Có chứng chỉ thì dễ, dạy được môn tích hợp mới khó

Nguyễn Khanh*
Giáo viên học để có chứng chỉ tích hợp thì dễ nhưng cái khó nằm ở chỗ, liệu người thầy có làm chủ được mọi tình huống sư phạm, có dạy tích hợp được hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Có chứng chỉ thì dễ, dạy được môn tích hợp mới khó'
Nhiều giáo viên lo lắng về câu chuyện dạy tích hợp. (Nguồn: Đại đoàn kết)

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 2 quyết định, đó là Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, khiến cho đội ngũ giáo viên THCS sẽ dạy 2 môn tích hợp băn khoăn, lo lắng.

Bởi, thực tế cho thấy, trong số các giáo viên đơn môn hiện nay cũng còn có một bộ phận thầy cô gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy thì bồi dưỡng thêm 3 tháng, liệu những giáo viên đơn môn có dạy được toàn bộ môn tích hợp có từ 2-3 phân môn ở cấp THCS hay không?

Giáo viên đơn môn được bồi dưỡng để dạy môn tích hợp

Việc bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi thêm kiến thức thì thầy cô nào cũng hiểu được trách nhiệm của mình trước chủ trương đổi mới của ngành giáo dục. Nhưng việc đổi mới phải đặt quyền lợi của học trò lên trên hết và hạn chế tối đa sự sự lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của giáo viên mới là điều cần thiết. Đặc biệt, đổi mới để có thể làm cho chất lượng giáo dục tốt hơn, tiện ích hơn.

Thế nhưng, với chủ trương tích hợp từ 5 môn học thành 2 môn học ở chương trình mới thì dù hy vọng, tin tưởng nhưng có lẽ trong thâm tâm mọi người không tránh khỏi những băn khoăn. Chẳng hạn như hàng chục năm qua, sau mỗi kỳ thi THPT Quốc gia thì bao giờ môn Lịch sử cũng là một trong những môn thi nằm ở cuối bảng về điểm số.

Thống kê lại điểm thi mấy năm gần đây thấy rất rõ về thực trạng này. Đó là kỳ thi năm 2019, Lịch sử có điểm thi thấp nhất trong 9 môn thi, điểm trung bình là 4,30 và có 70% số bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình.

Năm 2020, điểm thi môn Lịch sử chỉ cao hơn môn tiếng Anh, với điểm trung bình là 5,19. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 260.074 (chiếm tỉ lệ 46,95%).

Kỳ thi năm 2021 vừa qua thì Lịch sử đã trở lại vị trí “đội sổ” với điểm trung bình là 4.97 và 52.03% số thí sinh có điểm dưới trung bình. Bao giờ hết nỗi buồn môn Sử vẫn là câu hỏi canh cánh trong lòng của nhiều người trong những năm qua nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Đó là khi môn Lịch sử được dạy độc lập ở cấp THCS, những thầy cô được đào tạo chuyên ngành môn Sử giảng dạy để cung cấp kiến thức nền tảng cho học trò ở lớp dưới mà lên đến THPT thì kết quả còn "bết bát" như vậy.

Bây giờ, chủ trương “tích hợp” môn Lịch sử và môn Địa lý lại thành một môn và với Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT thì sau khóa bồi dưỡng 3 tháng, những giáo viên môn Địa lý sẽ dạy cả phân môn Lịch sử và ngược lại.

Đối với môn Khoa học tự nhiên có lẽ còn khó khăn hơn môn Lịch sử và Địa lý rất nhiều bởi nội dung các phân môn của môn học này có nhiều khái niệm, định luật, công thức, tính toán… đòi hỏi sự chính xác cao hơn.

Đặc biệt, khi lên đến lớp 8, lớp 9 thì có nhiều dạng bài tập khó mà những thầy cô không được đào tạo bài bản thì rất khó để truyền đạt kiến thức đến học trò một cách bài bản, tường tận vấn đề.

Bởi trước đây, 3- 4 năm đại học, cao đẳng học một, hai chuyên ngành, ra dạy một môn học mà nhiều khi được phân công dạy khối mới của môn học đó có giáo viên còn gặp phải khó khăn.

