Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người

Nguyệt Anh
Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ, bản thân anh từng trượt đại học và sau này chỉ học bồi dưỡng, tại chức. Nhưng anh được lăn lộn và va chạm với cuộc sống từ khi rời ghế nhà trường, nên có nhiều trải nghiệm hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà báo Ngô Bá Lục: 'Nếu giáo dục cứng nhắc, học sinh sẽ giống như một đàn cừu'
Nhà báo Ngô Bá Lục nêu quan điểm, các nhà hoạch định chính sách giáo dục cần thực tiễn hơn, quyết liệt hơn, dám thay đổi mạnh mẽ hơn thì mới có thể làm thay đổi nền giáo dục.

Câu chuyện áp lực học tập, áp lực thành tích của trẻ được nói đến nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, dù cải tiến giáo dục đã lâu nhưng áp lực trên vai trẻ dường như không hề giảm đi. Có thể lý giải ra sao về điều này, theo anh?

Tôi không phải là một chuyên gia về giáo dục, nên tôi chỉ chia sẻ với góc độ là một phụ huynh. Quan điểm của tôi, cải các giáo dục cần phải thay đổi tư duy mạnh mẽ, chứ không chỉ cải cách một số vấn đề cụ thể, đơn lẻ, đặc biệt là tư duy của lãnh đạo ngành từ cấp Bộ trở xuống.

Thứ hai, căn bệnh thành tích vẫn còn rất nặng nề trong xã hội, nhất là khu vực công. Nếu như các trường tư thục thiên về giáo dục kỹ năng, trải nghiệm thực tế và không coi trọng điểm số thì ngược lại, các trường công vẫn rất coi trọng thứ hạng top nọ top kia. Vì thế, muốn con lọt top thì lại phải học thêm, mà học thêm giờ rất nhiều hình thức, dù bị cấm dạy thêm.

Từ việc coi trọng thành tích lại nảy sinh ra tiêu cực. Việc các phụ huynh tìm cách lấy lòng thầy cô giáo, đặc biệt cấp tiểu học và THCS không phải là hiếm, thậm chí rất nhiều. Việc này dẫn đến không đánh giá đúng thực chất của học sinh. Học sinh ngoài việc áp lực học tập còn áp lực về thành tích, nên cái vòng luẩn quẩn học và học lại tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng.

Áp lực thành tích càng lớn hơn mỗi mùa tuyển sinh, đang đẩy phụ huynh, học sinh và cả giáo viên vào cuộc chiến mãi không có hồi kết?

Sự cạnh tranh bây giờ, không chỉ nằm ở học sinh mà nó còn nằm ở các phụ huynh. Từ cuộc chiến “in top” ở lớp, đến cuộc chiến “in top” các trường top đầu lại càng mạnh mẽ, khiến cho phụ huynh và học sinh luôn căng thẳng, mệt mỏi.

Những cuộc thi đầu vào lớp 1, những cuộc thi chuyển cấp lên lớp 6 hay lên lớp 10 luôn là cuộc chiến vô cùng nóng bỏng, căng thẳng. Phụ huynh như "ngồi trên đống lửa", vô tình lại gây áp lực lớn cho con cái khi chúng phải gánh quá nhiều kiến thức được học từ trường và các lò luyện thi.

Vì thế, mới có trường hợp “mẹ bắt con quỳ gối” khi con không đủ điểm vào trường hay những trường hợp trẻ bị trầm cảm vì chuyện học, thậm chí có trường hợp tự vẫn đáng tiếc – đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những “cuộc chiến” thi cử mỗi mùa tuyển sinh.

Đo lường năng lực và giá trị của một đứa trẻ bằng điểm số, bằng thành tích sẽ để lại những hệ lụy gì?

Như tôi đã nói ở trên, nếu như chúng ta luôn nhồi nhét vào đầu con trẻ tư duy: “Luôn phải là nhất, luôn top đầu” sẽ tạo cho trẻ sự ích kỷ, hiếu thắng, không chấp nhận người khác giỏi hơn mình.

