Quyền con người và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chính sách và thảo luận về dân số

Björn Andersso
Giám đốc UNFPA khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi và bền vững.
Theo dõi TGVN trên

Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu bài viết của ông Björn Andersson, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhân dịp UNFPA mới công bố báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023.

Ông Björn Andersson, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Nguồn: UNFPA)
Ông Björn Andersson, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Nguồn: UNFPA)

Dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào tháng 11/2022 – một dấu mốc quan trọng của nhân loại và đánh dấu những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học và phát triển kinh tế xã hội.

Khi dấu mốc này được kỉ niệm thì đồng thời cũng có những lo lắng đáng kể rằng thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức chồng chéo, từ đại dịch Covid-19 đến khủng hoảng khí hậu, các nền kinh tế yếu kém, xung đột, thiếu lương thực, thực phẩm và dịch chuyển dân số hàng loạt. Trong bối cảnh này, sự sợ hãi và lo lắng về thay đổi dân số đang tác động đến quyền của phụ nữ được lựa chọn việc có sinh con hay không và khi nào có con và có bao nhiều con.

Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm nay của UNFPA đã tháo gỡ mối “lo lắng về nhân khẩu học” này – những lo ngại nổi lên từ những quan tâm về tác động của quy mô dân số, thay đổi dân số, cơ cấu dân số hay tỷ suất sinh.

Báo cáo mới chỉ rõ rằng những lo ngại đó, chỉ tập trung vào con số, đôi khi sẽ dẫn đến những biện pháp bắt buộc nhằm kiểm soát mức sinh. Những vi phạm các quyền cơ bản của con người như vậy để đưa ra quyết định về số con, nếu có, và khoảng cách sinh con là sai lầm và có nguy cơ bỏ qua những vấn đề thực chất trong xã hội.

Khu vực châu Á và Thái Bình Dương là khu vực rộng với đa dạng nhân khẩu học. Một số nước đang trải qua vấn đề giảm dân số, trong khi đó một số nước khác đang tăng dân số. Và ở hầu hết các nước, tăng trưởng dân số đang chậm lại, tạo ra những xã hội với tỷ lệ người cao tuổi cao hơn.

Dù trong tình huống nào thì những dao động về tỷ suất sinh và thay đổi quy mô dân số như vậy đòi hỏi các chính sách cần phải được sửa đổi và mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhân khẩu học. Tuy nhiên, tất cả các chính sách như vậy phải chú trọng vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và đẩy nhanh hơn tiến bộ về trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các kế hoạch làm chậm hay thúc đẩy tỷ suất sinh, kể cả các chính sách đặc biệt nhằm khuyến khích và không khuyến khích sinh con, chỉ đem lại tác động không đáng kể và trong một vài tình huống những chính sách đó lại trở thành có hại. Các chính sách phải vượt ra ngoài những quan điểm quá đơn giản về việc có “quá nhiều” hay “quá ít” người.

Để giải quyết những quan tâm thực chất như biến đổi khí hậu, những thách thức về kinh tế, già hóa dân số và nhiều vấn đề khác nữa, chúng ta cần có những chính sách hợp lý, dựa trên bằng chứng và quyền con người chứ không phải là những chính sách cố gắng định hướng về tỷ suất sinh.

Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi và bền vững. Trao quyền cho phụ nữ và tạo cơ hội cho họ phát triển tiềm năng để đưa ra các quyết định liên quan đến cơ thể họ và cuộc sống của họ sẽ hỗ trợ họ, gia đình của họ và xã hội của họ phát triển thịnh vượng.

Cần đầu tư vào mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một phụ nữ thông qua việc đảm bảo giáo dục cho trẻ em gái, đảm bảo trẻ em gái và phụ nữ được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền cũng như đảm bảo để họ có thể tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.

Dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào tháng 11/2022 – một dấu mốc quan trọng của nhân loại. (Nguồn: UNFPA)
Dân số thế giới đạt 8 tỷ người là một dấu mốc quan trọng của nhân loại. (Nguồn: UNFPA)

Ngoài ra, các chính phủ cũng cần phải thể chế hóa các chính sách gia đình thân thiện và tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể thực hiện nguyện vọng về sinh đẻ của mình (ví dụ như các chương trình để người cha được nghỉ trông con mới sinh, các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng, chế độ làm việc linh hoạt) và đảm bảo phủ rộng chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó có cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các chính phủ cũng nên tăng cường các chế độ lương hưu và thúc đẩy tuổi già năng động và khỏe mạnh.

