Thụy Điển sẽ cử 800 binh sĩ tham gia Nhóm hiện diện tiền phương tăng cường của NATO tại Latvia. (Nguồn: Zuma) |
Trong bài phát biểu tại một hội nghị diễn ra hồi cuối tuần qua, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho hay, định hướng của Stockholm trong thời kỳ biến động này là "tích cực tham gia vào việc định hình an ninh tương lai của khu vực và của châu Âu".
Ca ngợi việc Thụy Điển sắp trở thành thành viên trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu, nhà ngoại giao nói rõ: "Tư cách thành viên sẽ kéo theo sự thay đổi lớn nhất trong chính sách an ninh của chúng ta hơn 200 năm qua".
Tuy nhiên, cảnh báo Nga có thể "sẽ gây ra mối đe dọa" đối với an ninh của Thụy Điển và châu Âu trong tương lai gần, ông Billstrom thừa nhận, Stockholm "phải thực tế và sẵn sàng cho một cuộc đối đầu kéo dài".
Tin liên quan |
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO |
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson tuyên bố, xung đột cũng có thể đến với nước này.
Năm ngoái, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách không liên kết kéo dài hàng thế kỷ để nộp đơn gia nhập NATO, với lý do chiến dịch quân sự của Nga vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia láng giềng Ukraine.
Nước láng giềng Bắc Âu của Thụy Điển là Phần Lan cũng có động thái tương tự khi chính thức gia nhập NATO vào tháng 4/2023.
Gần đây, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson công bố, 800 binh sĩ nước này sẽ được triển khai tại Latvia - một quốc gia vùng Baltic giáp Nga - vào đầu năm 2025.
Đơn vị này sẽ trở thành một phần của Nhóm hiện diện tiền phương tăng cường của NATO tại Latvia (EFP).
Nhiều thành viên NATO đóng quân ở các nước phía Đông của khối trong thời gian ngắn. Lực lượng EFP ở Latvia hiện do Canada chỉ huy và có hơn 2.000 binh sĩ.
Phát biểu về vai trò tương lai của Thụy Điển trong NATO tại hội nghị thường niên hồi năm ngoái, Thủ tướng Kristersson khẳng định "việc sở hữu vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của chúng ta trong thời bình là điều hoàn toàn có thể xảy ra".
Moscow đã nhiều lần tuyên bố, việc NATO tiếp tục mở rộng về phía biên giới phía Tây của Nga, cũng như việc từ chối loại trừ tư cách thành viên của Ukraine trong tương lai, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột đang diễn ra.
Nga coi NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này. Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov đã cáo buộc phương Tây biến châu Âu thành một "đấu trường đối đầu". Ông cảnh báo việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ "có tác động tiêu cực đến tình hình ở châu Âu".
| Giữa lúc gặp khó về nguồn viện trợ từ đồng minh, Ukraine cảnh báo: 'Nga sẽ thành công' Ngày 8/1, trả lời phỏng vấn tờ báo El País của Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay, Nga sẽ đạt được ... |
| Điểm tin thế giới sáng 4/1: Houthi tiếp tục tấn công tàu trên Biển Đỏ, NATO mua 1.000 tên lửa Patriot, Chủ tịch Đại học Harvard từ chức Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/1. |
| Bốn nước NATO vung tay 'tậu' 1.000 tên lửa Patriot, kéo luôn về châu Âu sản xuất Reuters dẫn thông báo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 3/1 cho hay, liên minh quân sự này sẽ hỗ ... |
| Một thành viên EU nói cấu trúc tương lai của an ninh châu Âu không thể thiếu Nga Theo Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu (EU) của Hungary Janos Boka, khối này phải đóng vai trò quyết định ... |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lạc quan có thể thắng Nga, Nhật Bản tặng 'quà' cho Kiev Ngày 7/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay, tình hình trên thực địa trong cuộc xung đột với Nga lúc này vẫn tương đối ... |