TIN LIÊN QUAN | |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời | |
"Không thể để sản phẩm giáo dục chỉ là Khá Bảnh hay Thánh chửi" |
Đại biểu Thái Trường Giang phát biểu tại hội trường. (Nguồn: Thanh niên) |
Gian lận thi cử: Không thể nói lỗi thuộc về địa phương! TGVN. Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nêu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã ... |
Chiều 30/5, đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội. Trong đó, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đã có những quan điểm thẳng thắn trước "căn bệnh" của ngành giáo dục.
"Thực chất làm sao khi lớp có 42/43 học sinh giỏi?"
Tại hội trường, đại biểu Thái Trường Giang ghi nhận, nếu trước năm 1945 nước ta có 95% dân số mù chữ, thì nay con số đã đảo ngược lại là 97% dân số biết chữ, là thành quả rất lớn của đất nước, trong đó có vai trò của ngành giáo dục.
Tuy nhiên, ông Giang cũng cho rằng, những gì đang diễn ra hiện nay buộc chúng ta không khỏi lo lắng, đôi khi còn nghi ngờ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo.
Ông nêu hàng loạt tiêu cực của nền giáo dục trong thời gian vừa qua và nhận định, lỗi cơ bản là do căn bệnh thành tích. Đỉnh cao của những bức xúc trong giáo dục vốn âm ỉ trong xã hội bấy lâu nay là vụ... gian lận điểm thi.
Từ đó, ông Giang cho rằng, tiêu cực trong thi cử chính là giọt nước tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét lại hiệu quả của việc nhập 2 kỳ thi làm 1, phải xem lại phương pháp trông thi, chấm thi, nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực trong thi cử.
“Nếu trước đây, tiêu cực thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ, thì giờ gian lận đã trở nên có tổ chức, có quy mô lớn hơn, xảy ra ở nhiều địa phương. Gian lận thi cử chính là hành vi ăn cướp trên mồ hôi xương máu, là vô liêm sỉ, vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các em học sinh thi thật, học thật”, đại biểu Giang nói.
Theo ông Giang, ngành giáo dục không dám đối mặt với sự thật, để kết quả giáo dục đúng hơn, thực chất hơn.
Hiểm họa từ... một thế hệ mất niềm tin Chia sẻ với TG&VN, nhà báo Ngô Bá Lục – Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, Báo Thể thao Việt Nam cho rằng, nếu ... |
“Thực chất làm sao được khi lớp có 43 học sinh thì 42 em là học sinh giỏi, chỉ có 1 em là học sinh khá? Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy? Theo tôi là rất nhiều. Nền giáo dục bây giờ tìm được học sinh yếu kém khó như... mò kim đáy biển”, ông Giang nhấn mạnh.
Mối quan hệ thầy - trò cũng được đại biểu Giang cho là “một hồi chuông cảnh báo” để những người có trách nhiệm phải suy nghĩ và hành động. Tiêu biểu như làm thầy cô mà không dám cư xử với học trò theo đúng nghĩa "thương cho voi cho vọt".
“Trước kia có thể phạt học trò quỳ, úp mặt vào tường khi học trò mắc lỗi nào đó và chính hình phạt đó làm học sinh ngoan hơn, nên người hơn. Còn bây giờ thì sao?”, đại biểu Thái Trường Giang đặt câu hỏi.
Trước thực trạng đó, đại biểu Cà Mau cho rằng, ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng, đánh giá trúng, để còn kịp cứu nền giáo dục nước nhà.
Nhiều người phải giấu bằng đại học để làm công nhân
Phát biểu trong chương trình thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng, năng suất lao động Việt Nam còn thấp, việc đào tạo chưa sát thị trường. Nguyên do là cơ cấu đào tạo giữa học và làm đang mất cân đối, cử nhân tốt nghiệp đại học lại giấu bằng cấp để đi làm công nhân vì… không xin được việc.
Đại biểu Vĩnh Long đề nghị kiểm soát chặt chẽ chất lượng đại học, có chính sách đào tạo nhân lực gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nghề phải gắn với việc làm.
Bà Thanh cũng nêu thực tế hiện nay giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long đã tụt hậu 5 năm so với cả nước, là "vùng trũng" của giáo dục.
Bởi vậy, theo bà Thanh, thời gian tới cần đặc biệt quan tâm để tạo điều kiện đưa trẻ đến trường, giảm thiểu tình trạng bỏ học, có chính sách đầu tư hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là cần có chính sách thu hút riêng để nâng cao chế độ cho giáo viên, người làm công tác giáo dục.
Gian lận thi cử: Không thể nói lỗi thuộc về địa phương! TGVN. Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nêu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã ... |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời TGVN. Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, ... |
Suy nghĩ về tiêu cực thi cử ở Việt Nam Vụ việc tiêu cực thi tốt nghiệp THPT năm 2018 ở một số địa phương đã gây ra cú sốc lớn trong toàn xã hội ... |