Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, chuyện cũ nhớ lại

TS. Vũ Đăng Minh
Cách đây 5 năm, Bộ Quốc phòng công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019. Sự kiện này gợi nhớ những kỷ niệm về quá trình xây dựng, công bố một tài liệu quan trọng về chính sách quốc phòng Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, chuyện cũ nhớ lại
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 góp phần tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế; là tài liệu quan trọng để nâng cao sự hiểu biết về quốc phòng của đất nước cho công dân Việt Nam. (Ảnh: Đỗ Thoa)

Đúng thời điểm, đủ, rõ, minh bạch

10 năm sau Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2009 (lần thứ ba), tình hình quốc tế, trong nước, bối cảnh chiến lược có nhiều thay đổi, phát triển. Sau Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2013), năm 2018, Đảng ban hành đồng bộ các nghị quyết về Chiến lược Quốc phòng, Quân sự, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và bảo vệ biên giới quốc gia.

Bối cảnh mới đòi hỏi, điều kiện chín muồi thúc đẩy Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo biên soạn Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019. Công bố Sách trắng vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân (1944-2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (1989-2019), càng thêm ý nghĩa.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam khẳng định quan điểm cơ bản về đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có liên quan; về đối tượng, đối tác; về chính sách quốc phòng, trong đó có xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đồng bộ với tài liệu là sách ảnh Quốc phòng Việt Nam 2019, minh họa sinh động những nội dung cơ bản, làm tăng tính hấp dẫn.

Sách trắng cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng về quốc phòng Việt Nam, đáp ứng điều các nước cần tìm hiểu. Đồng thời, thể hiện chủ trương minh bạch hóa về chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhằm tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các nước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế về quốc phòng.

Vượt qua biến cố lịch sử, thách thức đương đại, Việt Nam thiết lập và duy trí quan hệ cân bằng với các nước lớn; có vai trò, uy tín ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới. Vì vậy, sự kiện công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thu hút sự quan tâm rộng rãi, sâu sắc của cộng đồng quốc tế, nhất là các quan chức, chuyên gia quốc phòng, đối ngoại.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam còn là tài liệu quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và toàn dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nhân loại. Điều đó làm nổi bật hơn ý nghĩa, tính nhân dân của chính sách quốc phòng Việt Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang: Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất
Việc xuất bản Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“4 không” và “1 tùy”

Sách trắng khẳng định, chính sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ, tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và phương châm của Chiến lược quốc phòng tối ưu là bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc mà không cần phải tiến hành chiến tranh.

Nổi bật trong chính sách quốc phòng Việt Nam là quan điểm “4 không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Các quan điểm đó cụ thể hóa đường lối độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng; là cơ sở để thực hiện phương châm không chọn phe, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi.

Trong thảo luận, cũng có ý kiến băn khoăn, liên minh, liên kết, hợp tác là xu thế của thế giới, thì “4 không” của ta có “tự trói tay mình không” hay có thụ động không?

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam nêu rõ, xây dựng, chuẩn bị đất nước vững mạnh về mọi mặt; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đối ngoại, hợp tác quốc phòng; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; chủ động ứng phó với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược; sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ khi chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc bị xâm phạm…

Điều ta nhấn mạnh là Việt Nam hợp tác quốc phòng vì lợi ích chính đáng của quốc gia - dân tộc và lợi ích chung; phù hợp với luật pháp quốc tế; đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực, thế giới. Như vậy, sự “lo xa” đó hoàn toàn không có cơ sở.

Tuy nhiên, để tránh cảm giác trên, Ban biên soạn bổ sung vào cuối khổ “4 không” (tr.25) đoạn: “Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước…”; “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thế, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp…”.

Vì vậy, có người đã khái quát là chính sách quốc phòng “4 không và 1 tùy”.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, chuyện cũ nhớ lại
Lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tổ chức tại Hà Nội, ngày 25/11/2019. (Nguồn: Báo QĐND)

Răn đe bằng cách nào?

Tại lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, nhiều câu hỏi của phóng viên, học giả trong nước và quốc tế được trả lời một cách rõ ràng. Tài liệu còn được giới thiệu, phân tích trên báo, tạp chí, kênh truyền hình. Theo đề nghị của Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam, đại diện Bộ Quốc phòng đã có buổi trao đổi về Sách trắng Quốc phòng.

Một Tùy viên Quân sự nêu câu hỏi: Các ngài nói Việt Nam chủ trương củng cố, phát triển sức mạnh quốc phòng, trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt, “đủ khả năng răn đe và đánh thắng mọi hành động xâm lược và chiến tranh” (Kết luận Sách Trắng Quốc phòng tr. 106). Vậy Việt Nam đã và sẽ có những loại vũ khí gì để có thể “răn đe”?

