Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước

Chu Văn
TGVN. Ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường, trong đó các đại biểu tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan đến kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường, trong đó các đại biểu tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan đến kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia...

Phiên họp được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Thảo luận nội dung này trong ngày đầu tiên, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.

Các báo cáo về cơ bản đã phản ánh đầy đủ, nhận định thẳng thắn, khách quan về những kết quả đạt được, những khó khăn, thách thức và đưa ra các giải pháp, chủ trương phục hồi kinh tế.

Nhiều ý kiến đánh giá, năm 2020 có nhiều thách thức, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thiên tai liên tục xảy ra như hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ xảy ra tại miền Trung trong thời gian gần đây, nhưng đất nước vẫn đạt được những kết quả tích cực và là một trong số ít các nước đạt mức tăng trưởng dương.

Các đại biểu đánh giá cao công tác điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Do đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.

Tại phiên thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá đầy đủ về thiệt hại do bão lũ, ngập lụt trên các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng để có cơ sở đánh giá đúng chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung cho ý kiến về cơ cấu nền kinh tế; thu, chi ngân sách nhà nước; giải ngân vốn đầu tư công; giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng; vấn đề chậm tiến độ các dự án giao thông đường sắt đô thị; phát triển hệ thống giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long...

Các đại biểu cũng thảo luận về công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh trực tuyến; hoạt động tín dụng đen; an ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ, đập, phát triển điện lực.

Trong đó, các đại biểu đề nghị cần tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ tác động, mức độ an toàn của hệ thống hồ chứa, thủy điện, thủy lợi và các dự án thủy điện vừa và nhỏ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc vận hành các nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi; gắn vấn đề an ninh nguồn nước với phòng, chống thiên tai, an ninh năng lượng…

Tất cả các ý kiến đều rất tâm huyết, trách nhiệm

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tất cả các ý kiến đều rất tâm huyết, trách nhiệm với mong muốn góp ý cho Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục để có một bộ SGK thật tốt.

Phát biểu về vấn đề SGK tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cám ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, và các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, giáo viên và rất nhiều người dân bình thường với tư cách là ông bà, cha mẹ của các cháu học sinh lớp 1. Tất cả các ý kiến đều rất tâm huyết, trách nhiệm với mong muốn góp ý cho Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục để có một bộ SGK thật tốt, thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục.

Phó Thủ tướng cho biết trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, gần như kỳ họp Quốc hội nào cũng có một chủ đề về giáo dục được cử tri và các đại biểu quan tâm.

Việc triển khai chương trình, SGK mới được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, được quy định rất kỹ trong Luật Giáo dục mới sửa đổi. Điều 32, khoản 3 của Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định rất rõ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về SGK từ việc hướng dẫn quy trình biên soạn, thành lập hội đồng và quy trình thẩm định, phê duyệt. Mặc dù không thuộc thẩm quyền trực tiếp, tuy nhiên cũng giống như những vấn đề giáo dục khác, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề SGK.

Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ đều có thảo luận về vấn đề SGK. Thủ tướng đã nhắc nhiều lần. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp họp 2 lần với Bộ GD&ĐT, Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các chuyên gia, kể cả những người tham gia thẩm định SGK. Cá nhân Phó Thủ tướng đã có nhiều cuộc gặp riêng các chuyên gia và thầy cô giáo.

Và sơ bộ đúng như các đại biểu Quốc hội nói, sai đến đâu, đến mức nào thì phải có cơ quan chuyên môn, vì các đại biểu, kể cả Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng không hề có kiến thức, kinh nghiệm dạy tiếng Việt lớp 1. Nhưng qua những lần làm việc có thể thấy sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt, có sai sót. Những sai sót này phải được tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Những việc liên quan đến chuyên môn về dạy ngôn ngữ cho trẻ mới đi học người bình thường không hiểu thì phải trao đi đổi lại một cách cởi mở và cầu thị.

Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD&ĐT theo đúng tinh thần như vậy. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhìn nhận rõ có sai sót và trách nhiệm thuộc về Bộ, trong đó theo luật là thuộc về Bộ trưởng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo khá cương quyết như đã thay Chủ tịch Hội đồng Thẩm định.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT phải hết sức lưu ý vì những sai sót có thể tránh được thì phải rút kinh nghiệm nghiêm túc và nghiêm khắc, để quy trình biên soạn, thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 năm nay và những năm tiếp theo không để xảy ra tình trạng như vậy.

