Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông

TS. Lại Thái Bình
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
TGVN. Việt Nam và Mỹ chia sẻ nhiều điểm đồng trong việc đánh giá tình hình Biển Đông. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế
Quan hệ Việt Nam-Mỹ: Niềm tin và thế hệ
bien dong
Việt Nam và Mỹ đều cho rằng Biển Đông là địa bàn mang tính chiến lược cả về chính trị, luật pháp quốc tế, kinh tế, môi trường biển, an ninh.

Cùng với nhiều quốc gia khác, Việt Nam và Mỹ đều cho rằng Biển Đông là địa bàn mang tính chiến lược cả về chính trị, luật pháp quốc tế, kinh tế, môi trường biển, an ninh. Là tuyến đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong bản đồ hàng hải toàn cầu và việc bất kỳ một quốc gia nào nổi lên khống chế hoàn toàn tuyến đường biển này sẽ không phù hợp với lợi ích của các nước hay của khu vực.

Trên thực tế, tình hình Biển Đông luôn tồn tại sự căng thẳng hay xung đột cục bộ và những năm gần đây liên tục chứng kiến sự leo thang trong các đòi hỏi về chủ quyền cũng như những hành động gây căng thẳng trong vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, tại khu vực hiện đang thiếu những cơ chế hợp tác an ninh đủ mạnh để giúp xử lý một cách hiệu quả những vấn đề này theo đúng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp.

Mặc dù không phải là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp chủ quyền, Mỹ có nhiều lợi ích tương đồng với Việt Nam tại Biển Đông. Lợi ích nổi bật mà cả Việt Nam và Mỹ đều quan tâm nhiều là việc tiếp cận không bị cản trở tại Biển Đông theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế. Việc tiếp cận không bị cản trở này liên quan mật thiết với việc khai thác các nguồn lực biển cũng như phục vụ cho đi lại của các tàu thuyền thương mại (với lượng hàng hóa trên 5 nghìn tỷ USD hàng năm; trong đó với Mỹ là hơn 1 nghìn tỷ USD) và quân sự tại Biển Đông.

Trong khi đó, với cách diễn giải luật pháp quốc tế và các hành động trên thực địa, Trung Quốc có xu hướng tăng cường áp đặt các hạn chế trong tự do hàng hải và hàng không tại hầu hết các khu vực ở Biển Đông. Lợi ích quan trọng khác mà cả Việt Nam và Mỹ đều chú trọng thúc đẩy là việc tăng cường hòa bình và ổn định tại Biển Đông và Đông Nam Á. Với lịch sử xung đột giữa các quốc gia liên quan Biển Đông cũng như việc các bên tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự, Biển Đông đã và đang tiềm ẩn các điểm nóng vốn có thể đe dọa hòa bình và ổn định.

Hợp tác Việt-Mỹ trong vấn đề Biển Đông là rất tích cực và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong khi Mỹ về cơ bản tiếp tục dựa trên những nguyên tắc đã được nêu vào tháng 5/1995 (trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam), theo đó Mỹ tiếp tục thúc đẩy hòa bình giải quyết các tranh chấp, hòa bình và ổn định, tự do hàng hải, trung lập liên quan các tranh chấp, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trên thực tế Mỹ ngày càng can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông một cách tích cực và tự nguyện.

Ngoài việc liên tục ra các tuyên bố chính sách, đề xuất các luật có liên quan đến khu vực và Biển Đông, Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông với các tàu hải quân và máy bay các loại (trong đó tàu sân bay của Mỹ đã hai lần ghé thăm cảng Việt Nam). Biển Đông luôn là một chủ đề quan trọng trong các đối thoại của nhiều cấp giữa Việt Nam và Mỹ cũng như trong các khuôn khổ hợp tác với khu vực.

Các công ty Mỹ như Exxon Mobil và Murphy Oil tiếp tục hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam và hợp tác quốc phòng liên quan Biển Đông tiếp tục được hai bên quan tâm (trong đó có việc Mỹ chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho Việt Nam)…

Tin liên quan
Mỹ tiếp tục có động thái mới liên quan tới Biển Đông, Australia sẽ hành động gì tiếp theo? Mỹ tiếp tục có động thái mới liên quan tới Biển Đông, Australia sẽ hành động gì tiếp theo?

Việc Việt Nam và Mỹ tiếp tục quan tâm và tăng cường hợp tác liên quan Biển Đông đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, việc hợp tác này góp phần làm tăng sự quan tâm của khu vực đối với vấn đề Biển Đông, thúc đẩy tiến trình đối thoại tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, tạo ra một cục diện cân bằng hơn trong việc hòa bình giải quyết các tranh chấp. Bên cạnh đó, mặc dù bản thân Mỹ chưa phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 do nhiều nguyên nhân (trong đó có các nguyên nhân liên quan chính trị nội bộ), việc Mỹ kiên trì thúc đẩy hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc của Công ước tạo thuận lợi cho các quốc gia khu vực trong việc tìm tiếng nói chung trên cơ sở luật pháp quốc tế để hiện thực hóa các mô thức hành vi ứng xử tại Biển Đông.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác liên quan vấn đề Biển Đông góp phần tích cực vào việc giúp bảo vệ các quyền lợi chính đáng của cả Việt Nam, Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á khác liên quan đến xử lý tranh chấp, khai thác các nguồn lực từ biển, sử dụng các tuyến đường biển trong hội nhập quốc tế, tăng cường trao đổi thương mại…

Để góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác tại Biển Đông, Việt Nam và Mỹ còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác. Hai bên cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy việc xây dựng một trật tự tại khu vực dựa trên luật lệ (mà sáng kiến Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương tự do và rộng mở là một trong những ví dụ về tính sáng tạo liên quan trật tự khu vực), theo đó vấn đề Biển Đông cũng được giải quyết theo các nguyên tắc chung tích cực của luật pháp quốc tế.

Việt Nam và Mỹ cũng có thể cùng các quốc gia khu vực và trên thế giới tạo dựng một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan Biển Đông. Hai nước cũng có thể thúc đẩy những hợp tác liên quan việc tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, diễn tập chung, trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông, hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển, cứu trợ thiên tai…

Trong tiến trình đó, việc công khai, minh bạch việc hợp tác và tích cực chia sẻ thông tin và kết nối hợp tác với các nước khu vực là rất cần thiết để làm giảm bớt những quan ngại và tranh thủ được các nguồn lực khác nhau và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Phản ứng của Việt Nam về các vấn đề Biển Đông hiện nay

Phản ứng của Việt Nam về các vấn đề Biển Đông hiện nay

TGVN. Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 16/7, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên ...

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

TGVN. Lần đầu tiên Mỹ công khai phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua những tuyên bố đanh thép. ...

Mỹ tuyên bố ủng hộ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông

Mỹ tuyên bố ủng hộ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông

TGVN. Ngày 15/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Washington sẽ ủng hộ các quốc gia cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm chủ ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động