"Bản lĩnh của một đứa trẻ không chỉ được rèn bằng vài buổi học kỹ năng sống trên lớp mà phải được thực hành hàng ngày ở đời sống xã hội. Nếu con chỉ học và thực hành một lần trên lớp cách nấu cơm thì về nhà hoặc đi đâu đó, làm sao con có thể thành thạo và tự tin để nấu một nồi cơm?".

Bên cạnh đó, việc quá coi trọng kiến thức sách vở mà quên đi các kỹ năng sống cần thiết khác, nhiều đứa trẻ sẽ như một con robot chỉ làm theo những việc được cha mẹ lập trình sẵn.

Điều này hạn chế sự sáng tạo, giảm đi khả năng tiếp nhận tri thức xã hội từ các trải nghiệm thực tế, không có điều kiện để các con bồi dưỡng tâm hồn, bồi dưỡng nhân cách bởi không có thời gian để tiếp xúc và sống thực tế ngoài xã hội. Nhiều đứa trẻ trở nên vô cảm, máy móc và xa rời thực tế chính từ cách giáo dục và định hướng của gia đình và nhà trường.

Cần thay đổi tư duy trong quản lý giáo dục ra sao, theo anh?

Nếu như giáo dục cứng nhắc thì học sinh sẽ giống như một “đàn cừu”, hay nói khác đi, sẽ là những chú robot được hoạt động theo sự lập trình của người lớn.

Học sinh sẽ bị hạn chế sáng tạo, tư duy theo lối mòn, làm theo mẫu và từ đó không phát huy được cá tính riêng hoặc giết chết các ý tưởng táo bạo trong học tập cũng như cuộc sống sau này.

Việc thay đổi tư duy là điều cần thiết và cần phải đồng bộ cũng như thay đổi một cách mạnh mẽ. Các nhà hoạch định chính sách giáo dục cần thực tiễn hơn, quyết liệt hơn, dám thay đổi mạnh mẽ hơn thì mới có thể làm thay đổi nền giáo dục.

Nên xác định lại tính chất của từng cấp học, hạn chế “đẻ” ra nhiều loại sách vở không cần thiết và chưa phù hợp với từng độ tuổi. Đánh giá đúng bản chất hoc sinh từng cấp học để đưa ra khung kiến thức hợp lý. Chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện và đề cao sự sáng tạo cá nhân theo từng cấp học.

Cùng với đó, nên tiết kiệm ngân sách trong việc in sách giáo khoa hàng năm, giảm tải lượng kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với từng cấp học để học sinh có thời gian vui chơi, rèn luyện thể chất và gần gũi với thiên nhiên, môi trường.

Thực tế, không ít đứa trẻ bị nhồi nhét kiến thức, trải qua các lớp học kỹ năng sống nhưng vẫn thiếu tự tin. Có phải người lớn đã sai trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục không phù hợp với con mình?

Các cụ xưa đã nói: “Trăm hay không bằng tay quen”. Bản lĩnh của một đứa trẻ không chỉ được rèn bằng vài buổi học kỹ năng sống trên lớp mà nó phải được thực hành hàng ngày ở đời sống xã hội.

Nếu con chỉ học và thực hành một lần trên lớp cách nấu cơm thì về nhà hoặc đi đâu đó, làm sao con có thể thành thạo và tự tin để nấu một nồi cơm?

"Mục đích của việc học là có cái nghề để đi làm kiếm tiền và thoả mãn sự đam mê bản thân. Vậy thì chúng ta lấy từ mục đích đó quay ngược trở lại, sẽ thấy rằng cần đầu tư cho con mình cái gì, ở thời điểm nào và đầu tư ra sao? Đừng quá coi trọng việc học lý thuyết vì mục đích giống nhau nhưng con đường để đến cái đích đó có rất nhiều cách đi, rất nhiều con đường khác nhau".