Nói về chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK, Phó Thủ tướng dùng hình ảnh: Trước kia chúng ta dùng 1 chương trình, 1 bộ SGK, không có sự phân biệt và coi như bắt buộc giống như quy định các cô giáo chỉ dùng một bộ áo dài đồng phục, một màu, một kiểu thì bây giờ một chương trình, nhiều bộ SGK để phát huy sáng tạo, không độc quyền, giống như quy định vẫn là áo dài nhưng màu sắc, chất liệu, kiểu dáng khác nhau. “Nhiều bộ hơn nhưng phải đúng là áo dài. Chất liệu, đường kim mũi chỉ phải đẹp hơn, tốt hơn áo dài đồng phục trước đây”.

Vì vậy, dù có một bộ SGK hay nhiều bộ SGK thì chất lượng ít nhất bằng hoặc tốt hơn ngày xưa. Đây là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và Bộ không thể hoàn thành được nếu không có sự đóng góp ý kiến của đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục và toàn thể nhân dân.

Bộ GD&ĐT cần tận dụng công nghệ thông tin công khai các bản thảo SGK trước khi phê duyệt, thậm chí trong quá trình thẩm định, để mọi người dân, trong đó có rất nhiều giáo viên, người có kinh nghiệm dạy trẻ, góp ý và qua đó chắt lọc, tiếp thu những ý kiến đúng, giải thích lại những ý kiến chưa đúng để toàn xã hội đồng thuận. Tất cả chúng ta đều vì tương lai của đất nước, đều vì con cháu.

Trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm cho ngành giáo dục, Phó Thủ tướng tin tưởng cùng với việc kế thừa những thành tựu đã đạt được nhất định chúng ta sẽ đổi mới giáo dục thành công.

Còn nhiều bất cập trong giáo dục hướng nghiệp

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (TP. Đà Nẵng). (Nguồn: VGP)

Theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), báo cáo của Chính phủ cho thấy trong những năm qua, ngành giáo dục đã đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng thiết thực, tăng thực hành, gắn với thực tiễn.

Trước những thách thức của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường lao động, vai trò của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông ngày càng trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác giáo dục hướng nghiệp của các trường phổ thông, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, vẫn còn nhiều bất cập như thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thiếu giáo viên chuyên trách, tư vấn hướng nghiệp; giáo viên kiêm nhiệm chưa được đào tạo bài bản...

Trong khi đó, hoạt động tư vấn hướng nghiệp chủ yếu do nhà trường tự tổ chức hoặc phối hợp với các trung tâm giáo dục, dạy nghề, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tổ chức, chỉ diễn ra trong mùa tuyển sinh. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp chỉ có 9 tiết học/1 năm, khó đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác giáo dục nghề nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp khắc phục tình trạng bất cập, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thông qua việc tích hợp các tiện ích của công nghệ thông tin và khai thác sự tham gia của cộng đồng xã hội, phát huy hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo nghề nghiệp.

Đại biểu nêu rõ: “Cần có một bộ chủ quản duy nhất chịu trách nhiệm để đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, giáo dục đại học; quy hoạch đồng bộ mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học xuất sắc hiện nay."

Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ và hiệu quả nhất

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình), báo cáo của Chính phủ về 6 năm thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 cho thấy, giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt những con số ấn tượng, vượt mục tiêu Nghị quyết 76 đề ra.

Trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,42%; ước tính trong năm 2020 còn khoảng 2,75% hộ nghèo. Trung bình số hộ nghèo ở 64 huyện nghèo giảm 5,28% mỗi năm; ước tính cuối năm 2020 còn khoảng 24%, đạt mục tiêu Nghị quyết số 142 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

Nhận định về kết quả giảm nghèo đến hết năm 2019 và dự báo đến cuối năm 2020 kết quả giảm nghèo chưa bền vững, có sự chênh lệch giữa các vùng miền, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đề cập sự cần thiết của vấn đề đào tạo nghề trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung giải thích, ngay từ năm 1999, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nhấn mạnh tới vai trò của việc đào tạo nghề cho người nghèo. Nghèo đói có tương quan trực tiếp với trình độ, năng lực của con người; do đó, kỹ năng và khả năng làm việc có đóng góp quan trọng vào việc giảm nghèo, gắn kết xã hội tốt hơn và tăng cường ổn định chính trị.

