Quan hệ đối tác trong cứu trợ thảm họa - Đông Nam Á đang kỳ vọng gì?

Trang Linh
Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, hợp tác cứu trợ thảm họa của các nước Đông Nam Á với đối tác càng có ý nghĩa quan trọng, được dư luận hết sức quan tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ sau thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, các quốc gia Đông Nam Á đã thiết lập một cấu trúc khu vực hiệu quả trong việc viện trợ thảm họa, được minh chứng qua phản ứng chung trong các sự kiện như sự cố vỡ đập tại Lào, động đất và sóng thần ở Indonesia năm 2018, cũng như bão Mocha ở Myanmar vào đầu năm nay.

Hợp tác quốc tế là yếu tố không thể thiếu trong tiến trình này. Tình trạng khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng làm gia tăng nhu cầu cứu trợ thảm họa, đặt ra vấn đề hợp tác viện trợ thảm họa giữa khu vực với các cường quốc nước ngoài cũng như kỳ vọng với các đối tác này.

Quan hệ đối tác trong viện trợ thảm họa - Đông Nam Á đang kỳ vọng gì?
Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương trước thiên tai nhất trên thế giới. Trong ảnh: Vùng Central Luzon, Philippines bị ảnh hưởng bởi siêu bão Karding. (Nguồn: Philippine Star)

Ý nghĩa chiến lược và thực tiễn

Công tác cứu trợ thảm hoạ ở Đông Nam Á có ý nghĩa chiến lược và thực tiễn. Từ góc độ chiến lược, hợp tác cứu trợ thảm họa - thường được xem là "quả ngọt dễ hái" do bản chất lành mạnh và ít nhạy cảm - tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á quản lý quan hệ với các cường quốc từ một vị thế tương đối yếu thế, song vẫn có thể duy trì vị trí trung tâm của mình trong an ninh khu vực.

Chẳng hạn, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khởi xướng cơ chế Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào thập niên 1990, và cứu trợ thảm họa là một lĩnh vực hợp tác quan trọng. Tư duy chiến lược này cũng được phản ánh trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025 khi xác định hợp tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) là một phương thức quan trọng để nâng cao vị thế trung tâm của ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Việc định hình ARF và ADMM+ đều đảm bảo rằng ASEAN giữ vai trò chủ đạo trong việc đề ra chương trình và điều phối hoạt động của những cơ chế này, từ đó duy trì vị thế lãnh đạo của mình trong các cuộc trao đổi.

Các nước Đông Nam Á cũng nhận thức được giá trị thực tiễn của việc hợp tác trong cứu trợ thảm họa. Do thiên tai là một mối đe dọa an ninh phi truyền thông lớn trong khu vực, việc cứu trợ thảm họa hiệu quả trở thành một phần quan trọng trong tầm nhìn của ASEAN nhằm hướng tới xây dựng một khu vực an toàn. Kể từ sau trận sóng thần năm 2004, ASEAN đã thiết lập một loạt cơ quan để thực hiện mục tiêu này, bao gồm Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM) và Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre).

Những cơ quan này đóng vai trò quan trọng để cho các quốc gia khác tham gia vào quyết sách và hoạt động cứu trợ sau thảm họa của ASEAN. Nhật Bản là đối tác tài trợ lớn nhất của AHA Centre, với khoản đóng góp hơn 40 triệu USD từ năm 2011 đến năm 2021. Đến năm 2021, ASEAN đã thiết lập thêm các cơ chế chính trị nhằm tăng cường hợp tác về vấn đề thảm họa với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc qua cơ chế ACDM+. Những mối quan hệ này cho phép ASEAN và các cuộc gia thành viên huy động được tài nguyên về chuyên môn, quan điểm, nguồn lực từ các đối tác bên ngoài, từ đó nâng cao khả năng đối phó với thảm họa của quốc gia cũng như khu vực.

Quan hệ đối tác trong viện trợ thảm họa - Đông Nam Á đang kỳ vọng gì?
Diễn tập mô phỏng Ứng phó khẩn cấp thảm họa khu vực ASEAN năm 2023 (ARDEX-2023) do Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia và Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre) đồng tổ chức. (Nguồn: Asean.org)

Kỳ vọng đối với quan hệ đối tác liên quan đến thảm họa

Tính liên tục và chắc chắn đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định và bền vững trong quan hệ đối tác giữa Đông Nam Á và các cường quốc ngoài khu vực. Trên thực tế, Mỹ luôn là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về HADR. Sự hỗ trợ tài chính của Nhật Bản cho AHA Centre từ Quỹ hội nhập Nhật Bản-ASEAN, thành lập vào năm 2006, một phần nhằm hỗ trợ hợp tác trong quản lý thảm họa và hỗ trợ nhân đạo. So với các hình thức hợp tác đặc biệt, những cơ chế chính thức này mang lại độ chắc chắn trong quan hệ hợp tác giữa Đông Nam Á và các đối tác của mình.

