Rác làm... lò sưởi

Hiếm có nơi nào trên thế giới, rác lại trở thành một nguồn tài nguyên như ở Thụy Điển khi góp phần tạo nên điện năng sưởi ấm cho hàng trăm nghìn hộ gia đình…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Rác trở thành một mặt hàng nhập khẩu đang tăng mạnh ở Thụy Điển. (Ảnh minh họa)

Mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 chuyến xe tải chở rác tấp nập ra vào một nhà máy ở ngoại ô thành phố Gưteborg, miền Tây Thụy Điển. Số rác này không phải để chôn lấp hay bỏ đi, cũng không dùng để tái chế mà được chuyển đến một hệ thống lò đốt đặc biệt nhằm tạo ra nhiệt lượng sưởi ấm cho các cư dân Gưteborg. Anh Christian Lưwhagen, đại diện Công ty năng lượng Renova – đơn vị điều hành nhà máy, cho biết: “Nguồn nguyên liệu duy nhất mà chúng tôi đang sử dụng là rác thải”.

Theo số liệu của Avafall Sverige - Hiệp hội Quản lý chất thải quốc gia, khoảng 950.000 gia đình Thụy Điển được sưởi ấm bởi nguồn năng lượng tái chế từ rác thải. Nguồn “tài nguyên” đặc biệt này cũng đang cung cấp điện năng cho gần 260.000 gia đình. Thụy Điển đang trở thành quốc gia đi tiên phong trong phong trào biến rác thải thành năng lượng, là tấm gương cho nhiều quốc gia trong khu vực như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan noi theo.

Thân thiện với môi trường

Quá trình biến rác thải thành năng lượng tại Thụy Điển hoạt động theo quy trình tương đối nghiêm ngặt. Sau khi phần dành cho tái chế được tách ra, rác được chuyển đến các lò đốt để tạo ra nhiệt lượng. Trong đống tro sót lại, các mảnh kim loại chưa cháy hết sẽ được tách rời và tái chế, đồ sứ và ngói được sử dụng trong thi công đường bộ. Ngoài ra, nhiệt từ rác còn được sử dụng để đun nước tạo ra hơi làm quay các tuabin sản sinh điện.

Quy trình tái chế rác thải thành năng lượng tại Thụy Điển được thực hiện quy mô và chuyên nghiệp. Nhằm hạn chế tối đa lượng chất độc thải ra môi trường, khói độc sinh ra trong quá trình đốt rác sẽ được xử lý kỹ qua bộ lọc điện. Dù quá trình xử lý rác thải chưa thật sự hoàn hảo như mong muốn nhưng Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển cho rằng, với kỹ thuật lọc khói đang liên tục được cải tiến thì lượng khí độc hại thải ra cũng đang giảm dần và ở mức cho phép.

“Điều người dân chúng tôi quan tâm hàng đầu vẫn là môi trường. Việc đốt rác phải thực sự thân thiện với môi trường, nếu không chính quyền nên dừng ngay mọi hoạt động tái chế”, anh Karin Fjellander, một cư dân cho biết.

Nguồn tài nguyên quý

Adis Dzebo, chuyên gia năng lượng tại Viện Môi trường Stockholm đánh giá, hệ thống cung cấp nhiệt sưởi ấm ở Thụy Điển có chất lượng tốt nhất thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, nguồn nguyên liệu cung cấp nhiệt lượng chủ yếu vẫn là khí gas hoặc nguyên liệu hóa thạch thì Thụy Điển lại dựa vào quá trình tái chế rác thải.

Rác thải giờ đây đã thực sự trở thành một nguồn tài nguyên quý của Thụy Điển. Hiện nước này không còn đủ rác thải để đáp ứng nhu cầu nhiệt lượng của người dân. Có đến 52% rác thải được sử dụng để tạo ra năng lượng, 47% được dùng cho hoạt động tái chế khác và chỉ hơn 1% để đem chôn.

Trái với nhiều quốc gia phải “đau đầu” tìm biện pháp để xử lý rác thải thì Thụy Điển lại phải nhập khẩu rác từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Trong năm 2010, nước này đã nhập khẩu khoảng 550.000 tấn rác và tăng lên gần 800.000 tấn vào năm 2014. Năm ngoái, riêng công ty Renova đã nhập hơn 100.000 tấn rác thải, chủ yếu là từ Anh và Na Uy, cùng với hơn 435.000 tấn rác thải “nội địa” để cung cấp cho các nhà máy tái chế rác thải. Avafall Sverige dự báo, nước này sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn rác trong năm 2015 và 2,3 triệu tấn trong năm 2020.

Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu tìm đến các công ty xử lý rác thải như Sysav và Renova để bán rác công nghiệp. “Chúng tôi cảm thấy tự hào vì đang góp phần giúp các nước láng giềng quẳng đi một gánh nặng về môi trường”, anh Lưwhagen nói.

Từ mô hình này, Liên minh châu Âu đã khuyến khích các nước thành viên xây dựng hệ thống sưởi ấm bằng nhiệt. Nhiều đoàn từ các nước như Ba Lan, Ấn Độ và Trung Quốc thường xuyên đến Thụy Điển để tìm hiểu và học tập kinh nghiệm.

Phi Vũ (tổng hợp)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D qua vách chiếu panorama tại Tượng đài Cảm tử, Quận Hoàn ...
Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ sạt lở xảy ra tại thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gây tổn ...
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr ...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng RHDP và Bờ Biển Ngà.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động