Cùng với đó, ILO đã khuyến nghị Chính phủ thiết kế các chương trình giảm nghèo nên xem xét tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, mặt khác, thúc đẩy cơ hội cho sinh viên được tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp; phát huy vai trò của giáo dục nghề nghiệp để giảm nghèo. Một số nước như Bangladesh, Philippines, Hàn Quốc… đã thành công trong việc gắn giáo dục nghề nghiệp với giảm nghèo bền vững.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nhấn mạnh: |Ở Việt Nam, các chính sách giáo dục nghề nghiệp nhắm vào người nghèo, nhưng dường như chỉ tập trung vào giáo dục cơ bản hoặc đào tạo ngắn hạn. Giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa được công nhận rộng rãi là một công cụ thiết yếu để giảm nghèo. Đào tạo không chính thức có thể giúp giảm nghèo trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang hướng tới việc giúp người dân thoát nghèo bền vững, chính thức hóa việc làm phi chính thức, việc đào tạo ngắn hạn sẽ không đủ."

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nhận định, với sự thay đổi đang diễn ra trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay, việc mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp có thể giúp nước ta phá vỡ “vòng luẩn quẩn nghèo, không đi học, không có nghề nghiệp”.

Theo đại biểu, giáo dục nghề nghiệp góp phần giúp các cá nhân và hộ gia đình thoát nghèo bền vững; đồng thời hỗ trợ quá trình chính thức hóa thị trường lao động, nâng cao khả năng tìm được việc làm cho người được đào tạo chính quy.

Nhiều báo cáo nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, giáo dục nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình, ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo của người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chỉ dưới 1%; trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo của chủ hộ chưa học xong tiểu học lên đến 26,6%.

Trong giai đoạn 2012-2016, tỷ lệ nghèo đều giảm ở các hộ, chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, trong khi tốc độ giảm nghèo đạt thấp hơn ở các nhóm, các hộ, chủ hộ lao động không có kỹ năng nghề. Mặt khác, tình trạng trẻ bỏ học khi mới học hết lớp 9 ở các hộ nghèo còn khá phổ biến. Việc phân luồng và dạy nghề là giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.

Đại biểu đề nghị, trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với những thách thức đến từ tình trạng già hóa dân số, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, biến đổi khí hậu và các loại thiên tai, dịch bệnh... đất nước cần tiếp tục kế thừa quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung khẳng định, để giảm nghèo bền vững, chống nguy cơ trở thành hộ nghèo, nguy cơ tái nghèo, cận nghèo thì đào tạo nghề, việc làm là giải pháp căn cơ và hiệu quả nhất. Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả trên cơ sở chiến lược tăng trưởng cân bằng, an toàn, bao trùm, bền vững và sáng tạo. Từ đó, người lao động có tiền lương, thu nhập, đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình từ mức trung bình trở lên.

Đại biểu lưu ý, giáo dục nghề nghiệp là dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định. Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, đa dạng, linh hoạt, tập trung vào các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nêu rõ, giảm nghèo bền vững và phát triển giáo dục nghề nghiệp có mối quan hệ gắn bó với nhau chặt chẽ. Do đó, việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 là hết sức phù hợp và cần thiết.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đề nghị Quốc hội và Chính phủ quan tâm chỉ đạo để phát huy tốt nhất vai trò của giáo dục nghề nghiệp, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững trong giai đoạn tới./.

Tại phiên thảo luận, một số đại biểu Quốc hội thể hiện sự băn khoăn về tính khả thi của các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra ở các tỉnh miền Trung.