Giờ đây học 3 tháng theo kiểu “chứng chỉ” để dạy thêm 1- 2 phân môn còn lại của môn Khoa học tự nhiên thì quả thật là một điều… phi thường.

Có chứng chỉ không khó, dạy được môn tích hợp mới khó

Ngay sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT thì nhiều thầy cô giáo có phần lo lắng về nội dung trong 2 quyết định này.

Đúng là kiến thức các môn tích hợp ở cấp THCS là kiến thức phổ thông thật và ai cũng đã từng học qua những kiến thức này. Tuy nhiên, học qua và bỏ hàng chục năm, thậm chí đã vài chục năm thì khi nhìn lại nó cũng không dễ để tất cả thầy cô đều có thể làm chủ được toàn bộ kiến thức.

Giáo viên liên tục phải học, phải trau dồi kiến thức để làm phong phú cho bài giảng của mình, nhưng đó là chuyên ngành mình đã được đào tạo. Còn việc để có thêm chuyên ngành thứ 2, thứ 3 nữa là điều không hề dễ dàng.

Nếu giáo viên học để có chứng chỉ như hướng dẫn của Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT thì không khó khăn gì bởi thực tế lâu nay cứ học sẽ có chứng chỉ mà thôi.

Nhưng, cái khó khăn nhất là khi đứng ở vị trí, vai trò người thầy thì giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu và làm chủ được mọi tình huống sư phạm, hoạt động giảng dạy của mình trước học trò.

Dạy cho hết bài, truyền thụ những kiến thức trong sách giáo cho học trò thì không khó, cái khó là biết tạo cho học trò làm chủ kiến thức để vận dụng vào thực tiễn và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em.

Trong khi đó, nếu vẫn bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp như với cách bồi dưỡng các chứng chỉ lâu nay thì giáo viên khó lòng để có thể lĩnh hội được kiến thức của các phân môn mới.

Một khi thầy cô còn "lơ mơ" kiến thức các phân môn mới thì làm sao mà làm chủ được hoạt động giảng dạy trên lớp, làm sao có thể dạy cho học trò những kiến thức chuyên sâu, bài tập nâng cao trong sách giáo khoa?

Lúc này, tất nhiên sự thiệt thòi thuộc về người học và làm khổ người thầy. Người học, không được truyền thụ kiến thức thấu đáo, người dạy được bồi dưỡng theo kiểu gượng gạo, khiên cưỡng cũng dễ gặp khó trong công tác giảng dạy.

Khi mọi kế hoạch của Bộ đã ban hành, tất nhiên giáo viên phải tuân theo nhưng việc xóa bỏ 5 môn học hiện nay để nhập thành 2 môn “tích hợp” ở cấp THCS có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về chất lượng giáo dục và kéo theo đó là sự tốn kém về thời gian, tiền bạc là không hề ít.

Dù hy vọng rất nhiều nhưng những băn khoăn, lo lắng trong một bộ phận giáo viên là điều không tránh khỏi.

*Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn.

Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người

Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người

Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ, bản thân anh từng trượt đại học và sau này chỉ học bồi dưỡng, tại chức. Nhưng anh ...

Dạy tích hợp, ai đứng ra bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên và câu chuyện 'quả bóng' trách nhiệm

Dạy tích hợp, ai đứng ra bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên và câu chuyện 'quả bóng' trách nhiệm

Năm học sắp đến nhưng giáo viên tích hợp vẫn chưa được bồi dưỡng chuyên sâu. Nhà trường sẽ phải bồi dưỡng kiến thức cho ...

Nguyễn Khanh

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025.
Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết.
Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà cựu tổng thống Trump - Ivanka Trump - cho biết từ khi tập trung rèn luyện kháng lực, cơ thể cô đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng.
Công dân sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?

Công dân sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?
Dự báo thời tiết: Đà Nẵng dự báo mưa rất to nhiều ngày, miền Bắc sắp chuyển lạnh

Dự báo thời tiết: Đà Nẵng dự báo mưa rất to nhiều ngày, miền Bắc sắp chuyển lạnh

Bắt đầu từ hôm nay (3/11), Đà Nẵng dự báo mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm. Từ ngày 4/11, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá trời chuyển rét.
Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn.
Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất xơ, protein, nước và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Phiên bản di động