Áp dụng hướng tiếp cận “vòng đời”, trong đó các trẻ em gái và phụ nữ được trao quyền tại mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc đời của họ để họ có thể tự đưa ra các quyết định và lựa chọn, kể cả lựa chọn về sinh sản, sẽ cho phép các trẻ em gái và phụ nữ có thể theo đuổi những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống của họ và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong xã hội.

Vậy làm thế nào để châu Á và Thái Bình Dương thành công trong vấn đề bình đẳng giới và thực hiện các quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ? Trong khi chúng ta chứng kiến nhiều thành tựu thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần nỗ lực hơn nữa. Hơn 130 triệu phụ nữ vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ và thông tin về kế hoạch hóa gia đình để họ có thể có kế hoạch sinh con. Trong khi đó, hơn một nửa trong số 1,8 tỷ thanh thiếu niên trên thế giới hiện đang sống ở châu Á và Thái Bình Dương, hầu hết trong số họ vẫn chưa được tiếp cận chương trình giáo dục tình dục toàn diện để giúp họ có thể có những quyết định đúng đắn về cơ thể của họ. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất và/hay bạo lực tình dục bởi bạn tình của họ vẫn còn cao.

Giờ đã đến lúc cần phải thúc đẩy tiến độ thực hiện các cam kết được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994, tại đó một Chương trình Hành động đã được thông qua, nhìn nhận quyền con người và nhân phẩm của mỗi cá nhân, trong đó có sức khỏe sinh sản và các quyền, trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới, là những trọng tâm của phát triển.

Các chính sách phát triển, kể cả các chính sách giải quyết các vấn đề về dân số, đều phải trên cơ sở đảm bảo quyền. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác hướng tới đặt các quyền và lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái là trọng tâm, để xây dựng các xã hội có thể đứng vững và phát triển thịnh vượng trước những dao động về khuynh hướng dân số.

Ông Björn Andersson thăm một trạm y tế xã tại tỉnh
Ông Björn Andersson thăm một trạm y tế xã tại tỉnh Bắc Kạn. (Nguồn: UNFPA)
Định hướng hoạt động hợp tác trong lĩnh vực di cư lao động tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Định hướng hoạt động hợp tác trong lĩnh vực di cư lao động tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Ngày 19/4, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Quản lý lao động ngoài nước (DoLAB) thuộc Bộ Lao động ...

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị ...

Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, bình đẳng và hành động quốc gia trong sẵn sàng ứng phó và phòng chống dịch bệnh

Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, bình đẳng và hành động quốc gia trong sẵn sàng ứng phó và phòng chống dịch bệnh

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh tại sự kiện ra mắt Báo cáo của IFRC về Thảm họa toàn cầu năm ...

Ra mắt sách trắng 'Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam'

Ra mắt sách trắng 'Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam'

Sáng ngày 9/3, tại Hội nghị cung cấp thông tin đối ngoại được tổ chức định kỳ hàng tháng tại Cục Thông tin đối ngoại, ...

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong mọi tiến trình cách mạng của đất nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán và không ngừng nỗ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Người dân New Zealand bắt đầu bỏ phiếu sớm

Người dân New Zealand bắt đầu bỏ phiếu sớm

Ngày 2/10, người dân New Zealand đã bắt đầu bỏ phiếu sớm bầu chính quyền mới, gần hai tuần trước ngày bầu cử chính thức 14/10.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý những món ăn hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý những món ăn hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng

Chế độ ăn thường có các loại rau lá xanh, cá hồi, quả bơ có thể giúp giảm tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, góp phần giảm mỡ, ...
Xóa vĩnh viễn tài khoản Instagram trên điện thoại

Xóa vĩnh viễn tài khoản Instagram trên điện thoại

Có rất nhiều cách để xóa tài khoản Instagram hay vô hiệu hóa khi bạn không còn nhu cầu sử dụng. Nếu bạn vẫn chưa biết thực hiện ra sao ...
Cách thanh toán đơn hàng Shopee bằng Apple Pay nhanh chóng, tiện lợi