Tính khả thi của chỉ tiêu tăng 6% GDP

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
Đại biểu Trần Văn Tiến (tỉnh Vĩnh Phúc). (Nguồn: VGP)

Góp ý kiến về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 6% là cao do tình hình dịch bệnh khó lường, thiên tai, biến đổi khí hậu đang xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị xem xét lại chỉ tiêu này cho hợp lý. Theo đại biểu này, chỉ tiêu về quy mô GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.700 USD là quá cao vì năm 2020 quy mô GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 2.750 USD.

Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị xem xét lại tính khả thi của chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là khoảng 4,8%, chỉ tiêu này thấp hơn so với năm 2019 và năm 2020, trong khi nước ta đang áp dụng và đổi mới các tiến bộ khoa học-công nghệ; chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng không tăng so với năm 2020.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung chỉ tiêu về mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP. Theo đại biểu, đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả của việc đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất và áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất kinh doanh, phản ánh sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Có thể giảm mức tiêu hao năng lượng so với GDP bằng cách hạn chế các ngành hoạt động tiêu tốn năng lượng và phát triển ngành hoạt động ít tiêu hao năng lượng hơn.

Cơ bản thống nhất với mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và giai đoạn tới, song giống như đại biểu Trần Văn Tiến, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng băn khoăn với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP.

Theo đại biểu này, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục mang đến những tác động tiêu cực tới nước ta trong năm 2021 và nhiều năm tiếp theo; kinh tế thương mại thế giới suy giảm, diễn biến khó lường, đồng thời thiên tai, bão lũ vừa qua làm một số tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng chung đến kinh tế nước ta.

Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có các kịch bản, phương án, giải pháp cụ thể để giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối kinh tế đối với việc khắc phục bão, lũ, sạt lở ở miền Trung.

Bổ sung các chỉ tiêu môi trường chủ yếu

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (tỉnh Long An). (Nguồn: VGP)

Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An), kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm và hằng năm được Chính phủ trình Quốc hội xem xét các chỉ tiêu quan trọng cốt lõi, phản ánh sự phát triển chung của nền kinh tế. Hiện nay, chỉ tiêu tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo kinh tế-xã hội hàng năm.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có 90% số khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và đến nay cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri và nghiên cứu, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhận thấy, mặc dù việc đưa ra chỉ tiêu này là cần thiết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường mà thực tiễn đặt ra.

Dẫn báo cáo của Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) từ kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 9 (Quốc hội khóa XIV) có nhiều kiến nghị của cử tri tập trung vào các vướng mắc về chính sách pháp luật bảo vệ môi trường, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng còn nhiều vấn đề bức xúc khác liên quan đến bảo vệ môi trường mà cử tri và nhân dân đang rất quan tâm, cần được giải quyết một cách căn cơ trong thời gian tới.

Để giải quyết vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường rà soát từng khu công nghiệp, khu chế xuất, công khai những khu công nghệ và khu chế xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung để báo cáo Quốc hội và cử tri giám sát, đồng thời có giải pháp đầu tư hạ tầng để khắc phục tình trạng này.

Năm 2025, tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không để kéo dài thêm 5 năm nữa đến năm 2030 mới xử lý dứt điểm vấn đề này như nêu tại báo cáo của Chính phủ và dự thảo văn văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung một số chỉ tiêu môi trường chủ yếu, phù hợp vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Cụ thể là chỉ tiêu về tỷ lệ nước thải thu gom, xử lý tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; chỉ tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Việc xây dựng những chỉ tiêu cụ thể này sẽ giúp hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó giải quyết một cách tổng thể các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường mà cử tri đang kiến nghị.

Bên lề Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV:  Muốn hút 'đại bàng', cần 'lót ổ' nhanh và kỹ

Bên lề Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV: Muốn hút 'đại bàng', cần 'lót ổ' nhanh và kỹ

TGVN. Bên lề Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu bày tỏ đồng tình với chủ trương thu hút có chọn ...

Khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Xác định phương hướng, giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Xác định phương hướng, giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

TGVN. Sáng 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 10, ...

Thủ tướng: Tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng tốt hơn, quý 3 tăng trưởng 2,62%

Thủ tướng: Tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng tốt hơn, quý 3 tăng trưởng 2,62%

TGVN. Sáng 2/10, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 để đánh giá tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 ...

(Tổng hợp theo TTXVN, VGP)

Đọc thêm

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động