Serbia trước ngã ba đường

Serbia đang chuẩn bị tổ chức vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 3/2 tới. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi bản hiến pháp mới của Serbia được thông qua hồi năm ngoái, trong đó khẳng định tỉnh Kosovo là vùng lãnh thổ không thể tách rời của nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc quyết đấu sắp tới sẽ diễn ra giữa hai nhà lãnh đạo có quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề ly khai của Kosovo là cựu Chủ tịch Quốc hội Tomislav Nikolic, một người theo chủ nghĩa dân tộc và đương kim Tổng thống Boris Tadic, một người thân phương Tây. Theo giới phân tích, kết quả cuộc bầu cử sẽ xác định rõ thái độ của người dân Serbia đối với kế hoạch tuyên bố độc lập của tỉnh Kosovo cũng như việc gia nhập EU của Serbia.

Kosovo - Trọng tâm của cuộc bầu cử

Với dân số khoảng 2 triệu người, trong đó người gốc Albania chiếm tới gần 90% dân số, Kosovo là một tỉnh thuộc Serbia. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc chiến tranh giữa những người ly khai Albania và quân đội Serbia kết thúc vào năm 1999, Kosovo được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc và NATO.

Được sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước phương Tây, gần đây, cộng đồng người Albania ở Kosovo đã liên tục lên tiếng đòi tách Kosovo ra khỏi Serbia để trở thành quốc gia độc lập. Tuy nhiên, Serbia đã cực lực phản đối kế hoạch này. Thậm chí, Chính phủ Serbia còn thông qua một "kế hoạch mật" để thực thi "trong trường hợp" tỉnh Kosovo "đơn phương tuyên bố độc lập". Theo đó, Serbia có thể sẽ cắt nguồn cung cấp điện cho Kosovo, áp dụng lệnh cấm vận thương mại, từ chối công nhận hộ chiếu Kosovo, buộc khách du lịch phải đi đường vòng để tới Tây Âu và rút Đại sứ tại các nước công nhận Kosovo.

Một tháng trước cuộc bầu cử, các cuộc đàm phán giữa Belgrade và Pristina về quy chế cuối cùng cho Kosovo đã thất bại. Ông Hashim Thaci, Thủ tướng mới đắc cử của Kosovo, tuyên bố đàm phán sẽ không mang lại kết quả gì và độc lập là giải pháp duy nhất cho Kosovo. Nhiều thông tin cho rằng chính quyền Kosovo có thể sẽ đơn phương tuyên bố độc lập ngay sau khi cuộc bầu cử.

Do là vấn đề nhạy cảm, lại xảy ra trước thời điểm bầu cử nên sự ly khai của Kosovo trở thành vấn đề trọng tâm trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống ở Serbia. Trong quá trình tranh cử, chỉ một ứng cử viên tuyên bố sẵn sàng từ bỏ chủ quyền đối với Kosovo để gia nhập EU là ông Cedomir Jovanovic của Đảng Tự do Dân chủ. Tuy nhiên, ông Jovanovic đã thất bại tại vòng một do chỉ giành được 5,35% trong tổng số phiếu, đứng thứ 5 trong số 9 ứng cử viên. Điều này cho thấy đa số người dân Serbia không ủng hộ việc từ bỏ chủ quyền của Serbia đối với tỉnh Kosovo. Cả hai ứng cử viên lọt vào vòng 2 là ông Tadic, Chủ tịch Đảng Dân chủ Serbia và ông Nikolic, Phó Chủ tịch Đảng Cấp tiến Serbia, đều phản đối việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập.

Mặc dù vậy, quan điểm của họ đối với vấn đề này cũng có điểm khác biệt. Ông Nikolic, một người có xu hướng thân Nga, tuyên bố sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với bất cứ nước nào công nhận độc lập của Kosovo và đe dọa sẽ chấm dứt nỗ lực của Serbia gia nhập EU nếu như các nước EU công nhận độc lập của tỉnh này. Trong khi đó, ông Tadic, thân phương Tây, có thái độ ôn hòa hơn khi chủ trương ưu tiên hơn cho mục tiêu đưa Serbia gia nhập EU và cần sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Serbia đối với Kosovo.

Gắn với phương Tây hay Nga?

Nhiều nhà quan sát cho rằng ông Nikolic dường như đang có ưu thế hơn đương kim Tổng thống Tadic. Nguyên nhân một mặt là do chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nước này, trong đó người dân Serbia tỏ ra kiên quyết trong việc duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác, ảnh hưởng của Nga đang tăng cao ở Serbia và Mátxcơva luôn ủng hộ quan điểm của Belgrade duy trì chủ quyền của Serbia đối với Kosovo.

Quan điểm của ông Nikolic có nhiều điểm tương đồng với Thủ tướng Vojislav Kostunica - người được coi có vai trò quyết định đối với kết quả vòng 2. Ông Kostunica là đối tác của ông Tadic trong chính phủ liên minh, nhưng lại phản đối mạnh mẽ quan điểm của EU về vấn đề Kosovo. Ông Kostunica đã từng cáo buộc Mỹ cản trở những nỗ lực tìm kiếm sự thỏa hiệp trong đàm phán với các nhà lãnh đạo tỉnh Kosovo khi công khai tuyên bố ủng hộ Kosovo tuyên bố độc lập, đồng thời khẳng định Serbia sẽ chỉ tham gia bất cứ quá trình hội nhập nào với tư cách quốc gia toàn vẹn lãnh thổ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Kostunica cũng có quan hệ kinh tế và chính trị gần gũi hơn với Mátxcơva.

