Sách giáo khoa Ngữ văn 6: Hóa giải thách thức từ thay đổi cách dạy?

Phương Chi
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, Chủ biên sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 6 - Bộ Cánh Diều đã trao đổi về việc đưa những ngữ liệu mới vào SGK.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sách giáo khoa Ngữ văn 6: 'Thách thức lớn nhất là thay đổi cách dạy'
Đề cập sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng thách thức lớn nhất là cách dạy.

Khó khăn nhiều hơn thuận lợi

Những tiêu chí nào được các ông đưa ra trong quá trình lựa chọn ngữ liệu mới?

Các tiêu chí được chúng tôi đặt ra như sau:

Thứ nhất, các văn bản đọc trước hết phải bảo đảm tiêu chí về tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ; phù hợp với tâm lý lứa tuổi…

Thứ hai, văn bản phải tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thể loại và kiểu văn bản do chương trình quy định để hình thành cho học sinh cách đọc các văn bản tương tự, đồng thời trang bị vốn văn học, văn hóa

Thứ ba, hệ thống văn bản phải ngắn gọn, có độ dài và độ khó vừa sức với học sinh lớp 6. Vì thế một số tác phẩm dài phải trích và cắt bớt, bên dưới ghi là “theo…”.

Thứ tư, hệ thống văn bản phải đa dạng, hài hòa giữa văn học Việt Nam và nước ngoài, miền xuôi và miền núi, đề tài và chủ đề, giới tính, văn bản đơn và đa phương thức…

Thứ năm, các văn bản thông tin và nghị luận xã hội cần đáp ứng yêu cầu kiểu văn bản và phải lựa chọn được văn bản có nội dung mang tính thời sự, vừa gần gũi với học sinh, vừa mang tính giáo dục cao về các vấn đề mà quốc gia và thế giới đang quan tâm.

Chẳng hạn như trong SGK Ngữ văn 6 của bộ Cánh diều, tổng số văn bản đọc là 30 với 2/3 là văn bản mới được lựa chọn theo các tiêu chí này.

Những thuận lợi, khó khăn nào các ông đã trải qua trong quá trình lựa chọn văn bản mới?

Việc lựa chọn được một hệ thống văn bản đọc hay, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình, vừa kế thừa, vừa đổi mới… là rất khó.

Quy trình tìm ngữ liệu cần bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình 2018, xem Lớp 6 học đọc các thể loại và kiểu văn bản nào? Cần đáp ứng yêu cầu gì về nội dung, hình thức và yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối; cần đáp ứng các kiến thức gì về tiếng Việt và văn học…

Từ đó mới tìm các văn bản. Trước hết xem văn bản nào trong SGK hiện hành còn đáp ứng được yêu cầu; sau đó tìm những văn bản ngữ liệu mới…

Việc tìm văn bản ngữ liệu theo các tiêu chí nêu trên, nhìn chung là khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Thuận lợi duy nhất là có thể kế thừa một số văn bản hay trong SGK Ngữ văn hiện hành, vì các văn bản ấy đã được các tác giả đi trước lựa chọn khá kĩ, tinh tế và chính xác, lại có cả phần chú thích, tiểu dẫn, câu hỏi để người đi sau có thể tham khảo…

Khó khăn lớn nhất của việc tìm ngữ liệu là do chương trình Ngữ văn 2018 thiết kế theo hướng mở, không nêu các văn bản, tác phẩm cụ thể bắt buộc cho mỗi lớp; chỉ nêu yêu cầu cần đạt về năng lực đọc; nên những người biên soạn hoàn toàn phải độc lập, tự chủ, tự quyết định.

Số lượng văn bản, tác phẩm thì rất nhiều, nhưng đáp ứng cho đầy đủ các tiêu chí vào SGK như đã nêu trên là rất khó. Ví dụ, chương trình yêu cầu đọc hiểu thơ lục bát. Mà thơ lục bát thì có hàng vạn bài khác nhau, rất nhiều bài hay…

Nhưng chọn 3 bài lục bát để đưa vào sách sao cho phù hợp với học sinh lớp 6 không hề đơn giản. Chúng tôi phải tìm các bài lục bát viết về người mẹ để có nội dung thân thuộc, gần gũi với tâm hồn, tình cảm các em…

Ngay cả đề tài người mẹ cũng đã có rất nhiều bài lục bát hay. Nhiều bài hay nhưng lại chỉ phù hợp với người lớn, không hợp với học sinh lớp 6… Các thể loại khác cũng khó khăn tương tự.

