Quá nhiều quan ngại, Nam Á và Đông Nam Á hết thời ‘phấn khích’ với BRI?

TGVN. Trang mạng eurasiareview.com ngày 15/11 có bài viết phân tích về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với một số nước Nam Á và Đông Nam Á cũng như bài học cho Indonesia.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri Chuyên gia: BRI của Trung Quốc thách thức kinh tế, chủ quyền của nhiều quốc gia
qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri Sáng kiến Vành đai Con đường: Khi Trung Quốc vẫn cần Mỹ

Tại Indonesia và những nơi khác ở Nam Á và Đông Nam Á, sự phấn khích về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã được cảm nhận từ năm 2017, khi Indonesia tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRI lần thứ nhất tại Bắc Kinh cùng nhiều quốc gia thành viên SAARC và ASEAN. Lúc đó có dự báo rằng quốc gia nghìn đảo sẽ tiếp nhận đầu tư “khủng” từ Trung Quốc để hỗ trợ một số dự án cơ sở hạ tầng.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo các thỏa thuận trị giá khoảng 64 tỷ USD được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh BRI lần 2 tại Bắc Kinh vào tháng 4/2019 với sự tham dự của gần 40 nhà lãnh đạo trên thế giới. (Nguồn: EP)

Năm nay, các cuộc tranh luận về BRI một lần nữa trở nên nổi bật sau khi Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải Luhut Binsar Panjaitan đại diện cho Indonesia ký kết 28 dự án BRI hồi tháng 4/2019. Vẫn là mối quan ngại ngày một gia tăng về bản chất thực sự của BRI. Liệu BRI là sáng kiến phát triển của Trung Quốc hay quân bài địa chính trị trong đó sử dụng “bẫy nợ” như một công cụ nhằm buộc các nước trong mục tiêu tham gia các điều khoản mà Trung Quốc mong muốn?

Trải nghiệm "đau thương" của Sri Lanka

Trong khi hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đặt mục tiêu chi 4,4 nghìn tỷ USD cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại 65 quốc gia. Tuy nhiên, việc thực thi BRI gây ra nhiều tranh cãi, một trong số đó liên quan đến những lo sợ về “bẫy nợ”.

Sri Lanka là một trong những nước tham gia BRI phải từ bỏ giữa chừng vì khoản nợ với Trung Quốc. Dự án sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa tại Sri Lanka trị giá 190 triệu USD với lãi suất 6,3% không hề thu lại lợi nhuận gì sau khi sân bay được đưa vào vận hành. Kết quả là chính phủ Sri Lanka bị thất thu và không thể trả nợ cho Trung Quốc.

Việc không thể trả lãi cho Trung Quốc khiến quốc gia Nam Á này phải ký kết thỏa thuận với Trung Quốc theo hình thức cho thuê cảng chiến lược Hambantota trong vòng 99 năm.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Sri Lanka phải "ngậm ngùi" cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong vòng 99 năm. (Nguồn: AFP)

Theo GS. Brahma Chellaney - nhà phân tích chiến lược nổi tiếng tại Ấn Độ, điều mà Trung Quốc đang làm thông qua BRI đó là tiến hành nỗ lực ngoại giao “bẫy nợ”, trong đó quan hệ song phương được dựa trên cơ sở “vay nợ”.

Trong chiến lược ngoại giao này, nước chủ nợ sẽ cung cấp khoản tín dụng lớn cho nước vay nợ. Nếu nước vay nợ không thể hoàn trả, nước chủ nợ sẽ tạm thời “nhắm mắt cho qua” để tìm cách can thiệp các điều kiện kinh tế và chính trị ở nước vay nợ.

Nhận thức được điều này, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tháng 8/2018 cho biết Malaysia sẽ ngừng các dự án được Trung Quốc tài trợ, bao gồm dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD, bởi có khả năng rằng nước này sẽ bị rơi vào bẫy nợ khổng lồ.

Bài học cho Indonesia

Mối quan ngại này cũng đang ngày một phổ biến tại Indonesia, trong bối cảnh chính phủ Jakarta dường như vẫn rất tham vọng tiếp tục tham gia BRI trong lúc phải đối mặt với nhiều vấn đề. Điều quan trọng cần ghi nhớ là hiện khoản nợ nước ngoài của Indonesia đã lên đến 387,6 tỷ USD trong quý I/2019.

Mặc dù tỷ lệ nợ nước ngoài của Indonesia so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn ở mức tương đối an toàn (36,9%) và tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P vừa nâng hạng tín nhiệm của Indonesia từ BBB- lên BBB, nhưng nền tảng kinh tế của Indonesia vẫn rất “mong manh”.

Hiện cũng có quan ngại rằng các dự án BRI - thay vì mang về lợi nhuận cho Indonesia - đang đẩy quốc gia này vào thế bất lợi. Một ví dụ là dự án đường sắt LRT Palembang - với tiềm năng tương tự như sân bay tại Sri Lanka - đang vắng bóng khách qua lại. Trên thực tế, dự án này của Indonesia đang thua lỗ khoảng 618.545 USD/tháng.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Dự án đường sắt LRT Palembang trong khuôn khổ BRI đang thua lỗ hàng tháng hơn 600.000 USD. (Nguồn: RTS)

Trước thực tế rằng các dự án cơ sở hạ tầng không thể giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế và thu hẹp sự bất bình đẳng - đặc biệt ở miền Đông - cũng như các tranh cãi khác, quyết định ký kết quá nhiều dự án BRI của chính phủ Indonesia chắc chắn sẽ bị đặt nghi vấn.

Một điều đáng mỉa mai khác là việc thực thi dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia hứng chịu nhiều tổn thất từ hành vi tham nhũng công khai tại đây. Thay vì nhằm mục tiêu phát triển xã hội, các dự án cơ sở hạ tầng thường trở thành lĩnh vực quan tâm của các nhóm lợi ích. Tựu trung lại, có khả năng Indonesia sẽ rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc nếu không cẩn trọng, điều sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Indonesia.

Chính phủ Indonesia cần đảm bảo rằng việc tham gia BRI sẽ không dẫn tới tổn thất. Như những gì Malaysia đã làm, Jakarta cần đàm phán lại với Trung Quốc về các điều khoản và điều kiện của các dự án đó. Indonesia phải nhận ra rằng Trung Quốc cần họ hơn là họ cần Trung Quốc bởi tuyến hàng hải của BRI theo kế hoạch sẽ không được hiện thực hóa nếu không có Indonesia.

Trường hợp Malaysia cho thấy việc đàm phán với Trung Quốc là khả thi. Nếu không thể làm được như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu những gì đã xảy ra ở Sri Lanka sẽ lặp lại ở Indonesia.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Thủ tướng dự Hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn BRI 2

Sáng 27/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên thứ nhất Hội nghị bàn tròn các nhà ...

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Mỹ nêu lý do không cử đại diện dự hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Vành đai và Con đường

Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/4 cho biết, Washington sẽ không cử quan chức cấp cao tới dự hội nghị thượng đỉnh Sáng ...

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Điều gì khiến Italy “tha thiết” với Vành đai và Con đường?

Những ngày qua, Italy đang nổi lên là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, khi trở thành nền kinh tế lớn đầu ...

(theo Eurasia Review)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2024? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền, vợ cầu thủ Quang Hải, thay nhiều mẫu váy cưới, trong đó có các mẫu đầm tinh xảo của NTK Trà Linh trong ảnh pre-wedding.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động