Nhỏ Bình thường Lớn

Phum sóc vui đón Tết Chol Chnam Thmay đầy đủ, ấm áp

Tết Chol Chnam Thmay là Tết “chịu tuổi” của đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4; trong niềm vui lúa được mùa và tôm được giá, đồng bào Khmer đang đón một cái Tết ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những ngày cận Tết Chol Chnam Thmay, có dịp về các phum sóc có đông đồng bào Khmer mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào. Các gia đình Khmer, ngoài giờ lao động, sản xuất, đều tranh thủ sửa soạn, dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa khang trang sạch đẹp. Các nghệ nhân thì tập trung chỉnh sửa dụng cụ nhạc ngũ âm. Nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến…

Mừng năm mới, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đồng bào Khmer phấn khởi kỳ vọng những điều tốt đẹp trong năm. (Ảnh: Phương Nghi)
Mừng năm mới, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer phấn khởi kỳ vọng những điều tốt đẹp trong năm. (Ảnh: Phương Nghi)

Đến xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) mới thấy hết sự đổi thay của nơi đây. Dọc theo những con đường trải nhựa, đường bê tông nông thôn là những ngôi nhà mới được xây dựng kịp thời giúp hộ dân là đồng bào Khmer không còn lo nhà dột khi vào mùa mưa bão.

Là một trong những hộ dân được hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa vui mừng khi căn nhà mới của gia đình đã hoàn thiện hơn 3 tháng nay. Là cựu chiến binh tuổi đã cao, sức yếu, nhiều năm qua, ông Thắng cùng gia đình chung sống trong căn nhà đã cũ, xuống cấp nặng. Khi được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình ông góp thêm hơn 20 triệu đồng để xây nhà mới.

Ông Danh Thắng chia sẻ niềm vui: “Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng nhà mới, tôi và gia đình rất cảm động và biết ơn. Bây giờ gia đình tôi không còn lo lắng khi tới mùa mưa phải lấy xô, chậu hứng nước trong nhà do mái bị dột nhiều nơi. Đón Tết Chol Chnam Thmay năm nay gia đình tôi sẽ rất vui”.

Gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) nhận bàn giao căn nhà từ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)
Gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) nhận bàn giao căn nhà từ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Là một trong những hộ dân tộc Khmer được địa phương hỗ trợ nhà ở, chị Danh Thị Hêng, ở ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) chia sẻ: “Cuộc sống gia đình khó khăn, nguồn thu nhập chính của hai vợ chồng từ làm công nhân, làm thuê. Việc lo cái ăn, cái mặc cho con cũng được chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, dù phải sống trong ngôi nhà cấp 4 dột nát, song gia đình cũng không có điều kiện để sửa chữa, cải tạo.

Đúng lúc khó khăn nhất, gia đình được được chính quyền tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719), để xây nhà ở. Từ số tiền này, gia đình tôi đã xây được căn nhà mới với diện tích 32m2. Giờ đây, vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn để chăm lo cho cuộc sống”.

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: “Sau hơn 3 năm triển khai hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025; đến cuối năm 2023, Kiên Giang triển khai thực hiện hỗ trợ đất ở cho 31 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 383 hộ; triển khai hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho 236 hộ; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 472 hộ; nâng cấp, mở rộng 14 công trình nước sinh hoạt tập trung trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí thực hiện trên 74 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản đã giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt...”.