Sự bổ sung lẫn nhau cũng là một yếu tố quan trọng. Trong hơn hai thập kỷ, ASEAN đã tích lũy kinh nghiệm quý báu trong hợp tác cứu trợ thảm họa và đã kết nối với tất cả các cường quốc lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với việc Vương quốc Anh gần đây trở thành đối tác đối thoại của ASEAN và Pháp đang thảo luận với khối về quy chế đối thoại này, ASEAN có thể chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quan hệ đối tác liên quan đến quản lý thảm họa hơn trong tương lai.

ASEAN vẫn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các đối tác cho các hoạt động liên quan đến thảm họa. Chẳng hạn, hơn một nửa ngân sách hàng năm AHA Centre trong năm 2020 do các đối tác bên ngoài cung cấp. Ngoài việc cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp, các đối tác cũng có thể hợp tác với Đông Nam Á để tìm ra các phương thức tài trợ mới, nhằm tăng cường độc lập và bền vững tài chính cho khu vực.

Nhu cầu hợp tác trong việc xây dựng năng lực đang gia tăng do biến đổi khí hậu và môi trường chính trị nội địa ở các quốc gia Đông Nam Á đang thay đổi. Sự thay đổi trong mô hình thiên tai do khí hậu gây ra và bối cảnh hoạt động cứu trợ thảm họa đòi hỏi những kỹ năng, năng lực và công nghệ mới. Tinh thần dân tộc ngày càng gia tang tại các quốc gia Đông Nam Á cũng khiến việc triển khai dự án với nhân viên cứu trợ từ các quốc gia nước ngoài sau thảm họa trở nên khó khăn hơn. Do đó, xây dựng năng lực là một lựa chọn cần thiết và thuận tiện hơn cho các đối tác nước ngoài để tiếp tục hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề thảm họa.

Cứu trợ thảm họa sẽ tiếp tục là một lĩnh vực quan trọng cho hợp tác an ninh ở Đông Nam Á, do khu vực này dễ bị tổn thương trước các thảm họa cũng như tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của khu vực này đối với các cường quốc. Trong khi phục vụ lợi ích chiến lược của cả khu vực và các cường quốc, việc hợp tác cần phù hợp với tầm nhìn của khu vực về quản lý thiên tai, chẳng hạn như thông qua tăng cường tài chính và sử dụng công nghệ, nâng cao hơn nữa hiệu quả cứu trợ thiên tai trong khu vực.

ASEAN 42: Phát huy sức mạnh đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trước các chuyển động chiến lược của thế giới và khu vực

ASEAN 42: Phát huy sức mạnh đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trước các chuyển động chiến lược của thế giới và khu vực

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN 42, sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh ...

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn: Việt Nam đã có những đóng góp chủ động, tích cực trong ASEAN

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn: Việt Nam đã có những đóng góp chủ động, tích cực trong ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN 42 đã thành công tốt đẹp với 10 văn kiện quan trọng được thông qua, trong đó có những đóng ...

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hành động để thế hệ tương lai không phải chịu thảm họa đại dịch

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hành động để thế hệ tương lai không phải chịu thảm họa đại dịch

Trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cảm ơn các nước bạn bè, các tổ ...

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản: Việt Nam là thành viên tích cực giúp ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình khu vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản: Việt Nam là thành viên tích cực giúp ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình khu vực

Tối ngày 10/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kobayashi Maki đã có cuộc gặp gỡ với phóng viên báo chí thông tin ...

Lính cứu hộ Việt Nam chia sẻ giây phút cứu sống được nạn nhân trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Lính cứu hộ Việt Nam chia sẻ giây phút cứu sống được nạn nhân trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trải qua 7 ngày có mặt tại hiện trường, giây phút cùng các đồng đội trong đoàn cứu hộ cứu nạn Bộ Công an phát ...

(theo Korea Times)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động