Theo quan niệm của phương Tây và các nước lớn, nói đến răn đe là nói đến sức mạnh quân sự vượt trội, với những loại vũ khí chiến lược như tên lửa xuyên lục địa (tầm bắn trên 5.500 km), máy bay ném bom chiến lược, vũ khí hủy diệt lớn, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

Cố Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, chủ trì buổi trao đổi hôm đó đã giải đáp. Ông nói, Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định cấm phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng tôi nghiên cứu chế tạo, mua sắm một số loại vũ khí tiên tiến phù hợp với chính sách quốc phòng mang tính hòa bình, tự vệ, chiến lược phòng thủ quốc gia.

Việt Nam bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại, vững chắc, đồng bộ cả tiềm lực, lực lượng và thế trận; ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, buộc thế lực thù địch phải cân nhắc, sẽ bị tổn thất lớn nếu gây chiến. Đó chính là sự răn đe của Việt Nam.

Lời giải đáp khái quát mà rõ ràng của ông nhận được sự đồng tình của những người tham dự buổi trao đổi. Sau đó, ông nói với bộ phận biên soạn, cần chú ý các khái niệm khoa học, diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, tránh dẫn đến bị hiểu sai, nhất là với nước ngoài.

***

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 góp phần quan trọng giới thiệu rộng rãi chính sách quốc phòng Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, phát triển quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, vì độc lập dân tộc, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của thế giới, khu vực.

Sau 5 năm, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi. Đại hội XIV của Đảng sẽ mở đường đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bối cảnh chiến lược mới, chính sách quốc phòng Việt Nam giai đoạn mới vừa kế thừa vừa bổ sung, phát triển. Những vấn đề đó sẽ được thể hiện trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam vào thời điểm phù hợp.


Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Khẳng định dấu ấn đối ngoại quốc phòng, bắt tay với nhiều 'ông lớn'

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Khẳng định dấu ấn đối ngoại quốc phòng, bắt tay với nhiều 'ông lớn'

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm của Triển lãm năm 2022, tiếp ...

Đại sứ Vũ Trung Mỹ nói chuyện về chính sách đối ngoại và quốc phòng Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ Vũ Trung Mỹ nói chuyện về chính sách đối ngoại và quốc phòng Việt Nam tại Venezuela

Ngày 17/10, tại thủ đô Caracas, Đại sứ Vũ Trung Mỹ đã nói chuyện về chính sách quốc phòng của Việt Nam và về quan ...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 19-22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà ...

Việt Nam trong danh sách những 'con rồng nhỏ đang chuẩn bị cất cánh'

Việt Nam trong danh sách những 'con rồng nhỏ đang chuẩn bị cất cánh'

Ngày 21/2, trang tiếng Anh của tờ South China Morning Post đăng tải bài của Janet Pau, Giám đốc điều hành của Hội đồng doanh ...

Sách trắng Quốc phòng 2024 của Thái Lan có gì?

Sách trắng Quốc phòng 2024 của Thái Lan có gì?

Ngày 28/7, quân đội Thái Lan đã công bố Sách trắng về Quốc phòng cho năm 2024, trong đó có các kế hoạch nhằm giải ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 11/1/2025, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 11/1/2025, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 11/1. Lịch âm 11/1/2025? Âm lịch hôm nay 11/1. Lịch vạn niên 11/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/1/2025: Tuổi Tuất thu chi cẩn thận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/1/2025: Tuổi Tuất thu chi cẩn thận

Xem tử vi 11/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 11/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Ông Maduro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ 6 năm lần thứ ba, tuyên bố đóng cửa biên giới đảm bảo an ninh

Ông Maduro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ 6 năm lần thứ ba, tuyên bố đóng cửa biên giới đảm bảo an ninh

Ông Maduro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ 6 năm lần thứ ba, tuyên bố đóng cửa biên giới đảm bảo an ninh.
Mỹ ra đòn mạnh chưa từng có vào năng lượng Nga, Ukraine vui mừng nhận khoản tiền đầu tiên từ tài sản của Moscow

Mỹ ra đòn mạnh chưa từng có vào năng lượng Nga, Ukraine vui mừng nhận khoản tiền đầu tiên từ tài sản của Moscow

Mỹ ra đòn mạnh chưa từng có đối với lĩnh vực năng lượng Nga, Ukraine vui mừng nhận khoản tiền đầu tiên từ tài sản của Moscow bị phong tỏa.
Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động