Gia đình tôi không cho các con học các lớp kỹ năng trên lớp, không phải là không tôn trọng các thầy cô, mà thực tế chúng tôi dạy các cháu từ bé, dạy đi dạy lại các kỹ năng sống cần thiết và phù hợp.

Từ việc sử dụng các vật dụng trong nhà, đến các tình huống điện giật, cháy nổ, dạy các con biết bơi, biết leo trèo, cảm nhận và làm quen với độ cao, độ sâu, cách sang đường...

Cho nên, khi đến lớp, chỉ cần các con chú ý học môn Giáo dục công dân. Khi các con đã quen thuộc và thành thạo, lúc đó các con sẽ có bản lĩnh và tự tin với mọi việc.

Nhiều người đang đánh mất đi mục tiêu học tập của mình, đang học theo đánh giá của xã hội cũng như chạy theo điểm số. Để không còn những tiếng thở dài sau mỗi mùa thi, theo anh cần những giải pháp nào?

Tôi nghĩ quan trọng nhất đối với mỗi đứa trẻ vẫn là cha mẹ. Nếu như cha mẹ biết cách định hướng tốt, biết nhìn nhận và khai thác mọi mặt của con mình để biết chúng mạnh, yếu ở điểm nào, cái gì cần bổ khuyết, cái gì cần nâng cao…

Bên cạnh đó, cha mẹ cần trở thành bạn của con để lắng nghe tâm tư, suy nghĩ cũng như quan điểm của chúng. Đừng bao giờ áp đặt, hãy cùng trao đổi với con để đưa ra phương án hợp lý và tối ưu nhất.

Mục đích của việc học hành là ra trường có cái nghề để đi làm kiếm tiền và thoả mãn sự đam mê bản thân. Vậy thì chúng ta lấy từ mục đích đó quay ngược trở lại, sẽ thấy rằng cần đầu tư cho con mình cái gì, ở thời điểm nào và đầu tư ra sao? Đừng quá coi trọng việc học hành lý thuyết vì mục đích của chúng ta là giống nhau nhưng con đường để đến cái đích đó có rất nhiều cách đi, rất nhiều con đường khác nhau.

Bản thân tôi từng trượt đại học và sau này chỉ có học bồi dưỡng, tại chức thôi. Nhưng tôi được lăn lộn và va chạm với cuộc sống từ khi rời ghế nhà trường, vì thế tôi có nhiều trải nghiệm hơn, cuối cùng thì vẫn “thành người” đó thôi.

Bài học từ cá nhân tôi, tất nhiên không thể áp đặt cho ai cả, nhưng cũng sẽ là một gợi ý không tồi cho các bạn trẻ khi đứng trước sự lựa chọn con đường tương lai của mình. Đó là, đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công và tri thức không phải chỉ có ở trên bục giảng.

Một khi đã xác định được con đường đi thật sớm, biết rõ mình cần gì, có gì và phải làm gì, cả phụ huynh và học sinh sẽ bớt đi những tiếng thở dài trong mỗi mùa tuyển sinh.

Xin cảm ơn anh!

Dạy tích hợp, ai đứng ra bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên và câu chuyện 'quả bóng' trách nhiệm

Dạy tích hợp, ai đứng ra bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên và câu chuyện 'quả bóng' trách nhiệm

Năm học sắp đến nhưng giáo viên tích hợp vẫn chưa được bồi dưỡng chuyên sâu. Nhà trường sẽ phải bồi dưỡng kiến thức cho ...

TS. Hoàng Ngọc Vinh:  Rất khó để tăng 'năng suất', chất lượng giáo dục nếu đầu tư quá thấp

TS. Hoàng Ngọc Vinh: Rất khó để tăng 'năng suất', chất lượng giáo dục nếu đầu tư quá thấp

Mọi giải pháp với giáo dục là làm sao lấy lại lòng tin trong dân chúng, khi đó người dân sẵn sàng chi trả cho ...

Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động