Về các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống như Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình), Lộc Ninh (huyện Hồng Dân), Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long)…, đi trên những con đường dẫn về các phum, sóc, chúng tôi thấy được không khí rộn ràng những ngày mừng năm mới của bà con Khmer Bạc Liêu. Nhìn thấy được cảnh sắc phum sóc hôm nay, cảm nhận rõ sự hiện diện, lợi ích to lớn từ những chính sách dành cho dân tộc đã mang về cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn nhiều công trình đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Xiêm Cán, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)
Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Xiêm Cán, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)

Theo Hòa thượng Hữu Hinh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đời sống của đồng bào Khmer đã khởi sắc hơn trước rất nhiều nhờ việc triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đặc thù của Chính phủ, các bộ, ngành dành cho đồng bào Khmer. Tôi cũng thường khuyên bà con mình nên sống lành mạnh, tiết kiệm để cùng với các cấp chính quyền xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, tỉnh đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm nhạc cụ ngũ âm, đóng mới và sửa chữa ghe ngo, đầu tư lò hỏa táng và xây dựng chánh điện cho các chùa. Ngoài ra, nhiều ngôi chùa, các Salatel (nơi để bà con Khmer sinh hoạt văn hóa cộng đồng) trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được hỗ trợ sinh hoạt, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc”, Hòa thượng Hữu Hinh nói.

Về ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) trong những ngày này sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh nhà nhà chuẩn bị đón Tết. Với ý nghĩa bắt đầu một năm mới, ai cũng phấn khởi sửa sang, trang hoàng lại nhà cửa của mình. Tuy cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ được những phong tục truyền thống như làm bánh gừng, nấu bún nước lèo… trong dịp Tết.

Bà Thạch Thị Sô Phi bày tỏ: “Năm nay mùa màng của phum sóc có nhiều khởi sắc, đời sống cũng từng bước được nâng lên, vì vậy ai cũng phấn khởi chuẩn bị hưởng một cái tết thật đầm ấm, sung túc. Dù có làm ăn ở xa thì các con tôi vẫn quay về nhà để sum họp đón giao thừa, cùng nhau trải qua những ngày tết hạnh phúc”.

Ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bạc Liêu quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chặt chẽ và phát huy hiệu quả. Đáng chú ý là Chương trình MTQG 1719, chỉ tính riêng năm 2023, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương và ngân sách đối ứng của địa phương, Bạc Liêu đã giải ngân gần 42 tỷ đồng đầu tư vào xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhà ở, hỗ trợ nước sạch sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề… giúp cho hàng nghìn hộ gia đình Khmer phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm”.

Nhiều phum sóc có đông đồng bào Khmer sinh sống, nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến. (Ảnh: Phương Nghi)
Nhiều phum sóc có đông đồng bào Khmer sinh sống, nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến. (Ảnh: Phương Nghi)

Sự đổi thay, sung túc ở phum sóc hiện rõ qua việc tổ chức đón Tết của đồng bào Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cái nắng nhẹ xen cơn mưa trái mùa giữa những ngày tháng Tư đã xoa dịu oi bức, tạo không khí mát mẻ cho bà con đón Tết Chol Chnam Thmay thêm vui vẻ. Vậy là phum sóc khắp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sắp sửa đón một cái tết cổ truyền đầm ấm, rộn rã sắc màu. Sau 3 ngày tết, mong rằng bà con sẽ có một vụ mùa mới với nhiều thuận lợi và tiếp tục gìn giữ, phát huy tốt bản sắc văn hóa Khmer trong thời kỳ mới.

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay là nét văn hóa đặc sắc, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ...

Niềm vui dạy chữ viết dân tộc trong chùa Khmer ở Sóc Trăng

Niềm vui dạy chữ viết dân tộc trong chùa Khmer ở Sóc Trăng

Sóc Trăng hiện có 92 chùa Khmer, các chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào Khmer mà còn là nơi ...

Cô gái 9x đắm mình với điệu múa Khmer

Cô gái 9x đắm mình với điệu múa Khmer

Chính tình yêu sâu đậm với nghệ thuật múa truyền thống đã giúp Thạch Thị Ni Ta, cô gái Khmer sinh năm 1997 miệt mài ...

Sóc Trăng: Gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng: Gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer

Đối với người Khmer Sóc Trăng, văn hóa, ngôn ngữ luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và các cấp, các ...

Trà Vinh bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer

Trà Vinh bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer

Trong các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh có loại hình chế tác mão, mặt nạ rất ...