Quốc hội biểu quyết lùi thông qua Luật đặc khu

Với 85,63% đại biểu tán thành, sáng nay 11/6, Quốc hội đã biểu quyết điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180611111308 Lùi thông qua Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
tin nhap 20180611111308 Cân đối cung cầu nông sản, khắc phục tình trạng "được mùa mất giá"

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, xây dựng Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho lùi việc xem xét, thông qua Dự án Luật vào kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

tin nhap 20180611111308
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho phép điều chỉnh chương trình phiên bế mạc Kỳ họp sáng 15/6, rút nội dung biểu quyết thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và Nghị quyết về thi hành Luật này.

Kết quả biểu quyết có 423 đại biểu tán thành, tương đương 85,63% đồng ý rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật và Nghị quyết về thi hành Luật trong ngày 15/6.

Phát biểu tại Quốc hội, Chủ tịch Quốc Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong ngày hôm qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng một bộ phận nhân dân tụ tập đông người, kéo xuống đường, gây ách tắc giao thông và có những hành động quá khích làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.

Qua đây, chúng ta thấy việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan toả ra ngoài xã hội. Tuy nhiên, một số người dân không hiểu đúng bản chất của sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu lầm nên đã có những hành động quá khích và cũng không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng để gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội.

“Do đó, Quốc hội kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận luôn luôn có sự lắng nghe những ý kiến của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị kim Ngân phát biểu.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: “Tất cả những ý kiến đóng góp đó, bản thân tôi cũng nhận được thư của một đại biểu Quốc hội rất tâm huyết, rất có trách nhiệm. Tôi cho rằng chúng ta có nhiều hình thức và trong hành động phát ngôn của chúng ta, đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận hiểu lầm nào nữa. Sự ngộ nhận đó lan ra ngoài xã hội thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước, chứ không phải chúng ta nói để rồi cho qua. Rất mong trong phiên họp sáng nay, lẽ ra chúng ta sẽ bàn những việc theo chương trình nhưng phải dừng lại để tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân. Cũng xin báo cáo với Quốc hội để chúng ta thấy được trách nhiệm của Quốc hội, trách nhiệm của từng đại biểu và từng cử tri khi bàn bạc và nhận xét về những vấn đề mà Quốc hội đang bàn”.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt cho biết, dự án Luật được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017), sau đó đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại Kỳ họp này.

Kết quả tổng hợp ý kiến các vị  đại biểu Quốc hội tại Hội trường ngày 23/5/2018 cũng như góp ý bằng văn bản về Dự thảo Luật cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật và cho rằng Dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp. Các vị đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm vào các nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật

Tuy nhiên, đây là Dự án Luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong Dự thảo Luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của Dự án Luật còn khác nhau.

Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của Dự thảo Luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua Dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện Dự thảo Luật, bảo đảm xây dựng thành công ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

tin nhap 20180611111308
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Micronesia

Trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh ...

tin nhap 20180611111308
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia

Chiều 7/6, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia Wesley W. Simina, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ...

tin nhap 20180611111308
Tặng Huân chương và Cờ thi đua cho tập thể, cá nhân có đóng góp cho Quốc hội

Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), chiều 7/6, tại ...

PV

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đánh giá cao hai nước nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng ...
Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động