Toàn cảnh phiên họp Quốc hội chiều 9/11. |
GDP 2024 từ 6-6,5%
Trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, bối cảnh thế giới, khu vực, trong nước năm 2024 tiếp tục phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, khó đoán định, việc xây dựng mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 6-6,5% là khá cao, nên ở mức thấp hơn, khoảng từ 5-6%.
Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2024, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Tin liên quan |
Ngoại giao kinh tế - điểm sáng và nền tảng để thu hút FDI tốt hơn |
"Trên cơ sở ước thực hiện GDP năm 2023 dự kiến đạt trên 5% và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động đến kinh tế nước ta, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời, để bảo đảm sự hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu cho năm 2024, do đó, xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Nghị quyết", ông Vũ Hồng Thanh nói.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ trong công tác điều hành cần chủ động hơn nữa để có thể đạt được kết quả ở mức cao nhất, linh hoạt, chủ động, phấn đấu vượt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường được Quốc hội quyết định.
Về ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở, động lực và các điều kiện để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6,5%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới còn hiện hữu, tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, cũng có những thuận lợi, cơ hội và thời cơ.
Các động lực tăng trưởng về đầu tư (đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Những khó khăn, thách thức lớn cơ bản đã được nhận diện, tập trung tháo gỡ; các vấn đề tồn đọng tiếp tục được tập trung xử lý hiệu quả, nhất là về doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đang được đẩy nhanh đưa vào khai thác…
Hoạt động đối ngoại, ngoại giao kinh tế cũng đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, mở ra cơ hội mới để thu hút FDI, xuất khẩu, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mới, đào tạo nhân lực công nghệ số, tạo động lực tăng trưởng mới.
"Đây là những tiền đề, yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục phấn đấu, đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng 6-6,5%, nhằm đạt được cao nhất mục tiêu cả giai đoạn 5 năm 2021-2025, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn
Tại Nghị quyết, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), bám sát định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Song song với đó, tăng cường năng lực phân tích dự báo, nắm chắc tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả với các vấn đề mới phát sinh.
Quốc hội yêu cầu theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát thế giới, khu vực, nhất là diễn biến giá năng lượng để hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ phù hợp; cân đối hài hòa giữa việc giảm lãi suất và ổn định tỷ giá.
Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất và đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.
15 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024: 1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0-6,5%. 2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD. 3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%. 4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0-4,5%. 5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%. 6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%. 7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%. 8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. 9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%. 10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ. 11. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh. 12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số. 13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%. 14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%. 15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%. |
| Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu 14h chiều nay (23/10), tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV tiếp tục triển ... |
| Chuyên gia kinh tế Ireland Alan Barrett: Việt Nam đã có những bước tiến lớn về kinh tế Việt Nam đã tận dụng tốt những lĩnh vực mà mình có lợi thế. Tuy nhiên, trước mắt còn nhiều thách thức. Việt Nam có ... |
| Đổi mới sáng tạo là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế Chiều 3/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chủ trì lễ ... |
| Ngoại giao kinh tế - điểm sáng và nền tảng để thu hút FDI tốt hơn Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh là điểm ... |
| CIIE lần thứ 6: 'Ghi danh' thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc Khu gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam tại CIIE lần thứ 6 gồm 34 doanh nghiệp, với 34 gian hàng trưng bày trên ... |