TIN LIÊN QUAN | |
Vinh danh 9 doanh nghiệp, sáng kiến tạo tác động xã hội năm 2020 | |
Hơn 200.000 USD đầu tư cho các sáng kiến xã hội tại Việt Nam |
Các doanh nghiệp nhận ra rằng xây dựng doanh nghiệp dựa trên nguồn lực xã hội sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. (Nguồn: Getty Images) |
Mặc dù vẫn là khái niệm mới mẻ, xu hướng này đang ngày càng lan rộng. Không chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mới hình thành, xu hướng này còn len lỏi vào các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Báo cáo năm 2018 của Công ty Kiểm toán Deloitte về Xu hướng nguồn nhân lực toàn cầu được thực hiện qua 11.000 doanh nghiệp và các lãnh đạo về nguồn nhân lực, kết hợp phỏng vấn sâu với các lãnh đạo của các tổ chức hàng đầu đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp xã hội đang là xu hướng mà các doanh nghiệp/tổ chức hướng tới - chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh doanh sang doanh nghiệp xã hội.
Không phải ngẫu nhiên điều này trở thành một xu hướng bởi lẽ, các doanh nghiệp nhận ra rằng xây dựng doanh nghiệp dựa trên nguồn lực xã hội sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 65% CEO tham gia khảo sát cho rằng tăng trưởng mang lại lợi ích cho các bên liên quan mới là xu hướng chiến lược của các doanh nghiệp thay vì tập trung vào gia tăng giá trị cho cổ đông.
Một thống kê khác của Anh cũng chỉ ra, không còn là xu hướng, doanh nghiệp xã hội đang thuyết phục được các nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh song song với tác động xã hội không nhỏ của mình. Tính riêng tại Anh, hiện có hơn 470.000 doanh nghiệp xã hội, đang giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1,44 triệu người. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này là giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã và những vấn đề quan trọng của đời sống xã hội.
Thống kê của Hội đồng Anh cũng cho thấy, doanh nghiệp xã hội đang đóng góp khoảng 10% GDP của Pháp, 15% GDP của Italy và 15.9% GDP ở Hà Lan và Bỉ.
Theo Social TrendSpotter, Đổi mới sáng tạo xã hội (Social Innovation) bắt nguồn từ ý tưởng: những ý tưởng có thể là sản phẩm, dịch vụ hoặc phương pháp làm mới để tạo ra những thay đổi, thay thế cho những giải pháp đã có với những giá trị cho xã hội.
Trao đổi tại Hội thảo về đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững ngày 18/8 tại Hà Nội, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, hiện nay rất nhiều vấn đề xã hội lớn cần được giải quyết thông qua các sáng tạo, giải pháp công nghệ, mô hình kinh tế mới. Điều này tạo ra sự tác động rất lớn với thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ của các quỹ đầu tư trong tương lai.
Từ năm 2015 đến nay, rất nhiều chính sách, cơ chế mới ra đời nhằm khuyến khích phát triển khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam như Luật chuyển giao công nghệ (2017); Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017); Đề án 844 Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Chương trình 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hay Đề án 939 hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ…
Theo ông Quất, những cơ chế, chính sách trên đã mở đường cho một thế hệ mới về khởi nghiệp công nghệ nói riêng và khởi nghiệp sáng tạo nói chung với sự ra đời của 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, thu hút nguồn vốn đầu tư khá lớn: năm 2015 thu hút 260 triệu USD, 2018 lên tới 890 triệu USD, 2019 tuy có giảm còn 851 triệu USD nhưng vẫn giữ ở mức khá cao trong khu vực Đông Nam Á.
Trong nửa đầu 2020, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng ông Phạm Hồng Quất cho biết, số vốn đầu tư rót vào lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo không bị sụt giảm vì nhu cầu về mô hình kinh tế mới khắc phục dịch bệnh sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ.
“Đây là những kênh đầu tư mới không cần xây nhà máy, nhà xưởng, không dựa vào sắp xếp lao động giá rẻ mà tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Các nước triển khai mô hình kinh tế này cũng thấy rõ hiệu quả trong việc tận dụng được nguồn tài nguyên trong thời đại kinh tế số”, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, PGS TS Trương Thị Nam Thắng - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện khu vực doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp tạo tác động xã hội - một hình thái của sáng tạo xã hội ở Việt Nam còn yếu và thiếu để có thể tăng trưởng lên và nhận đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư tác động hoặc phát triển chuỗi kinh doanh. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính và các cơ chế giám sát doanh nghiệp thực thi nhiệm vụ xã hội.
“Hiện cộng đồng doanh nghiệp xã hội mong muốn có một hiệp hội để họ có tiếng nói mạnh mẽ hơn, đồng thời, phải có tiêu chí rõ ràng hơn về doanh nghiệp xã hội để doanh nghiệp minh bạch hoạt động kinh doanh và các cơ quan nhà nước có cơ chế hỗ trợ, giám sát tốt hơn hoạt động của họ”, bà Thắng đề xuất.
| Chuyên gia Anh chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp xã hội TS. Belinda - chuyên gia tư vấn đồng thời là một học giả người Anh giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội ... |
| Australia hỗ trợ doanh nghiệp xã hội Việt nâng cao hiệu quả Các sinh viên đến từ Đại học Sydney (Australia) đã có 2 tuần làm việc với 4 doanh nghiệp xã hội ở Hà Nội nhằm ... |
| Chuyện về người phụ nữ nghe bằng mắt và tim Dù đã tìm hiểu trước nhưng khi tiếp xúc với chị Dương Phương Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính ... |