'Rắn' với Moscow, chính quyền ông Biden đang đẩy Nga xích lại gần Iran?

Lê Na
TGVN. Những bình luận gần đây của các quan chức Nga đã dẫn tới những suy đoán rằng Moscow đang mong muốn một mối quan hệ đan xen gần gũi hơn với Tehran dưới thời ông Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Rắn' với Moscow, Tổng thống Biden đang đẩy Nga xích lại gần Iran?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong một cuộc họp báo năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Một số quan chức Nga gần đây khẳng định Moscow luôn coi hai di sản chính sách của Chính quyền ông Trump tại Trung Đông - quyết định rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và khích lệ Israel thông qua các thỏa thuận hòa bình - là cơ hội để Nga thắt chặt mối quan hệ với Tehran và thúc đẩy vị thế cường quốc của mình.

Hơn nữa, các ứng cử viên cứng rắn rất có khả năng sẽ thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới tại Iran. Điều này càng góp phần đẩy mối quan hệ Iran-Nga tiến xa hơn trong tương lai. Tuy nhiên, sự phức tạp của tình hình luôn đòi hỏi một cách tiếp cận “đa sắc thái” từ cả hai phía.

Những bình luận gần đây của các quan chức Nga đã dẫn tới những suy đoán rằng Moscow đang mong muốn một mối quan hệ đan xen gần gũi hơn với Tehran dưới thời ông Biden.

Nga hy vọng Iran sẽ không phớt lờ những nỗ lực trước đây của Moscow khi Trump thực hiến chiến dịch "sức ép tối đa" đối với Iran và không bắt tay với Mỹ mà làm phương hại tới mối quan hệ với Nga.

Moscow khẳng định những ủng hộ trước đây của Nga đối với Iran, nếu được quy đổi sang tiền, sẽ đáng giá “nhiều tỷ USD”, và “Tehran biết rõ điều này”.

JCPOA là “tấm vé then chốt”

Moscow luôn ủng hộ việc Washington quay trở lại JCPOA và gỡ bỏ cấm vận đối với Iran. Đây cũng là chính sách, hoặc ít nhất là động thái bước đầu, mà ông Joe Biden đã tuyên bố sẽ áp dụng đối với Tehran.

Tin liên quan
Iran: Mỹ không dỡ trừng phạt mà quay lại JCPOA đồng nghĩa với Iran: Mỹ không dỡ trừng phạt mà quay lại JCPOA đồng nghĩa với 'tống tiền'

Thoạt nhìn, Iran - với tư cách là đối tác gần gũi của Moscow - sẽ được tiếp thêm luồng sinh khí mới, và Nga dường như có thể sẽ ghen tị với điều đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tái khởi động đàm phán JCPOA giữa Tehran và Washington giúp Moscow đạt được hai mục tiêu quan trọng: khẳng định vị thế cường quốc của Nga thông qua việc nhấn mạnh những nỗ lực ngoại giao trước đây của Nga trong khuôn khổ đa phương, và chứng minh với Iran rằng Moscow không coi các biện pháp trừng phạt phi pháp của Mỹ nhằm vào Iran là một cơ hội hay một “quân bài chiến lược”.

Bởi lý do đó, việc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo thỏa hiệp với phương Tây trong các vấn đề như tên lửa và ảnh hưởng trong khu vực mà không dựa trên khuôn khổ đa phương sẽ trở thành điều đáng lo ngại đối với Điện Kremlin.

Không giống như chương trình hạt nhân Iran, vốn là một vấn đề toàn cầu, và Nga có khả năng gây tác động tới Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), chương trình tên lửa cũng như các hoạt động của Iran trong khu vực lại chỉ là vấn đề gây lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.

Tehran và Moscow dường như có quan điểm rất khác nhau về giai đoạn hậu JCPOA và các hồ sơ khác của Iran ngoài vấn đề hạt nhân. Tehran bác bỏ hoàn toàn bất kỳ cuộc đàm phán hạt nhân mới nào hay các cuộc đàm phán về những vấn đề khác.

Trong khi đó, Moscow tin rằng việc "bình thường hóa" JCOPA không yêu cầu cần phải giải quyết vấn đề "chương trình tên lửa và hành vi trong khu vực" của Iran bởi vì hai vấn đề này "chỉ có thể được giải quyết trong bối cảnh khu vực rộng hơn" và không nhất thiết phải lồng ghép với hồ sơ hạt nhân. Nói cách khác, Nga cho rằng những vấn đề này là có thể thương lượng dưới những điều kiện nhất định và chấp nhận các yêu cầu của phương Tây.