Trong vòng 1, ông Kostunica ủng hộ ứng cử viên về vị trí thứ ba là ông Velimir Ilic. Tuy nhiên, do sự tương đồng trong quan điểm với ông Nikolic, theo các nhà quan sát, Thủ tướng Kostunica có thể quay sang ủng hộ vị cựu Chủ tịch Quốc hội này và điều này sẽ là lợi thế hơn cho ông Nikolic.

Theo một số nhà quan sát, cho dù Thủ tướng Kostunica có ủng hộ ông Nikolic chăng nữa thì vị Phó Chủ tịch Đảng Cấp tiến Serbia này cũng không thể dễ dàng giành thắng lợi trước Tổng thống sắp mãn nhiệm Tadic. Hiện nay, không ít người Serbia lo ngại việc ông Nikolic chiến thắng sẽ khiến cho Serbia cô lập với thế giới bởi vị chủ tịch của Đảng Cấp tiến Serbia - người đồng nghiệp của ông Nikolic - đang phải đứng trước tòa để bào chữa cho những cáo buộc về tội ác chiến tranh.

Trong khi đó, việc gia nhập EU sẽ mang lại cho Serbia những lợi ích không nhỏ. Thị trường rộng lớn của EU sẽ mở cửa cho lao động và hàng hoá từ Serbia. Thế nhưng, liệu chừng đó có đủ để người Serbia chấp nhận từ bỏ chủ quyền đối với Kosovo để gia nhập EU hay không? Câu hỏi này chỉ được trả lời sau cuộc đấu tay đôi là cuộc bỏ phiếu vòng 2 sắp tới.

Thanh Tùng

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) bầu ra Ban lãnh đạo mới cho năm 2025, đứng đầu là ông Alexander Ziehe từ Viessmann Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Cộng hòa Dân chủ Congo.
Điện chia buồn về vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu trượt tuyết Kartalkaya, Thổ Nhĩ Kỳ

Điện chia buồn về vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu trượt tuyết Kartalkaya, Thổ Nhĩ Kỳ

Được tin vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu trượt tuyết Kartalkaya khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chia buồn...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia vui mừng nhận thấy, quan hệ hai nước thời gian qua tiếp tục được củng cố, tăng ...
NSƯT Như Huỳnh trụ vững danh hiệu Cá nhân đạt thành tích cao năm 2024

NSƯT Như Huỳnh trụ vững danh hiệu Cá nhân đạt thành tích cao năm 2024

NSƯT Như Huỳnh không ngừng bổ sung kiến thức chuyên môn để hoàn thiện bản thân và gặt hái những thành công mới…
Giá tiêu hôm nay 23/1/2025: Bất ngờ khởi sắc, mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào tốc độ mua của thị trường chính Mỹ và Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 23/1/2025: Bất ngờ khởi sắc, mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào tốc độ mua của thị trường chính Mỹ và Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 23/1/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg.
Tin thế giới 22/1: Nga mạnh tay với một nước Đông Bắc Á, Tổng thống Trump bắt đầu hành động về Ukraine, ba nước Sahel tung quân đội chung

Tin thế giới 22/1: Nga mạnh tay với một nước Đông Bắc Á, Tổng thống Trump bắt đầu hành động về Ukraine, ba nước Sahel tung quân đội chung

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc do Tổng thống Trump đề cử lên án tình trạng bài Do Thái

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc do Tổng thống Trump đề cử lên án tình trạng bài Do Thái

Bà Elize Stefanik, nữ dân biểu được Tổng thống Donald Trump chọn làm đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc, đã lên án "tình trạng bài Do Thái".
Colombia đương đầu một trong những sự kiện bạo lực 'tồi tệ nhất' lịch sử

Colombia đương đầu một trong những sự kiện bạo lực 'tồi tệ nhất' lịch sử

Tổng thống Colombia bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực vũ trang đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Catatumbo, Đông Bắc nước này.
Greenland tuyên bố muốn tự quyết vận mệnh, không có ý định thành lập quân đội riêng và càng không phải để bán cho Mỹ

Greenland tuyên bố muốn tự quyết vận mệnh, không có ý định thành lập quân đội riêng và càng không phải để bán cho Mỹ

Lãnh đạo Greenland tuyên bố: "Chúng tôi là người Greenland. Chúng tôi không muốn thành người Mỹ. Chúng tôi cũng không muốn thành người Đan Mạch".
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn 'có ý' với kênh đào Panama, Nga nhắc nhở

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn 'có ý' với kênh đào Panama, Nga nhắc nhở

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tỏ ý định giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama từ quốc gia cùng tên với tuyến đường thủy quan trọng này.
Indonesia tiếp tục chạy đua cứu hộ lở đất

Indonesia tiếp tục chạy đua cứu hộ lở đất

Nhân viên cứu hộ đang nhanh chóng tìm kiếm những người sống sót sau vụ lở đất do mưa lớn ở Indonesia, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và 9 người mất tích.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Ngày 18/1, truyền thông Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua sự tham gia tích cực Hội nghị WEF Davos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới cùng với những lời hứa về các sắc lệnh hành pháp.
Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngày 16/1, truyền thông Ba Lan nêu bật những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Phiên bản di động