Rất may trong quá trình tìm văn bản đọc cho bộ sách Ngữ văn (của Cánh Diều), chúng tôi đã tham vấn ý kiến và được sự gợi ý của nhiều nhà văn như Trần Đăng Khoa, Tạ Duy Anh, Phạm Xuân Nguyên, La Khắc Hòa…

'Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất'

Theo ông, giáo viên (GV) sẽ gặp những thách thức nào trong việc tiếp cận với một tác phẩm "mới tinh"? Họ nên làm như thế nào để vượt qua?

Dạy học theo thể loại không có gì mới, đã có từ lâu, ngay Chương trình hiện hành (2006) cũng đang dạy đọc hiểu theo thể loại, chỉ khác là thể loại xếp theo các giai đoạn văn học.

Nói thế để thấy nếu GV đã quen và thành thạo dạy đọc hiểu theo thể loại thì các văn bản mới không có gì khó cả.

Chẳng hạn đọc hiểu truyện ngắn, sách Ngữ văn 6 cũ đang dạy văn bản Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), nay bổ sung thêm 2 truyện mới: Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh) và Chích bông ơi (Cao Duy Sơn).

Với các truyện mới này, chỉ khác về nội dung, còn đặc điểm thì vẫn là truyện ngắn hiện đại. Thách thức với GV không phải là văn bản mới mà là cách dạy mới, ngay cả với văn bản cũ.

Dạy học phát triển năng lực khác dạy học chạy theo nội dung. Với Ngữ văn, GV phải chuyển từ dạy theo kiểu giảng văn sang dạy đọc hiểu. Cụ thể, chuyển từ việc nói nhiều, nói hộ, đọc hộ, cảm thụ hộ học sinh sang tổ chức các hoạt động cho các em tự đọc, tự tìm hiểu văn bản.

GV vẫn có vai trò rất lớn trong việc nghĩ ra các các bài tập, câu hỏi, đưa các em vào tình huống cần giải quyết để hiểu văn bản; uốn nắn những sai sót và tham gia phân tích, bình giá sau khi học sinh đã trình bày… Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất.

Có những GV do cảm nhận của bản thân sẽ không thích một tác phẩm hay tác giả nào đó, và vẫn phải dạy vì yêu cầu của công việc. Điều này, theo ông, sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng bài giảng, và làm sao để hóa giải?

Đúng là có thực tế ấy và cũng dễ hiểu trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học. Khi GV gặp các văn bản mới nào đó mà mình không thích thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng bài giảng. Trong trường hợp này, có 2 cách để xử lý, hóa giải.

Thứ nhất là dạy đúng yêu cầu đọc hiểu 1 văn bản theo thể loại; có thể không có hứng thú, không có độ hứng khởi như các văn khác…

Và còn có cách thứ hai, là Chương trình 2018 cho phép GV có thể thay văn bản trong SGK bằng một văn bản khác, miễn là đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu của chương trình.

Do có 3 bộ sách Ngữ văn, nên GV có thể tìm 1 văn bản tương tự ở các bộ sách còn lại hoặc tham khảo trong sách Văn bản đọc hiểu Ngữ văn lớp 6 - NXB ĐHQG HN 2021, hoặc tự mình tìm văn bản có nguồn dẫn rõ ràng.

Xin cảm ơn ông!

Có chứng chỉ thì dễ, dạy được môn tích hợp mới khó

Có chứng chỉ thì dễ, dạy được môn tích hợp mới khó

Giáo viên học để có chứng chỉ tích hợp thì dễ nhưng cái khó nằm ở chỗ, liệu người thầy có làm chủ được mọi ...

Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người

Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người

Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ, bản thân anh từng trượt đại học và sau này chỉ học bồi dưỡng, tại chức. Nhưng anh ...

(theo Vietnamnet)

Đọc thêm

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập -  ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập - ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; Hạng 2 Azerbaijan...
Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới xanh và sạch hơn.
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động