Tuy nhiên, Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei lại cương quyết duy trì sức mạnh tên lửa và sự hiện diện của Iran trong khu vực, đồng thời từ chối mọi yêu cầu nhượng bộ.

Đây chính là điểm bất đồng giữa Tehran và Moscow. Iran theo đuổi việc gỡ bỏ cấm vận và mong muốn Mỹ quay trở lại JCPOA mà không có thêm các điều kiện tiên quyết, yêu cầu hay những điều chỉnh mới dựa theo tình hình. Nhìn chung, Tehran không mấy mặn mà với việc khôi phục lại JCPOA nguyên bản và đang chuẩn bị để leo thang hạt nhân hơn nữa.

Do vậy, mặc dù thỏa thuận này đem đến cơ hội để Nga thể hiện vị thế ngoại giao của mình với Nhà Trắng, nhưng việc đóng vai trò mang tính xây dựng trong thỏa thuận hạt nhân này theo cách khiến Iran hài lòng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Nga ngầm ủng hộ Iran đối phó với Israel

Bất chấp mối quan hệ gần gũi với Israel, Nga đã đưa ra một lập trường tương tự như lập trường của Iran về các thỏa thuận hòa bình gần đây giữa Israel và một số nước Arập. Mặc dù nhấn mạnh vai trò của mình trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông, song Moscow tuyên bố các thỏa thuận hòa bình do Mỹ là trung gian "không nên được sử dụng để thay thế cho một dàn xếp cho vấn đề Palestine".

Tin liên quan
Nga: Có vẻ Ngoại trưởng Mỹ muốn làm thêm điều gì đó để tổn thương Iran Nga: Có vẻ Ngoại trưởng Mỹ muốn làm thêm điều gì đó để tổn thương Iran

Trong một diễn biến khác cũng quan trọng không kém đối với Iran, Đại sứ Nga tại Tel Aviv - ông Anatoly Viktorov - đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động của Israel trong khu vực. Ông Viktorov phát biểu trên báo chí Israel rằng vấn đề của Trung Đông “không phải là các hoạt động của Iran”, mà chính là Israel - quốc gia “gây bất ổn khu vực” thông qua việc tấn công Hezbollah. Ông kêu gọi “Israel không nên tấn công các lãnh thổ thuộc chủ quyền của các thành viên Liên hợp quốc”.

Lời chỉ trích của ông Viktorov xuất phát từ quan điểm chiến lược khôn ngoan. Từ góc nhìn của Nga, việc ủng hộ không giới hạn các chiến dịch quân sự và ngoại giao của Tel Aviv tại Trung Đông trong tình hình hiện nay có thể là một hành động phản tác dụng và dẫn tới sự suy giảm ảnh hưởng và chỗ đứng của Nga trong tiến trình hòa bình khu vực.

Hơn nữa, khi tiến trình bình thường hóa ngày càng phát triển đi kèm với các chiến dịch chống Iran ngày càng hung hăng của Israel, tiếng nói chỉ trích của Moscow đối với Israel ít nhất có thể ngăn chặn các hoạt động leo thang giữa Tehran và Tel Aviv.

Rõ ràng, khi căng thẳng càng leo thang, Iran càng có bằng chứng để biện minh rằng chương trình tên lửa và các hoạt động trong khu vực của họ là công cụ phòng vệ cần thiết để chống lại “kẻ thù”. Điều này lại càng khiến Iran xa rời bàn đàm phán.

Moscow hiểu rõ việc đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia Arập và Israel sẽ làm cho Iran càng bị cô lập hơn về mặt chính trị ở Trung Đông, và khiến Tehran nhiệt tình hơn đối với việc Nga tăng cường can dự vào khu vực.

Bởi vậy, việc tái cân bằng một số khía cạnh của môi trường khu vực theo hướng có lợi cho Cộng hòa Hồi giáo Iran chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ giới chính trị gia cứng rắn ở Tehran và đem lại cho Nga chỗ đứng kinh tế và quân sự lớn hơn tại Iran.

TIN LIÊN QUAN
Nước Mỹ dưới thời ông Joe Biden ‘đã trở lại’, có lợi hại hơn xưa?
Vụ Nga bắt giữ ông Navalny: EU hành động, Đại diện cấp cao tới Moscow kết nối với nhóm đối lập
EU lại chỉ trích Nga, Canada bày tỏ quan ngại, Moscow phóng thích vợ ông Navalny
Iran sẽ 'hành động đáp trả hành động' đối với chính quyền mới ở Mỹ
Iran đang ‘nắn gân’ giới lãnh đạo Mỹ
(theo Modernpolicy.eu)

Xem nhiều

Đọc thêm

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 25/4/2024. XSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động