Cách thanh toán đơn hàng Shopee bằng Apple Pay nhanh chóng, tiện lợi

Apple Pay là một phương thức thanh toán vô cùng tiện lợi và an toàn giúp bạn có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời trên Shopee.
Tình hình Ukraine: Nga hạ nhiều tên lửa và UAV, VSU thừa nhận gặp khó

Tình hình Ukraine: Nga hạ nhiều tên lửa và UAV, VSU thừa nhận gặp khó

Ông Zelensky khẳng định quyết tâm chống Nga, Washington và EU nhấn mạnh sự ủng hộ với Kiev…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Châu Âu 'ủ mưu' đối phó với mùa Đông vắng Nga, đây là cách tốt nhất để tránh giá khí đốt tăng phi mã

Châu Âu 'ủ mưu' đối phó với mùa Đông vắng Nga, đây là cách tốt nhất để tránh giá khí đốt tăng phi mã

Châu Âu đã cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng khu vực vẫn phải đối mặt với những cú sốc giá cả trên thị ...
9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

Lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ 14.722 nghi phạm liên quan đến ma túy, trong đó có 331 người nước ngoài và tịch thu 2,68 tấn ma túy bất hợp pháp.
Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến Ngô Thị Tố Nhiên đang được cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 21-28/9.
UNICEF viện trợ 65 tấn hàng cho người dân Libya

UNICEF viện trợ 65 tấn hàng cho người dân Libya

UNICEF gửi cho Libya 65 tấn hàng cứu trợ trong bối cảnh hơn 16.000 trẻ em phải di dời ở miền Đông Libya sau cơn bão Daniel.
Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác nhân quyền

Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác nhân quyền

Ngày 28/9, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023.
Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2023: Tất cả vì 1, Một sức khỏe cho tất cả

Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm 2023: Tất cả vì 1, Một sức khỏe cho tất cả

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tiếp tục cam kết đồng hành cùng với các bộ, ngành... hướng tới việc loại bỏ các trường hợp tử vong do bệnh dại đến ...
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm mua bán người

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm mua bán người

Lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác của người dân, nhiều phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của nạn mua, bán người.
Niger trước những ngả đường lịch sử

Niger trước những ngả đường lịch sử

Cuộc đảo chính chóng vánh ở Niger đã và đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tương lai của người dân Niger sẽ đi về đâu vẫn còn bỏ ngỏ.
Đắk Lắk: Dành nguồn lực chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk: Dành nguồn lực chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số

Bám sát chủ trương về phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc.
Bảo vệ trẻ em trước ‘cạm bẫy’ trên Internet: Thực tiễn một số quốc gia

Bảo vệ trẻ em trước ‘cạm bẫy’ trên Internet: Thực tiễn một số quốc gia

Không dễ để loại bỏ hết các thông tin độc hại, nhưng việc bảo vệ trẻ em trước những 'cạm bẫy' trên Internet phải được thực hiện bài bản và rốt ráo.
Bê bối lớn tại Liên minh châu Âu

Bê bối lớn tại Liên minh châu Âu

Cuộc điều tra tham nhũng chưa từng có tại EP đã làm rung động trung tâm quyền lực EU với hàng loạt cáo buộc liên quan đến các nhà lập pháp...
Lũ lụt ở Libya: Những con số đau lòng, mùi chết chóc và sự sẻ chia

Lũ lụt ở Libya: Những con số đau lòng, mùi chết chóc và sự sẻ chia

Các chuyến hàng viện trợ quốc tế tiếp tục đến Libya, trong bối cảnh hy vọng tìm kiếm thêm người sống sót sau trận lũ lụt đang trở nên mong manh…
Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm chống lại tội phạm buôn người và nhập cư bất hợp pháp.
Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Số lượng các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em tại Pakistan đang có xu hướng gia tăng trong vòng vài tháng qua.
Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Chính phủ Ấn Độ mới thông qua dự luật nhằm đảm bảo 33% số ghế trong Hạ viện và các cơ quan lập pháp cấp bang do phụ nữ đảm nhận.
Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Bộ trưởng Shanmugam cho rằng, cực đoan hóa trực tuyến là yếu tố chính thúc đẩy mối đe dọa khủng bố ở Singapore hiện nay.
Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Phụ nữ Hàn Quốc tích cực tham gia lực lượng lao động hơn bao giờ hết, nhưng khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới ngày càng lớn.
Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

UNICEF cho biết, chưa đến 3% nguồn tài trợ toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhắm vào trẻ em.
Phiên bản di động