năng đã phát hiện một số vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại các tỉnh trong nội địa để bán sang Trung Quốc, như tại Hà Giang đã xảy ra hàng chục vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, nạn nhân là trẻ sơ sinh từ 2 đến 4 tháng tuổi.

Những năm gần đây, tình hình mua bán người còn liên quan đến lao động di cư trái phép. Bọn mua bán người bóc lột các nạn nhân trong nước và nước ngoài ở Việt Nam và bóc lột các nạn nhân từ Việt Nam đi ra nước ngoài.

Đàn ông và phụ nữ Việt Nam di cư ra nước ngoài để lao động không chính thức hoặc thông qua các công ty tuyển dụng lao động của nhà nước hoặc các công ty tuyển dụng lao động do nhà nước quản lý.

Một số công ty tuyển dụng không đáp lại các yêu cầu trợ giúp của người lao động trong những trường hợp họ bị bóc lột, và một số công ty thu phí quá cao khiến cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng buộc phải lao động trừ nợ.

Tội phạm mua bán người biến các nạn nhân trở thành đối tượng của cưỡng bức lao động trong các ngành xây dựng, ngư nghiệp, nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp hàng hải, khai thác gỗ và công nghiệp chế tạo, chủ yếu ở Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, và một số vùng ở châu Âu và Anh với mức độ ít hơn. Vụ 39 người Việt Nam di cư bất hợp pháp chết trong container ở Essex, Vương quốc Anh ngày 23/10/2019 là một ví dụ điển hình.

Ở trong nước, một số tội phạm mua bán người hoặc các đường dây tội phạm mua bán người quy mô nhỏ đã bóc lột nam giới, phụ nữ và trẻ em, trong đó có trẻ em lang thang và trẻ em khuyết tật, biến họ thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Một số đối tượng du lịch tình dục trẻ em đến từ châu Á, Anh và các nước khác ở châu Âu, Australia, Canada và Mỹ… bóc lột trẻ em ở Việt Nam.

Trong hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài, một số công ty tuyển dụng lao động và các bên môi giới không có giấy phép đã thu phí của người lao động tìm kiếm việc làm ở nước ngoài với mức cao hơn so với mức luật cho phép. Nhiều người lao động bị mắc nợ nần nhiều và có nguy cơ cao hơn bị trở thành lao động cưỡng bức, trong đó có việc bị ép buộc lao động để trừ nợ.

Năm 2019, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thanh tra 55 doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài, xử phạt hành chính 21 doanh nghiệp lên đến gần 1,5 tỷ đồng, rút hai giấy phép và giải quyết 120 đơn khiếu nại về dân sự, tất cả đều liên quan đến lao động di trú (con số này năm 2018 là 91 vi phạm).

Để thể hiện cam kết và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm, trùng với ngày Liên hợp quốc chọn làm “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

Phòng, chống mua bán người vì an ninh con người

Vị trí địa lý của Việt Nam khiến nước ta trở thành “điểm nóng” của nạn mua bán người. Với khu vực biên giới đất liền trải dài 25 tỉnh với trên 4.000 km, tiếp giáp với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, nhiều đường mòn, lối tắt qua lại, nhất là biên giới Việt Nam-Trung Quốc, rất thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới qua lại giao lưu buôn bán, thăm thân, nhưng các đối tượng phạm tội cũng lợi dụng việc thông thương này để thực hiện hành vi mua bán người qua biên giới.

Nhiều đối tượng phạm tội mua bán người đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, thông qua mạng xã hội để tiếp cận và làm quen với nạn nhân, từ đó thực hiện hành vi mua bán người. Sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán người hiện nay.

Cùng với đó, nguyên nhân kinh tế-xã hội cũng được các cơ quan chức năng thẳng thắn nhìn nhận, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm trở lại đây dẫn đến tình trạng khó khăn, thiếu việc làm, thất nghiệp dẫn đến chênh lệch về thu nhập, mức sống luôn là những yếu tố tác động đến sự gia tăng của các loại tội phạm trong đó có tội phạm mua bán người.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và chấp hành pháp luật trong nhân dân còn hạn chế. Công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý nhà nước tại các khu vực biên giới, nhất là các tuyến đường bộ còn sơ hở, thiếu sót, lực lượng mỏng không kiểm soát được khu vực biên giới nên bọn tội phạm lợi dụng đưa người xuất cảnh trái phép...

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn bất cập, chưa kịp thời. Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm mua bán người còn mỏng, chưa được đầu tư hiện đại.

Trước diễn biến phức tạp của tội phạm mua bán người, tác động trực tiếp đến bảo đảm an ninh con người, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đảm bảo an ninh xã hội, đảm bảo nhân quyền nói chung, phòng chống mua bán người nói riêng.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Để thể hiện cam kết và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm, trùng với ngày Liên hợp quốc chọn làm “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

Phòng, chống mua bán người, bảo đảm an ninh con người
Khai trương biển truyền thông cho Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người ‘111’, tháng 5/2020.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm mua bán người, bảo đảm an ninh con người, bảo đảm nhân quyền trong thời gian tới, cần thực hiện một cách kịp thời, đồng bộ.

Một là, tiếp tục thực hiện các chỉ thị, chiến lược, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự của Đảng, Nhà nước, trong đó có Luật Phòng chống mua bán ngườ và nhất là Chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 với nhiều giải pháp cụ thể.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm mua bán người, khai thác triệt để ứng dụng khoa học công nghệ, mạng Internet để triển khai các kênh tuyên truyền có hiệu ứng lan toả cao.

Đổi mới công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người với nội dung và hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, các em trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Ba là, các cơ quan pháp luật chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; tăng cường quản lý cư trú ở cơ sở, quản lý các khâu tuyển dụng lao động, xuất khẩu lao động đi nước ngoài để kịp thời phát hiện các vi phạm, tội phạm mua bán người từ cơ sở để có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh.

Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống mua bán người, triển khai có hiệu quả các điều ước quốc tế song phương, đa phương về phòng, chống tội phạm mua bán người.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền phòng ngừa.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL, lực lượng thực thi pháp luật, cơ quan đại diện ngoại giao các nước láng giềng, nước có đông nạn nhân là người Việt Nam nhằm trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy nã tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về Việt Nam.

“Báo cáo phát triển con người” năm 1994 của Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về an ninh con người. Với sự ra đời của khái niệm an ninh con người đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức của nhiều quốc gia về khái niệm an ninh và an ninh quốc gia khi quan niệm là “sự an toàn của con người trước những mối đe doạ kinh niên như nghèo đói, bệnh tật, đàn áp và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống hàng ngày”.

Ngày nay, những mối đe doạ đối với con người (thất nghiệp, ma tuý, ô nhiễm môi trường, vi phạm nhân quyền, khủng bố, tai nạn giao thông...) không còn mang tính chất riêng lẻ đối với một quốc gia, một dân tộc nhất định mà đã trở thành vấn đề phổ biến đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của nhiều quốc gia.

An ninh con người cũng bao hàm mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển bền vững và vấn đề bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

TIN LIÊN QUAN
Phát huy hiệu quả hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực ASEAN
Tưởng nhớ 39 nạn nhân ở Essex: Anh-Việt Nam tiếp tục hợp tác cùng ngăn chặn nạn mua bán người
Việt Nam phản đối việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi về nạn mua bán người
Khai trương biển truyền thông Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người 111
“Ai cũng có thể là nạn nhân mua bán người. Nếu nghi ngờ, hãy trình báo"

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động