Người di cư từ Trung Đông dồn đến biên giới Belarus với EU, làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên. (Nguồn: India Blooms) |
Ông Lukyantsev nói: "Chúng ta không được quên nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng di cư này, tại sao tất cả những điều này lại xuất hiện".
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nga, nguyên nhân sâu xa là "sự can thiệp vào các quá trình liên quan ở Trung Đông và Bắc Phi, sự bất ổn của tình hình chính trị, chế độ chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ và sự bất ổn của khu vực".
Theo ông Lukyantsev, điều này dẫn đến sự xuất hiện ồ ạt của làn sóng di cư, khi những người này cố gắng tìm đường đến những quốc gia vốn góp phần làm mất ổn định tình hình.
Do đó, ông nhấn mạnh, "khi có những lời kêu gọi chia sẻ 'gánh nặng', phân chia trách nhiệm, những người gây ra ra tình trạng này trước hết phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề".
Quan chức nhân quyền này cho rằng, hiện rất khó để dự đoán diễn biến tình hình ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus bởi không có đối thoại giữa Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền ở Minsk, đồng thời khẳng định, vấn đề khủng hoảng di cư không thể được giải quyết nếu thiếu các cuộc tiếp xúc trực tiếp.
Ông Lukyantsev cũng chỉ trích "hành động đối phó của Ba Lan" trong tình huống có người di cư ở biên giới với Belarus là vi phạm trực tiếp các quy định của hiệp ước trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền.
Trong khoảng thời gian từ ngày 20/8 đến ngày 3/12 vừa qua, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã xem xét tổng cộng 47 đơn yêu cầu các biện pháp tạm thời liên quan tình hình ở biên giới Ba Lan-Belarus, trong đó 44 đơn được đệ trình nhằm chống Ba Lan, các đơn còn lại chống Latvia và Lithuania.