Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Đức: Một số định hướng lớn

Với việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược năm 2011, quan hệ Việt Nam và Đức thời gian qua có những bước phát triển đầy ý nghĩa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống CHLB Đức Joachim Gauck và Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng tại Lễ trình Thư ủy nhiệm ngày 10/11/2015.

Nhiều thành quả

Những thành tựu trong quan hệ Việt - Đức thể hiện trước hết ở tần suất trao đổi đoàn giữa hai bên. Gần như không năm nào là không có chuyến thăm cấp cao của Đức sang Việt Nam hoặc ngược lại. Riêng trong năm 2015 đã có chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert vào tháng Ba và trong tháng này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẽ thăm Đức, chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam trong 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhóm điều hành chiến lược cấp Thứ trưởng ngoại giao hai nước họp định kỳ hàng năm để kiểm điểm và cập nhật chương trình hành động triển khai nhiều dự án hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Đối tác chiến lược.

Về kinh tế, năm 2011, kim ngạch thương mại Việt-Đức là 5 tỷ USD. Sau bốn năm nâng cấp quan hệ, con số này đã tăng gấp rưỡi, đạt 7,8 tỷ USD trong năm 2014, và hứa hẹn đạt 8,5 tỷ USD trong năm nay. Với đà tăng trưởng ấy, thời gian tới Đức sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).

Tháng 10/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Đại học Việt - Đức, một biểu tượng của quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác cũng đạt nhiều kết quả đáng kể, đặc biệt là giáo dục- đào tạo và hợp tác pháp luật. Đại học Việt - Đức sau sáu năm hoạt động tiếp tục là một dự án hải đăng, tiêu biểu cho hợp tác song phương về giáo dục. Hiện có trên 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập ở Đức. Các dự án đào tạo trong khuôn khổ đối thoại nhà nước pháp quyền diễn ra rất nhộn nhịp, hỗ trợ Việt Nam cải cách và tăng cường năng lực tư pháp. Đức cũng là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong EU về hợp tác phát triển với ba lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, đào tạo nghề và bảo vệ môi trường.

Tất cả thành tựu trên là kết quả của sự nỗ lực và hợp tác nhiệt thành của chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Nâng quan hệ xứng với tiềm năng

Việt Nam và Đức có nhiều chia sẻ về lợi ích và là các đối tác tin cậy. Đó là nền tảng quan trọng để đưa quan hệ song phương phát triển sâu rộng. Tiềm năng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước còn rất lớn, cần được khai thác tốt hơn nữa. Đức là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất nhập khẩu, với tổng kim ngạch thương mại hàng năm trên 3.000 tỷ Euro, nhưng buôn bán của Đức và Việt Nam mới chỉ xung quanh 8 tỷ USD. Đức cũng là nhà đầu tư lớn ra nước ngoài, nhưng đầu tư của Đức vào Việt Nam mới chỉ đạt 1,38 tỷ USD.

Do đó, khai thác tiềm năng to lớn về thương mại, đầu tư trong những năm tới là ưu tiên cao của chúng ta cũng như mong muốn của nước Đức.

Để làm được việc đó, có mấy hướng lớn cần được chú trọng: (i) Thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các dự án hải đăng đã thỏa thuận, đang triển khai như Ngôi nhà Đức và tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP. Hồ Chí Minh; (ii) Tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp tầm trung (Mittelstand), xương sống của nền kinh tế Đức, vào Việt Nam; (iii) Cố gắng tạo ra các khuôn khổ hợp tác mới sôi động hơn giữa các địa phương, nhất là các thành phố, các bang lớn có thực lực về kinh tế và công nghệ, những đầu tàu của kinh tế Đức với phía Việt Nam nói chung và với các địa phương của Việt Nam nói riêng.

Chúng ta cũng cần chú ý thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là dạy nghề. Đức nổi tiếng về công nghệ nguồn, đi đầu về Nghiên cứu và Phát triển (R&D), nhất là trong các ngành như cơ khí, chế tạo, dược phẩm, năng lượng sạch. Hệ thống giáo dục và đào tạo song hành của Đức từ lâu đã có uy tín trên toàn thế giới. Đây là thế mạnh rất cần tranh thủ, bằng cách khai thác hiệu quả các dự án đang triển khai như Bản ghi nhớ hợp tác Khoa học Công nghệ Việt - Đức, học bổng của Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), dự án đào tạo thí điểm điều dưỡng viên tại Đức, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đối tác Đức để mở ra hướng đi mới giàu tiềm năng.

Vai trò của cộng đồng và hợp tác địa phương

Nhiều người Việt Nam đã chọn Đức là nơi gắn bó cả cuộc đời. Trong nhiều năm trước, hàng nghìn người Việt Nam được đào tạo và làm việc tại Đức. Việt Nam hiện là quốc gia có số người nói tiếng Đức nhiều nhất Đông Nam Á và con số này đang tăng lên cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước. Đây cũng là cơ sở để hai bên phát triển quan hệ nhân dân.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt tại Đức.

Với hơn 120.000 người, cộng đồng người Việt tại là một cộng đồng lớn, mạnh và giàu tiềm năng. Bà con cơ bản đoàn kết, chăm chỉ lao động, nỗ lực hội nhập, luôn nhiệt tình hướng về quê hương. Chính phủ và nhân dân Đức đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Mục tiêu hàng đầu của chúng ta là tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con hội nhập hiệu quả vào xã hội Đức, có cuộc sống no ấm, ổn định. Đại sứ quán sẽ phối hợp với các hội đoàn và các cơ quan trong nước như Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động của kiều bào, cho kiều bào như Diễn đàn doanh nghiệp, Trại hè, chương trình dạy tiếng Việt… để tăng cường gắn kết bà con với quê hương Việt Nam. Một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, phát triển mạnh mẽ, được Chính phủ và xã hội Đức ghi nhận và hoan nghênh, sẽ là tài sản quý giá của hai dân tộc Việt, Đức, là nguồn lực quan trọng cho việc tăng cường quan hệ hai nước.

Thời gian qua, nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức càng trở nên gần gũi hơn qua hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương. Trao đổi đoàn cấp địa phương giữa Việt Nam và Đức diễn ra tương đối sôi động, với một số điểm sáng. Thanh Hóa và Mittelsachsen (một tỉnh thuộc bang Sachsen, thủ phủ là Freiberg) đã hợp tác khá hiệu quả về nông nghiệp và năng lượng, là hai địa phương đầu tiên của Việt Nam và Đức đặt văn phòng đại diện tại địa bàn của nhau. Hội An và Wernigerode đã kết nghĩa thành phố du lịch từ năm 2013. Mới đây nhất, TP. Hồ Chí Minh với Leipzig ký thỏa thuận kết nghĩa. Cộng đồng người Việt sở tại đóng vai trò rất có ý nghĩa cho hợp tác hiệu quả ở cấp địa phương. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết để tiềm năng đơm hoa kết trái vẫn phải là sự kiên trì theo đuổi và nhiệt tâm vun đắp từ chính các địa phương, nhất là từ phía Việt Nam.

Đoàn Xuân Hưng
Đại sứ Việt Nam tại Đức

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động